您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Spartanii Selemet vs Ungheni, 20h00 ngày 3/4: Khó cho chủ nhà
Kinh doanh25759人已围观
简介 Hư Vân - 03/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Eintracht Braunschweig vs Paderborn, 23h30 ngày 4/4: Ca khúc khải hoàn
Kinh doanhNguyễn Quang Hải - 04/04/2025 12:01 Nhận định ...
阅读更多Tăng Thanh Hà: Lời hứa 'không dựa dẫm' sau 7 năm làm dâu gia đình giàu có quyền lực
Kinh doanhMới đây, Tăng Thanh Hà tiếp tục khiến chị em bất ngờ với tâm sự đầu năm mới của mình. Cách nói trực diện của mỹ nhân họ Tăng vẫn khiến phụ nữ thích. Cô không màu mè tô vẽ cũng chẳng phải viết những tuyên ngôn. Tăng Thanh Hà chỉ nhỏ nhẹ: "Em hỏi sao tôi có thể phân bổ thời gian của mình làm nhiều việc cùng một lúc như thế. Uhm thì ai mà không biết mệt, ai mà không có những khó khăn áp lực riêng, nhưng mình may mắn được làm công việc mình yêu thích và chăm sóc những người mình thương yêu thì đó là hạnh phúc".
Cô Trúc gây sốt màn ảnh Việt qua bộ phim "Bỗng dưng muốn khóc". Thực sự, Tăng Thanh Hà không phải là mỹ nhân đầu tiên lấy chồng có nhà gia thế nhưng cô lại gây ấn tượng đặc biệt và thậm chí thỉnh thoảng bị quan tâm thái quá. Chưa mỹ nhân nào được yêu quý như Tăng Thanh Hà và cũng chưa người đẹp lấy chồng đại gia lại gặp những tin đồn ác ý như Tăng Thanh Hà.
Lý do cô vướng phải những tin đồn ấy, có một phần ở sự tị hiềm cũng có một phần bởi người đẹp khá kín đáo, một phần nữa là do Tăng Thanh Hà nổi tiếng. Nhiều cô gái xinh đẹp của showbiz Việt lấy chồng đại gia, người thì chồng già, người thì gặp phải chú rể có hình thức không tương xứng, kẻ thì gặp phải người đã qua nhiều đời vợ...
Đám cưới đẹp như cổ tích của Tăng Thanh Hà và Louis Nguyễn ở cả Việt Nam lẫn Philippines. Tuy nhiên, Tăng Thanh Hà lại khác, cô lấy chú rể Louis Nguyễn không chỉ nhà giàu, tuổi tác trẻ lại còn đẹp trai phong độ. Chính vì vậy, "ngọc nữ" màn ảnh Việt một thời vướng phải nhiều tin đồn không hay.
Trước những sóng gió ập đến với mình, Tăng Thanh Hà vẫn vững vàng đối mặt và không hề lên tiếng. Năm 2012, cô có một đám cưới như cổ tích khiến cánh chị em phải "đỏ mặt" ghen tị thì 7 năm sau, Tăng Thanh Hà có một gia đình ấm êm và hạnh phúc. Vào nhà hào môn gia thể khủng nhưng Tăng Thanh Hà không phải phụ nữ chỉ quanh quẩn ở nhà sống cuộc sống bà hoàng. Cô vẫn làm việc, vẫn ra ngoài giao tiếp với mọi người như bình thường.
Tăng Thanh Hà cũng không thể hiện bản thân qua những bài báo với dòng tít về hàng hiệu giá bao nhiêu hay trang sức xa hoa, lộng lẫy như thế nào. Cô cũng chẳng bao giờ khoe con rõ mặt hay thể hiện niềm hạnh phúc một cách thái quá. Tăng Thanh Hà có xu hướng thích "khoe" bản thân qua những hoạt động thường ngày giản đơn, bình dị.
Tăng Thanh Hà là một phụ nữ độc lập, năng động tràn trề năng lượng. Cô là một doanh nhân từ lĩnh vực truyền thông cho đến ẩm thực và cả thời trang. Nhưng để được như cuộc sống bình dị của Tăng Thanh Hà thì nhiều người nằm mơ cũng không được. Tăng Thanh Hà chưa bao giờ khép mình dù không gắn liền với các bộ phim hay hoạt động nghệ thuật. Nhưng cô vẫn thường xuyên gặp gỡ những đồng nghiệp thân thiết cùng mình.
Với ai yêu mến Tăng Thanh Hà, họ có thể theo dõi trang cá nhân của cô và nhận thấy "ngọc nữ" thuở nào ngày càng xinh đẹp hạnh phúc và viên mãn. Cô có công việc của mình, có sở thích và ước mơ của bản thân. Người đẹp độc lập trong kinh tế và đang từng ngày từng giờ góp công sức của bản thân để xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Hình ảnh hạnh phúc của Tăng Thanh Hà và chồng trong dịp Tết Kỷ Hợi. Làm dâu nhà giàu có khối lượng tài sản khổng lồ nhưng chưa bao giờ Tăng Thanh Hà thể hiện sự giàu có ấy trước truyền thông. Chính điều ấy đã khiến khán giả vẫn luôn yêu quý cô dù cô không còn là người của showbiz. Ngoài ra, Tăng Thanh Hà còn là một phụ nữ tự tin, sở dĩ cô có sự tự tin ấy là vì cô độc lập.
Năm 2012, khi lấy Louis Nguyễn, Tăng Thanh Hà đã tự tin chia sẻ cô không dựa dẫm vào nhà chồng. Cô và Louis Nguyễn yêu nhau vì chính tính cách độc lập của mỗi người. Trả lời tạp chí Sành điệu năm 2012, Tăng Thanh Hà nói: "Chúng tôi mỗi người có một công việc và hướng đi riêng, và chúng tôi yêu nhau vì sự độc lập đó".
Gia đình Tăng Thanh Hà hạnh phúc bên bạn bè. Hiện tại, 7 năm làm dâu nhà giàu quyền lực nhưng không làm mất đi một Hà Tăng đẹp và sang trong mắt công chúng. Trái với suy nghĩ làm dâu nhà gia thế sẽ mất tự do, Hà Tăng thì ngược lại, cô vẫn thoải mái, tự do và độc lập trên đôi chân của mình.
(Theo Giadinh.net)
Tăng Thanh Hà khoe biệt thự triệu đô ngập tràn hoa trái ngày Tết
Bên trong nhà của Tăng Thanh Hà ngập tràn màu sắc với dàn hoa trái đua nhau nở rộ những ngày cận Tết.
">...
阅读更多Trò chuyện với tiến sĩ thành công nhất 2013
Kinh doanh- TS. Nguyễn Văn Tân, trưởng khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế (Trường ĐH Lạc Hồng) - có lẽ là một trongnhững giảng viên thành công nhất trong năm 2013, khi hai nhómsinh viên anh hướng dẫn đều đoạt giải nhất trong cuộc thi Tàinăng khoa học trẻ Việt Nam.
>> Nhóm sinh viên đo 'trung thành', đếm 'hài lòng'">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Tampines Rovers FC vs Geylang International, 18h45 ngày 4/4: Tiếp tục gieo sầu
- Trào lưu teen girl chụp ảnh nấu nướng mát mẻ
- Có nhiều truyền thuyết về sự tích Hồ Gươm
- Thành Đoàn TP.HCM tham gia xây dựng đô thị thông minh
- Nhận định, soi kèo Atletico Nacional vs Nacional Football, 09h00 ngày 3/4: Chào mừng đến pháo đài
- Thông tin thuê bao di động phải “sạch” mới được dùng Mobile Money
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Nữ Slovenia vs Nữ Thổ Nhĩ Kỳ, 21h30 ngày 4/4: Chiến thắng thứ 3
-
- "Dù thi 3 chung hay tách ra tuyển sinh riêng thì điều cần thiết là kỳ thiphải giữ được chất lượng, không xảy ranhiều tiêu cực" - Lê Đức Long, học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam Hà Nội nêu quan điểm. >> Sợ 'ốc đảo', rủi ro với phương án tuyển sinh riêng" alt="Teen mong thi đại học phải gợi được đam mê">
Teen mong thi đại học phải gợi được đam mê
-
Ngôi trường cấp II ở xã Quảng Công mang tên ông Phan Thế Phương - Ảnh: Nguyên Linh
Khi ông mất, người dân vùng đầm phá Tam Giang lập miếu thờ, xem ông là ông tổ của nghề nuôi tôm, giúp dân nghèo đổi đời.
Ngày 16-9-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định truy tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” cho ông Phương.
Giờ đây, quay trở lại vùng đất này (xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế), hỏi chuyện “miếu thờ ông Phương”, một cụ cao niên giọng phấn khởi: “Dân tui được như chừ là nhờ ông Phương. Ông dạy cho dân nuôi con tôm, con cá. Nhà ngói, nhà lầu, con cái học hành, xóm làng no ấm cũng từ đó mà ra. Dân tui coi ông Phương là thành hoàng nên lập đền thờ ông ngay ngoài hồ tôm. Nay dân lại lấy tên ông đặt tên trường học, tới đây sẽ dựng bia ghi công ơn. Thấy mát lòng mát dạ lắm...”.
Ngôi trường mang tên giám đốc sở
Trường THCS Phan Thế Phương có cơ ngơi khá khang trang, nằm bên quốc lộ 49B, hướng ra bờ phá Tam Giang lộng gió, là nơi học tập của 400 học sinh của xã Quảng Công.
Ngày 27-10-2013, người dân khắp vùng phá Tam Giang phấn khởi kéo về xã Quảng Công để chứng kiến “sự kiện trọng đại” - lễ tuyên bố đặt tên và khánh thành cổng trường, đúng dịp 22 năm ngày mất ông Phương.
Từ sáng sớm người dân và học sinh đã đứng ken kín cổng trường, trầm trồ khen nó to đẹp; quan khách tỉnh huyện cũng tề tựu khá đông để chung vui với dân.
Thầy Thái Duy Linh - hiệu trưởng Trường THCS Phan Thế Phương - cho biết cổng trường vừa được xây mới to đẹp là nhờ số tiền 150 triệu đồng của người dân tự nguyện đóng góp.
“Dân vùng này may mắn gặp ông Phan Thế Phương mà đổi đời, còn trường chúng tôi tự hào khi được mang tên người anh hùng mà lòng dân luôn tôn kính” - thầy Linh hồ hởi nói.
Chủ tịch UBND xã Quảng Công Nguyễn Đính nói cái tên Phan Thế Phương đã quá gần gũi, máu thịt ân tình với người dân vùng đầm phá. Họ đã tôn ông là thành hoàng, lập miếu thờ ông. Nay có thêm ngôi trường mang tên ông là một lần nữa tỏ lòng tri ân, đồng thời muốn giáo dục thế hệ trẻ về sự đức độ, tình thương, noi gương ông để góp sức xây dựng đất nước.
Ở trường này, tiểu sử và những câu chuyện cảm động về ông giám đốc đã được giáo viên thuộc làu, rồi kể lại cho học sinh qua những buổi chào cờ, lồng ghép vào những buổi sinh hoạt tập thể. Những học sinh xuất sắc, học sinh nghèo vượt khó được vinh dự nhận quỹ học bổng mang tên Phan Thế Phương.
Ông Linh nói bài học vỡ lòng qua tấm gương ông Phương để giáo dục học sinh là tình thương, trách nhiệm và ân nghĩa.
Dẫn chúng tôi đến thăm thư viện trường, thầy Linh giới thiệu: “Chúng tôi đang xây dựng thư viện đạt chuẩn, trong đó có “bảo tàng thu nhỏ” của ông Phương để học sinh, du khách có điều kiện hiểu rõ hơn về một ông quan hết lòng tận tụy với dân”.
Tại phòng thư viện, ảnh của ông Phương kèm tiểu sử được treo trang trọng ngay cửa ra vào. Tấm bằng danh hiệu Anh hùng lao động của ông Phương mà gia đình ông trao tặng trường cũng được treo trong phòng thư viện.
Thầy Linh kể rằng ở đây người già kể cho người trẻ, cô giáo kể cho học sinh hình ảnh một ông giám đốc sở đã trở thành vị cứu tinh của người dân đầm phá.
Chuyện một ông quan không quản ngại khó khăn lặn lội về vùng quê nghèo khó, mang theo khát vọng giúp người dân nghèo đổi đời đã trở thành giáo án sinh động, là gương sáng mà thầy trò noi theo.
Dân lập miếu thờ
Người dân vùng đầm phá Tam Giang lập miếu thờ ông Phương - Ảnh: Nguyên Linh
Nhìn cảnh quan thôn 14, xã Quảng Công bây giờ khó có thể tin đây vốn là khu tái định cư của người dân chài, đời sống bấp bênh theo từng con nước, chạy ăn từng bữa.
Giờ đây, thôn này mọc lên những ngôi nhà khang trang, san sát, sầm uất như phố thị. Sự đổi đời như một giấc mơ! Ông Phạm Hóa ở thôn 14, “vua tôm” một thời của phá Tam Giang, dẫn tôi men theo con đường đổ bêtông chạy ra cánh đồng nuôi thủy sản của thôn để thăm ngôi miếu thờ ông Phương.
Ông Hóa nhớ lại một chiều tháng 10-1991, dân vùng đầm phá thảng thốt khi nghe tin dữ ông Phương bị tai nạn giao thông qua đời trên đường đi công tác. Nghe tin ông Phương mất mà dân đau đớn như mất người thân.
Hôm tiễn đưa, hàng vạn người dân chài vùng đầm phá Tam Giang đã lặn lội từ sớm lên TP Huế để tiễn biệt ông. Chưa có đám tang của một vị lãnh đạo cấp tỉnh nào đông người dân đến viếng như thế.
“Sau lễ tang, tụi tui đã rước hương hồn ông Phương về lập miếu thờ, tôn ông là thành hoàng của làng, ghi nhớ công lao khai khẩn của ông” - ông Hóa kể về sự tích miếu thờ.
Và rồi hằng năm cứ đến ngày giỗ của ông, người dân khắp vùng đầm phá lại kéo về miếu thờ ông để thắp hương, nguyện cầu. Tấm ảnh ông Phương tại miếu cũng được người dân vùng đầm phá in thành nhiều bản để lập bàn thờ tại các hồ tôm, trại giống của mình.
Hướng mắt ra cánh đồng nuôi trồng thủy sản, ông Hóa kể rằng 27 năm trước ông Phương về đây giúp người dân be bờ, đắp ao lấn đầm phá, dạy cách nuôi tôm. Ông ăn ở tại làng như “cán bộ nằm vùng”, bày cho dân cách cho tôm ăn, theo dõi con tôm bị bệnh...
Đó là những năm tôm xuất khẩu rất được giá, và những người dân vạn chài cứ ngỡ như đang mơ khi kiếm được mỗi năm vài trăm triệu đồng. Nhờ có ông mà hôm nay người dân có hàng trăm hecta hồ nuôi thủy sản, vùng quê nghèo trở nên trù phú.
“Trước đây dân chúng tôi sống bọt bèo theo sông nước, với nghề chài lưới kiếm miếng ăn qua ngày. Trận bão năm 1985, dân đầm phá chết cả ngàn người, hơn 300 người bị cuốn trôi ra biển không tìm thấy xác, tài sản trôi sạch, dân đói rách. Lúc này, ông Phương về tận xã Quảng Công vận động dân lên bờ định cư để tránh lặp lại thảm họa. Và thôn 14 ra đời với 36 hộ dân, từ đó người dân nơi đây đổi thay như huyền thoại”- ông Hóa trầm ngâm.
Ông Phạm Việt, một “đại gia” của thôn 14, góp chuyện: “Suốt ngày ông Phương lặn lội đến từng hồ tôm bày cho dân cách lợi dụng nước triều lên để lấy nước, cách nuôi tôm sinh trưởng. Rồi ông vào Nam ra Bắc, mời các thầy ở Đại học Thủy sản Nha Trang về giúp người dân Tam Giang. Ông đi khắp nơi xin tôm giống đưa về cho bà con, còn nhờ cả kỹ sư thủy sản về “cắm” ở đồng tôm để chuyển giao kỹ thuật. Vụ đầu chưa thành công, ông thức trắng đêm để tìm hiểu nguyên nhân, động viên người dân, rồi làm lại. Năm 1988, 2ha tôm nuôi ở thôn 14 đã thành công, lãi chục triệu đồng, ông Phương đến vỗ vai, ôm từng người vui mừng muốn khóc”.
Sau thành công bước đầu, năm 1989 ông Phương tổ chức hội nghị đầu bờ tại thôn 14, rồi triển khai việc nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn toàn tỉnh.
Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lên tới 6.200ha, sản lượng đạt 9.973 tấn, hàng vạn hộ dân đầm phá đổi đời.
Ngồi trong căn nhà hai tầng khang trang, ông Việt vẫn nhớ như in cái cảm giác vui sướng lâng lâng của những đêm đầu tiên, không thể nào chợp mắt được. Thôn 14 nay đã to gấp đôi, đời sống sung túc nhất xã.
Ông Phan Thế Phương sinh năm 1934, quê xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nguyên giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông Phương tham gia cách mạng từ sau năm 1945, là đội viên đội tự vệ vũ trang bí mật nội thành Huế. Năm 1950 vào Đảng Cộng sản VN khi mới tròn 16 tuổi.
Ông từng giảng dạy tại khoa thủy sản Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 1974, ông làm hiệu trưởng Trường trung cấp Thủy sản trung ương I (Hải Phòng).
Năm 1977, ông chuyển về quê làm phó giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) và giám đốc sở từ năm 1979.
Sau khi tách tỉnh, từ năm 1983-1991 ông là giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tháng 10-1991, ông mất trong một tai nạn giao thông trên đường đi công tác miền Nam tìm hướng đi cho xuất khẩu thủy sản.
Ngày 16-9-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho ông Phan Thế Phương.
Miếu thờ quan và ngôi trường mang tên giám đốc sở
-
Trần Thị Thu Ngân được biết đến kể từ khi đăng quang cuộc thi Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu năm 2016 và cuộc hôn nhân với chồng đại gia hơn 19 tuổi ngay sau đó. Cô sở hữu nhan sắc xinh đẹp, đậm nét Á đông và nhiều người cho rằng đó là nhờ di truyền từ mẹ.
Mẹ của hoa hậu Thu Ngân tên Thanh Hòa, sắp 50 tuổi nhưng vẫn vô cùng trẻ trung, xinh đẹp. Mẹ hoa hậu Thu Ngân từng chia sẻ bà làm chủ thẩm mỹ viện nhưng không hề chỉnh sửa sắc đẹp. Vẻ đẹp của 2 mẹ con bà đều là tự nhiên. Nữ doanh nhân đất Cảng có hai đời chồng và 8 người con. Trong số đó, 2 con riêng của bà, 5 con riêng của chồng và 1 cô con gái chung của 2 người. Thu Ngân là con gái của bà Lê Thanh Hòa và người chồng đầu tiên. Ở tuổi U50, làn da của bà Thanh Hòa vẫn mịn màng, căng bóng. Việc sinh con dường như không ảnh hưởng gì tới nhan sắc của bà. Người phụ nữ sinh năm 1973 khiến nhiều người ngạc nhiên khi có vòng eo chỉ nhỉnh hơn 60 cm, trong khi con gái là 59cm.
Mẹ của á hậu Huyền My - chị Lan Phương cũng có nhan sắc trẻ đẹp bất ngờ. Theo chị, phụ nữ đã ở tuổi trung niên không nên trang điểm quá đậm và cầu kỳ. Lớp trang điểm dày thường được coi là công cụ hữu hiệu giúp che giấu những dấu hiệu tuổi tác nhưng thực chất lại chính là thủ phạm đẩy nhanh thêm tốc độ của quá trình lão hoá. Vì thế chị Lan Phương chú trọng khâu tẩy trang sạch sẽ để da được "thở". Ngoài ra, chị học theo bí quyết dưỡng da của phụ nữ Nhật, dành 5 - 10 phút vỗ nhẹ lên da trước khi đi ngủ. Đó được xem là một cách mát-xa đơn giản và giúp các dưỡng chất ngấm vào da được sâu hơn. Mẹ của hoa hậu Kỳ Duyên - bà Thêm cũng được khen trẻ đẹp hơn tuổi 51. Nhiều người khen ngợi làn da và dáng vóc của bà Thêm. Khi chụp ảnh cùng con gái hoa hậu, bà Thêm trông như chị gái. Mẹ ruột của hoa hậu Trần Tiểu Vy tên Huỳnh Trang. Bà là người luôn theo sát con gái trong suốt quá trình cô dự thi Hoa hậu Việt Nam 2018. Mẹ ruột Trần Tiểu Vy có vóc người thon thả, cân đối. Hoa hậu Tiểu Vy thừa hưởng nhiều nét đẹp từ mẹ của mình. Mẹ á hậu Tú Anh - chị Khuê sinh năm 1972, 47 tuổi nhưng chỉ trông như chưa quá 30. Hai mẹ con cách nhau nhiều tuổi nhưng chẳng khác gì hai chị em. Thậm chí, Tú Anh còn gọi chị là "chị bạn thân". Nhìn gần, gương mặt của chị Khuê Tú trông chẳng kém cạnh con gái duy nhất. (Theo Dân Việt)
Hoa hậu Thu Ngân kể về hành trình 'vượt sướng từ trứng nước'
"Làm thế nào để mình có khát vọng khi mà cơm không phải lo, quần áo không phải nghĩ, xe có người đưa người đón, nhà có giúp việc? Vượt khó rất khó nhưng Ngân nghĩ, vượt sướng còn khó hơn nhiều", Hoa hậu Thu Ngân chia sẻ.
" alt="Đã có 8 con, mẹ hoa hậu Thu Ngân vẫn thuộc hàng top nhan sắc nhờ đâu?">Đã có 8 con, mẹ hoa hậu Thu Ngân vẫn thuộc hàng top nhan sắc nhờ đâu?
-
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Barcelona, 2h30 ngày 3/4: Căng như lượt đi
-
Ít khi chia sẻ cuộc sống riêng, đầu năm mới ca sĩ Nam Cường "phá lệ" khoe không gian sống nhỏ xinh, ấm cúng.
Bất cứ góc nhỏ nào của chàng ca sĩ cũng rất rực rỡ. Góc nhỏ nam ca sĩ trang trí như chỗ ngồi thư giãn mỗi khi mỏi mệt. Bộ sofa màu xanh cho cái Tết Sài Gòn thêm mát mẻ. Nam ca sĩ là người vô cùng yêu hoa. Nam Cường được khán giả yêu mến qua các ca khúc như "Bay giữa ngân hà", "Lời hứa", "Khó", "Sợ", "Phải là anh"... Anh cũng vừa trở thành Quán quân “Người Kể Chuyện Tình” 2018 khi thành công trong việc chinh phục khán giả ở dòng nhạc xưa và Bolero. Bên trong căn hộ của Nam Cường trang trí nhiều loại đèn khác nhau vô cùng lấp lánh đặc biệt là khi về đêm. Nam ca sĩ cũng lựa chọn những đồ vật nhỏ nhưng vô cùng đáng yêu để đặt ở phòng khách. Phòng khách lung linh về đêm. Là người quảng giao, thế nên Nam Cường rất hay tụ tập bạn bè ăn những bữa cơm vui vẻ. Ban công rực rỡ sắc màu của nam ca sĩ. Ngân An
Nam Cường mời Phương Mỹ Chi hát trong liveshow
Trong liveshow đánh dấu 10 năm ca hát, Nam Cường mời Phương Mỹ Chi cùng dàn sao đình đám tham gia. Đây cũng là lần đầu tiên anh hát ca cổ cùng với nghệ sĩ Lệ Thủy.
" alt="Căn hộ nhỏ xinh ấm cúng của ca sĩ Nam Cường">Căn hộ nhỏ xinh ấm cúng của ca sĩ Nam Cường