Tài Linh và Trọng Hiếu yêu nhau từ thuở học trò. Mối tình ấy son sắt, bền bỉ kéo dài hơn một thập kỷ. Và giờ, họ vẫn tiếp tục hết lòng vun vén cho tình yêu ấy.
Vào cấp 3, Linh và Hiếu học chung lớp. Hiếu là lớp trưởng, còn Linh là lớp phó học tập. Ban đầu, đôi bên chẳng mấy ưa nhau. Nhưng theo thời gian, Linh dần thấy cậu bạn xứng đáng với vai trò lớp trưởng. Từ ghét, Linh chuyển sang ngưỡng mộ Hiếu.
Hiếu sau đó xin chuyển chỗ ngồi đến gần Linh. Đôi bên dần thân thiết hơn.
Lên lớp 11, Hiếu chuyển lớp nhưng mỗi giờ ra chơi vẫn sang lớp cũ, lặng lẽ ngồi cạnh Linh. Dần dà, hễ thấy mặt anh trong lớp, các bạn liền trêu “Hiếu xuống thăm Linh đấy à?”. Bạn bè cũng nhiệt tình “đẩy thuyền” cho cặp đôi.
Trung thu năm đó, Hiếu đến đón Linh tan trường. Trong quán nước nhỏ, chàng trai 17 tuổi bối rối tỏ tình “Linh làm bạn gái Hiếu nhé?”. Và họ chính thức nên duyên.
“Mình thích cái mũi vừa cao vừa nhọn của bạn, thích cách bạn chăm chỉ học tập và đối xử tốt với mọi người. Tuy là mối tình học trò nhưng tụi mình rất nghiêm túc, không hề sao nhãng học hành. Chúng mình từng cùng thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đều đạt giải”, Linh kể.
Tốt nghiệp cấp ba, Linh đỗ vào ngành Sư phạm tiểu học của trường Đại học Sài Gòn, còn Hiếu đỗ vào khoa Toán – Tin của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM). Cặp đôi thường xuyên gặp gỡ và tiếp nối chuyện tình suốt 4 năm đại học.
Tình yêu vẹn nguyên như thuở ban đầu
Thời sinh viên thiếu thốn, họ thông cảm, thấu hiểu cho nhau. Sau khi ra trường, Linh về Long An dạy học, Hiếu làm việc tại TPHCM. Dù yêu xa, họ vẫn vui vẻ, thậm chí còn quan tâm, lo lắng cho nhau nhiều hơn, trân trọng từng giây phút bên nhau.
Yêu nhau tròn 7 năm, cặp đôi chưa dám công khai vì bố mẹ Linh nghiêm khắc. Năm 2017, Linh phải mổ u bướu. Vì muốn đến viện chăm sóc bạn gái, Hiếu lấy hết can đảm đến xin phép mẹ Linh. Một tuần ở viện, Linh được Hiếu chăm sóc chu đáo.
Thấy được sự đường hoàng, tử tế của chàng rể tương lai, mẹ Linh rất hài lòng. Cặp đôi vượt qua ải phụ huynh một cách nhẹ nhàng. “Ai tiếp xúc với Hiếu cũng nhận xét anh ấy tử tế, tốt bụng. Đó là điều đến tận bây giờ mình vẫn tự hào về anh”, Linh chia sẻ.
Đầu năm 2019, cặp đôi đính hôn và tiếp tục yêu xa. Tháng 7 năm đó, họ tổ chức đám cưới sau tròn 10 năm quen biết.
Tháng 5/2021, Linh sinh em bé đầu lòng. Khoảnh khắc đau đớn vật vã vì cơn trở dạ, Linh xúc động tột cùng khi thấy chồng rơi nước mắt vì lo lắng cho vợ con. Sau này, mỗi khi nhớ lại cơn đau của vợ, Hiếu lại thủ thỉ "mình chỉ sinh một con thôi nhé".
“Mình sinh con được 10 ngày thì anh quay trở lại với công việc. Dịch Covid-19 ập đến, đường sá bị phong tỏa, anh không thể về nhà thăm vợ con. Quãng thời gian đó, mình như bị trầm cảm sau sinh.
Dù có hai bên gia đình chăm sóc nhưng thiếu vắng anh, mình vẫn thấy tủi thân vô cùng. Ngày được gặp lại chồng sau đợt dịch, mình vỡ òa hạnh phúc”, Linh kể.
5 năm qua, Linh luôn tự hào khi Hiếu là một người chồng tử tế, một người cha đầy trách nhiệm. “Anh ấy yêu thương và nuông chiều vợ con vô điều kiện. Vợ nấu gì ăn đó, mua gì mặc đó, vợ con thích đi đâu thì đi đó... Anh ấy đặt vợ con lên trên hết”.
Năm 2023, Linh chuyển về TPHCM dạy học. Sau nhiều năm sống xa nhau, cuối cùng gia đình nhỏ của chị đã được đoàn tụ.
“Tụi mình đã bên nhau bình yên như thế, cùng nhau trải qua những vui buồn và biến cố trong cuộc sống. Điều đáng trân trọng nhất là hai đứa chưa từng giận nhau quá 1 ngày, cũng chưa từng làm điều gì khiến đối phương tổn thương”, Linh tâm sự.
Ảnh: NVCC
“Đáng” - là từ bạn Đoàn Vy Hiếu (sinh viên Khoa Kinh tế - Chuyên ngành Tài chính”) sử dụng khi nói về quá trình theo học tại Đại học Thăng Long. Bới Hiếu đã được học tập và trải nghiệm đáng với công sức và tiền bạc bỏ ra. Việc học kết hợp với thực hành làm nâng cao cảm hứng học tập và khả năng tiếp thu cho những sinh viên như Hiếu.
“Trường rất tạo điều kiện để sinh viên phát triển năng lực của bản thân. Ví dụ có các phòng seminar với đầy đủ máy chiếu và các thiết bị để sinh viên có thể sử dụng, bọn em đã sử dụng các phòng này để họp và lên kế hoạch tổ chức các sự kiện”, Hiếu cho biết.
![]() |
Studio thực hành của ngành Truyền thông đa phương tiện |
Việc học tập tại trường của các sinh viên Đại học Thăng Long trở nên dễ dàng và thực tế hơn khi phương pháp học tập cũ “thầy giảng - trò chép” dần được xóa bỏ. Sinh viên được trải nghiệm và học tập thiên về thực hành nhiều hơn. Phá bỏ phương pháp giáo dục truyền thống chỉ giảng dạy lý thuyết, ít vận dụng thực tế; mô hình các lớp thực hành mô phỏng lấy người học làm trung tâm, tạo cho sinh viên có môi trường học tập và thực hành sát với môi trường làm việc thực tế của các doanh nghiệp.
“Em thấy Đại học Thăng Long có môi trường học mở, có các khu tự học, thư viện, thư viện ngoài trời,… cho sinh viên nâng cao khả năng tự học, tự do sáng tạo, và khả năng hoạch định cho tương lai”, cựu sinh viên Đinh Ngọc Anh, Khoa Quản trị kinh doanh.
Theo TS. Phan Huy Phú - Hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long, những đơn vị Ngân hàng, Khách sạn, Dịch vụ khi đến thăm các phòng thực hành của trường, đã có đánh giá rất cao. Do đó 100% sinh viên tốt nghiệp tại đây có việc làm với mức lương khởi điểm đáng mơ ước - 9,7 triệu đồng/tháng. (Theo khảo sát của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội).
![]() |
Một buổi học của sinh viên khoa Du lịch tại hệ thống thực hành tại trường |
Đồng quan điểm với TS. Phan Huy Phú, ông Nguyễn Đức Hoài, Quản lý Nhân sự, Ngân hàng Eximbank miền Bắc khẳng định những sinh viên Đại học Thăng Long mà Eximbank tiếp cận là rất là “ok”, nhất là độ từng trải, chín chắn, hiểu sát với thực tế.
“Khi tiếp xúc với sinh viên các trường khác hầu như họ hiểu rất mơ hồ và chủ yếu là lý thuyết. Nên khi đến Ngày hội việc làm của trường Thăng Long tôi rất bất ngờ. Sinh viên ở đây có cái nhìn nhận sát với thực tế của yêu cầu công việc. Họ học sát với thực tế nên hiểu việc, từ đó thì đương nhiên là có chất lượng tuyển dụng cao”.
Đào tạo theo nhu cầu thị trường
Khác với các mô hình truyền thống, Đại học Thăng Long luôn nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động, chú trọng đầu tư vào chương trình giảng dạy, mở các ngành học mới để theo kịp nhu cầu của nguồn nhân lực.
Mùa tuyển sinh 2019-2020, trường đưa vào 2 chuyên ngành mới là “Logistics - quản trị chuỗi cung ứng” và “Truyền thông đa phương tiện”. Đây là 2 ngành có nhu cầu cao về tuyển dụng, đòi hỏi về một lượng nhân lực lớn và có chất lượng cao. Thực tế khảo sát cho thấy khá đông nguyện vọng muốn theo học 2 ngành học này tại Đại học Thăng Long.
![]() |
|
Đáng chú ý là rất nhiều cặp chị - em, anh - em trong một gia đình theo học tại đây. Đơn cử như trường hợp Trần Bình Minh, Minh có chị gái đang theo học Khoa Du lịch của trường. Khi được chị cho tham quan trường và giới thiệu về mô hình học tập tại đây, Minh khao khát sẽ trở thành tân sinh viên Truyền thông Đa phương tiện, Đại học Thăng Long.
“Ngành Truyền thông Đa phương tiện thì ưu tiên hàng đầu là phải được thực hành, được chạm vào máy móc phòng thu, do đó lựa chọn của em là Đại học Thăng Long”, Trần Bình Minh nói.
Không chỉ thuyết phục các bạn trẻ, 2 ngành đạo tạo mới của Đại học Thăng Long đang là lựa chọn của nhiều phụ huynh có tầm nhìn. Theo chị Đinh Hồng Hà, phụ huynh em Nguyễn Quỳnh Anh, chị muốn con theo học khoa Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học Thăng Long là muốn con có thể tự tìm cho mình một công việc phù hợp sau khi ra trường.
![]() |
Sinh viên được học và thực hành như những giao dịch viên tại Phòng thực hành ngân hàng Core Banking |
“2 vợ chồng mình kinh doanh tự do nên không có nhiều mối quan hệ có lợi trong việc xin việc cho con, nên khi khi biết con muốn làm truyền thông, mình đã khuyên con học Thăng Long. Bởi mình biết tốt nghiệp ở đây sẽ không lo thất nghiệp”.
Bên cạnh đó, hệ thống điểm danh thông minh bằng nhận diện khuôn mặt (AI), tránh tình trạng gian lận trong học tập. Các môn học đại cương được giảm tải thời lượng học trên lớp hình thức học trực tuyến (online), hay hệ thống lớp học tương tác từ xa giúp tiết kiệm chi phí đi lại và xóa bỏ cản trở về địa lý cho người học… cũng là những yếu tố giúp 2 chuyên ngành mới là “Logistics - quản trị chuỗi cung ứng” và “Truyền thông đa phương tiện” trở nên hấp dẫn hơn.
Doãn Phong
" alt=""/>2 điều ‘đáng’ để học ở ĐH Thăng Long