Theo ghi nhận của PV VietNamNet, con hẻm chỉ vừa đủ để một chiếc xe máy đi qua. Trường hợp gặp người đi bộ, hoặc xe đạp, xe máy đối đầu, một trong hai phải lùi nhường đường vì không còn cách nào lách.
Hai bên hẻm là vách nhà dân cùng những đường ống thoát nước, dây điện chằng chịt. Phía trên là ban công của một hộ dân chiếm hết không gian, khiến con hẻm ngày cũng như đêm, chỉ một màu đen bao trùm.
Ở con hẻm này, người dân không chỉ gặp khó khăn trong sinh hoạt, đi lại mà còn đối diện với nhiều bất tiện khác như khi sửa chữa, xây nhà mới, mua sắm đồ dùng.
Ông Quách Văn Út (61 tuổi) cho biết, những lần sửa nhà, vật liệu đều để ở đầu hẻm. Cát, gạch có thể dùng xe rùa san chở, nhưng khung sắt thép phải cắt thành nhiều đoạn mới mang vào được bên trong, tốn thời gian và chi phí.
“Con hẻm này trước có nhiều lối để đi ra, trong đó có lối đi trên tuyến mương thoát nước rộng hơn 1m, nay đã bị người dân đặt vật cản, bịt kín. Đường vào hẻm nhỏ đã đành, đến các ngã rẽ cũng bị chiếm dụng, không khí trong khu dân cư thêm ngột ngạt, nguy cơ cháy nổ dễ xảy ra nếu chẳng may bếp núc, điện sinh hoạt gặp sự cố. Nếu không may xảy ra cháy, công tác ứng cứu, chữa cháy lại càng khó khăn bội phần”, ông Út trăn trở.
“Hẻm bến đò giữa” cũng ghi nhận những trường hợp hết sức trớ trêu. Đó là hoàn cảnh gia đình chị H. (47 tuổi). Khoảng 3-4 năm về trước, gia đình chị lần lượt có 2 người thân qua đời.
Theo chị H., hẻm quá nhỏ, không thể khiêng quan tài đi theo hai hàng như thông thường. Hết cách đành phải một người khiêng phía trước, một người phía sau và thêm một người vào giữa “cõng” quan tài.
Một nhân viên điện máy chia sẻ, khách hàng đặt mua tủ lạnh nhưng vì quá cỡ, không thể đi qua hẻm nên đổi loại nhỏ hơn. Tới đầu hẻm, nam nhân viên này vẫn phải tháo bỏ thùng carton mới có thể vận chuyển vào trong.
Một số người dân tại đây cho biết, con hẻm vốn thông thoáng nhưng bị nhiều hộ lấn chiếm. Bà con đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền địa phương.
Giữa tháng 5/2023, ông Nguyễn Thái Bảo, Phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều đã giao UBND phường Cái Khế thông báo cho các hộ dân tự rà soát, kiểm tra đối với phần diện tích lấn chiếm hẻm, không gian hẻm… tự nguyện tháo dỡ, trả lại hiện trạng. Sau thời gian thông báo sẽ tiến hành đo đạc, kiểm tra, xử phạt theo quy định.
Ông Dương Văn Long, Phó chủ tịch UBND phường Cái Khế thông tin, hiện trạng “hẻm bến đò giữa” đã có từ lâu, không xảy ra tình trạng lấn chiếm hai bên, hai hộ giáp ranh hẻm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
“Trường hợp hộ dân có ban công lấn hẻm, hồ sơ mua bán và bản vẽ căn nhà đã xây dựng ban công từ trước nên giữ lại theo hiện trạng. Khi người dân xây dựng mới sẽ yêu cầu tháo dỡ phần ban công trên”, ông Long chia sẻ.
Trả lời câu hỏi vì sao chưa xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm lối đi trên tuyến mương thoát nước, ông Long cho hay đã vận động tháo dỡ nhưng người dân chưa chấp hành.
Theo ông, ngay khi có kết luận của lãnh đạo quận, phường đã rà soát, thu thập GCNQSDĐ của các hộ dân, gửi Phòng TN&MT, Quản lý đô thị quận nhưng chưa nhận được phản hồi.
“Để giải quyết kiến nghị của người dân, phường xem xét đề xuất phương án mở rộng hẻm, điều này đồng nghĩa với việc bồi thường giải phóng mặt bằng, vượt quá thẩm quyền của địa phương. Trước mắt, chúng tôi sẽ báo cáo UBND quận để có chỉ đạo kịp thời", ông Long thông tin.
5/5 thôn của xã đều có người đi lao động ở nước ngoài. Nhiều gia đình có 2-4 người đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường lao động chủ yếu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước châu Âu,…
Gia đình bà Hoàng Thị Minh (51 tuổi, thôn Dũng) có 3 người con đi lao động ở Nhật Bản. Năm 2015, con trai đầu của bà là Lê Văn Sơn (31 tuổi), sang Nhật Bản làm thợ cơ khí, với mức thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.
Sau thời gian lao động ở xứ người, anh Sơn dành dụm được một số tiền lớn giúp gia đình xây dựng căn nhà 2 tầng khang trang. Năm 2020, anh tiếp tục lo chi phí cho em trai là Lê Văn Sỹ (28 tuổi) sang Nhật Bản làm việc.
Là kỹ sư vận hành máy, anh Sỹ không chỉ được công ty lo nơi ăn, chốn ở mà còn được trả mức lương gần 40 triệu đồng/tháng. Mới đây, anh Sỹ đã bảo lãnh đưa vợ con sang ở cùng.
"Thấy các con có cuộc sống tốt, thu nhập cao ở Nhật Bản tôi rất vui. Hy vọng công việc của các con thuận lợi, có kinh tế tốt để tương lai sau này bớt khổ, đủ điều kiện phụng dưỡng bố mẹ", bà Minh chia sẻ.
Ông Hoàng Công Tùng, Trưởng thôn Ngọc Trà 1, cho biết khoảng 20 năm trở lại đây, đi lao động ở nước ngoài trở thành nghề chủ lực của địa phương.
Hiện thôn có hơn 100 lao động làm việc ở nước ngoài. Có tiền, nhiều hộ dân trong thôn xây nhà to, cửa rộng, sắm ô tô. Từ một vùng quê phổ biến là xe máy nhưng vài năm trở lại đây, không quá khó để bắt gặp những chiếc xe hơi đậu lề đường, trong ngõ.
"Ở đây, biệt thự 3 tỷ đồng là bình thường. Ô tô thì chỉ thiếu xe sang, còn xe trên dưới 1 tỷ đồng không phải là của hiếm ở thôn này", ông Tùng cho hay.
Bí quyết "dùng tiền đẻ ra tiền"
Chia sẻ về bí quyết làm giàu của xã, bà Nguyễn Thị Liên, công chức Văn hóa - Xã hội xã Quảng Trung, cho biết mỗi năm có hàng trăm tỷ đồng từ nước ngoài gửi về.
Nguồn ngoại tệ giúp nhiều hộ trở nên khá giả. Bên cạnh nguồn thu nhập chính từ lao động nước ngoài, người dân ở xã Quảng Trung còn có bí quyết "dùng tiền đẻ ra tiền" bằng cách phát triển đa ngành nghề.
"Có tiền từ nước ngoài gửi về, bà con đầu tư vào nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh, tăng lợi nhuận", bà Liên nói.
Theo bà Liên, toàn xã có 117ha thuốc lào. Loại cây trồng này đang cho thu nhập ổn định 5-7 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, địa phương này còn có 26 mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi liên kết, có chỉ dẫn địa lý.
Xã Quảng Trung có khoảng 1.200 lao động tham gia các nghề như thợ nề, mộc và đi làm công ty xí nghiệp, mức thu nhập ổn định 6-8 triệu đồng/người/tháng. Các ngành nghề khác như cơ khí nhỏ, buôn bán hải sản,… được duy trì, phát triển ổn định, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
"Hiện mức thu nhập bình quân đầu người của xã là 76 triệu đồng/người/năm. Riêng thôn Ngọc Trà 1 có mức thu nhập bình quân lên đến 80 triệu đồng", bà Liên nói.
Ông Nguyễn Đắc Huân, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quảng Xương, cho biết, toàn huyện có gần 3.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Một số xã có lượng lao động ở nước ngoài cao như: Quảng Nham, Quảng Trung, Quảng Chính.
Theo ông Huân, nguồn thu từ lao động ở nước ngoài giúp đời sống người dân tại nhiều làng quê trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.
Theo Dân Trí
Trong khi đó, Đào (Minh Thu) bận đi làm kiếm tiền nên Quý (Quang Minh) phải ở nhà trông con vì không có ai giúp đỡ. Trong khi chưa kiếm được việc làm thêm để đỡ vợ thì Quý bị ông chủ trọ qua đòi tiền nhà đóng chậm. Đào về nhà nhưng không thấy chồng con đâu. Hóa ra Quý đã gửi con sang nhà 2 hai cô ‘bán hoa’ Huyền - Trinh trông giúp.
Ở diễn biến khác, Khánh (Minh Cúc) biết Nghiêm (Tiến Lộc) không thích bia rượu nhưng vẫn cố tình đổ rượu cá ngựa vào thức ăn khi Trang (Bích Ngọc) đang nấu bữa tối cho chồng. Trang nói vợ chồng cô đang rất ổn nên không cần dùng đến thứ này để nhanh có con. Chưa kể ngày mai Trang và Nghiêm phải về quê làm giỗ đầu cho bố nên càng không thể động đến thứ này. Tuy vậy Khánh vẫn cố chấp làm theo ý mình.
Quý đi đâu? Đào sẽ làm gì? Liệu Nghiêm và Trang có gặp chuyện vì rượu cá ngựa của chị chồng? Diễn biến chi tiếtSao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 4 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.