Mì xào bò là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa ăn, kể cả bữa sáng lẫn bữa tối. Thịt bò được đảo săn, kết hợp với mì trứng, rau cải thảo cùng với hỗn hợp sốt đậm màu.
" alt=""/>Cách sơ chế sò tai tượng quý hiểm ở Nhật BảnTrao đổi với PV VietNamNet bên lề Hội thảo, GS.TS Bùi Văn Ga nêu ra một số vấn đề liên quan đến chính sách mà Việt Nam cần làm ngay để xe điện thay thế dần xe xăng dầu theo đúng lộ trình. Theo đó, có 3 giải pháp chính như sau:
Thứ nhất là chúng ta cần có ngay chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe điện liên quan đến chi phí sử dụng. Xe điện phải tiện lợi và đặc biệt là rẻ hơn xe xăng dầu thì người dân sẽ có xu hướng chuyển sang. Về chính sách này, ở một số nước đã dùng cách hỗ trợ trực tiếp lên giá xe điện để người dân dễ dàng sở hữu và sử dụng xe điện như một cách để giảm phát thải CO2.
Thứ hailà khi các hỗ trợ về giá bán chưa đủ hấp dẫn với người dân thì cần phải có thêm chính sách về môi trường, tức là chúng ta cần đặt ra những mức tiêu chuẩn phát thải cao hơn mà mà những loại xe xăng dầu khó có thể đáp ứng được.
"Hiện nay chúng ta vẫn chưa có lộ trình áp dụng tiêu chuẩn EURO 6, tiêu chuẩn này rất là cao và những loại xe xăng dầu bình thường hầu hết không thể đáp ứng được. Nếu có lộ trình áp dụng, người dân buộc phải chuyển sang xe hybrid, xe điện hoặc xe sử dụng hydrogen, bởi vì xe không đáp ứng đc tiêu chuẩn, gây ô nhiễm thì không chạy ra đường được, buộc người ta phải thay đổi, sử dụng các loại nhiên liệu tái tạo khác", vị chuyên gia này nêu ví dụ.
Thứ ba hết sức quan trọng là chính sách năng lượng, chúng ta đang chờ chính sách quy hoạch điện quốc gia (Quy hoạch điện VIII của Chính phủ). Quy hoạch sẽ như "một kim chỉ nam", sau này sử dụng điện đó là điện từ đâu, điện từ năng lượng tái tạo hay điện từ năng lượng hoá thạch,...
GS.TS Bùi Văn Ga cho rằng: "Nếu chúng ta dùng điện sản xuất từ than thì việc chuyển sang xe điện không có ý nghĩa gì vì tại nơi sử dụng không phát thải nhưng tại nơi sản xuất thì vẫn gây ô nhiễm, vẫn thải ra CO2. Còn nếu chính sách quy hoạch điện của chúng ta chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời,... thì được vì có sử dụng điện "sạch" thì xe điện mới có hiệu quả về môi trường"
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng đặt ra bài toán, trong khoảng 20 năm nữa, khi phần lớn phương tiện giao thông sẽ sử dụng điện thì công suất điện tăng lên rất cao, ít nhất gấp 2-3 lần so với hiện nay. Khi đó, liệu chúng ta có đủ năng lượng điện để cung cấp hay không?
"Có thể thấy, để phát triển xe điện không chỉ đơn giản là sản xuất một chiếc xe dùng điện là xong mà còn phụ thuộc rất nhiều về chính sách, chiến lược lâu dài của Nhà nước chứ không còn là vấn đề thuộc về công nghệ sản xuất ô tô và người sử dụng xe nữa", GS.TS Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
GS.TS Bùi Văn Ga tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Động cơ nhiệt tại École Centrale de Lyon (Pháp). Ông nguyên là Giám đốc Đại học Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, là người có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và khoa học. GS.TS Bùi Văn Ga có nhiều công trình nghiên cứu về ô tô và xe máy sử dụng nhiên liệu xanh thân thiện với môi trường, đã được đưa vào sử dụng tại nhiều địa phương tại Việt Nam và được đánh gía cao. |
Hoàng Hiệp (thực hiện)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
![]() | ![]() |
Nghệ sĩ chia sẻ: “Khi nhìn thấy đàn tuần lộc nằm rạp trên ngọn núi trong ánh hoàng hôn, tôi đã nghĩ có lẽ khung cảnh này sẽ chỉ được nhìn thấy một lần và mãi mãi. Những cặp sừng tuyệt đẹp lấp lánh trong ánh chiều bình yên, tôi quyết định buông máy, tiến gần đến chúng, vuốt ve ngắm thật gần, thật lâu... Rồi khi ngồi giữa đàn tuần lộc, tôi thấy cuộc đời mình thật hạnh phúc và tự do”.
Chủ đề Khoảng bình yênđược nghệ sĩ Trần Thanh Thảo chụp tại Kyrgyzstan. Ðối với tác giả, bên cạnh tác phẩm sẽ luôn còn mãi cảm xúc lắng đọng theo thời gian. “Cơn mưa lạnh bạt ngàn cuối xuân dường như cũng ấm dần bên bếp lửa, một bữa ăn chiều giản đơn cùng gia đình người địa phương, dù có chút bất đồng ngôn ngữ nhưng chúng tôi vẫn tràn ngập tiếng cười”, nghệ sĩ chia sẻ.
![]() | ![]() |
Cuối cùng, chủ đềBản hùng cađược nghệ sĩ Trần Thanh Thảo chụp ở Pakistan. Đây là những bức ảnh tạo nguồn năng lượng lạ kỳ cho tác giả. Các tác phẩm diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, với dòng sông ánh lên sắc lạ thường, cơn bão cát dữ dội, những rặng núi tuyết, rừng cây lá chuyển mùa và ánh mặt trời trong những khoảnh khắc lấp lánh.
![]() | ![]() |
Nghệ sĩ chia sẻ: “Một chiều thu chúng tôi đi giữa cơn bão cát như muốn thổi tung tất cả những gì trên đường, những hàng cây rạp mình trong cơn gió lốc, những đàn cừu vội vã tìm nơi trú ẩn, vậy mà khi cơn bão đi qua, khung cảnh lại trở về sự lặng yên mênh mông vốn có”.
Theo nghệ sĩ, các tác phẩm không mang sự diễn giải hay giới thiệu một không gian địa lý mà chỉ là cảm xúc, trải nghiệm những vùng đất khác nhau, là cơ duyên gặp gỡ với con người. Những điều đó tạo ra cuộc tái sinh từ bên trong, khai mở một hành trình để trái tim dẫn lối.
“Và cứ thế, với chiếc máy ảnh, tôi được bình yên bên những vẻ đẹp ẩn khuất trong lòng mình”, nghệ sĩ Trần Thanh Thảo xúc động chia sẻ.
Nghệ sĩ Trần Thanh Thảo sẽ tổ chức talkshow Khai thác các đề tài nhiếp ảnh khi đến những vùng đất mới ngày 27/4 với sự góp mặt của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Dương Minh Long, Hoàng Thế Nhiệm, Nguyễn Thanh Tùng và Hoàng Lê Giang.
Nghệ sĩ Trần Thanh Thảo tốt nghiệp Khoa Mỹ thuật Công nghiệp - Đại học Kiến Trúc TP.HCM, có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực sự kiện, thiết kế quảng cáo với vai trò giám đốc sáng tạo.
Triển lãm nhiếp ảnh 224 by Tran Thanh Thao - Cuộc tái sinh diễn ra từ ngày 22 - 27/4/2024.
" alt=""/>Trần Thanh Thảo kể câu chuyện tái sinh bằng nhiếp ảnh