Đối thủ Indonesia e ngại gì ở cuộc tái đấu tuyển Việt Nam?
2025-04-01 12:00:02 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thời sự View:580lượt xem
Những ngày qua,ĐốithủIndonesiaengạigìởcuộctáiđấutuyểnViệchelsea vs west ham giới truyền thông Indonesia liên tục cảnh báo thầy trò HLV Shin Tae Yong về sức mạnh của tuyển Việt Namkhác nhiều so với trận thua 0-1 ở Asian Cup 2023.
Theo báo chí xứ Vạn đảo, tuyển Việt Nam có sự trở lại của nhiều cựu binh, và đây đều là những cầu thủ có thừa kinh nghiệm để đối đầu với Indonesia, vượt qua sức ép trên sân khách.
Về phần mình, HLV Shin Tae Yong cũng thừa nhận: "Tôi không dám chắc Indonesia có thể giành chiến thắng trong hai trận đấu với tuyển Việt Nam. Chúng tôi có nhiều cầu thủ thi đấu ở châu Âu và phải di chuyển quãng đường rất dài. Vì vậy, đối với tôi, trận đấu lượt đi trên sân Bung Karno vào ngày 21/3 khó khăn hơn".
Indonesia thắng tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2023... (Ảnh Reuters)
Sự lo lắng của ông Shin là hoàn toàn dễ hiểu bởi dù sở hữu tới hơn 10 cầu thủ nhập tịch nhưng điểm mạnh của dàn "ngoại binh" này chủ yếu là thể hình, thể lực. Đa số các cầu thủ nhập tịch Indonesia chỉ có 2-3 ngày tập luyện cùng nhau nên rất khó kết nối, gắn kết. Đây lại là điều mà tuyển Việt Nam có thừa.
Chính người hâm mộ Indonesia cũng không đánh giá cao chất lượng cầu thủ nhập tịch. Nhiều người còn cho rằng nếu là một cầu thủ đẳng cấp, họ không đến Đông Nam Á để đầu quân cho một đội tuyển xếp vị trí 142 FIFA như Indonesia.
Thực tế đã chứng minh dàn cầu thủ nhập tịch của Indonesia không cho thấy sự vượt trội về tư duy chơi bóng và kỹ năng ở Asian Cup 2023. Ở trận thắng tuyển Việt Nam 1-0, Indonesia may mắn có được quả phạt đền nhờ sai lầm của trung vệ Thanh Bình.
Trong khi Indonesia không mạnh lên bao nhiêu so với Asian Cup thì tuyển Việt Nam có bài học lớn rút ra, và đặc biệt là HLV Troussier đang sở hữu nhiều cầu thủ có kinh nghiệm, có thể kể tới Duy Mạnh, Hùng Dũng, Hoàng Đức, Quang Hải, Tiến Linh...
Ngay cả so về thể hình, nhiều cầu thủ của Việt Nam cũng không chịu lép vế trước dàn cầu thủ nhập tịch của Indonesia.
Nhưng tuyển Việt Nam giờ đã khác (Ảnh S.N)
Tuyển Việt Nam có thủ môn Nguyễn Filip (1m92), trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh (1m85), Nguyễn Thanh Bình (1m83), Nguyễn Thành Chung (1m82), Hồ Tấn Tài (1m80), Nguyễn Đức Chiến (1m83), Nguyễn Hoàng Đức (1m84), tiền đạo Nguyễn Đình Bắc và Nguyễn Tiến Linh (1m80).
Trong những phát biểu mới đây, Hùng Dũng, Tiến Linh, Bùi Hoàng Việt Anh, Duy Mạnh, Văn Toàn... đều thể hiện sự tự tin cao và chỉ ra điểm yếu của cầu thủ nhập tịch Indonesia. Tất cả tin rằng tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể giành 1 điểm sân khách và 3 điểm sân nhà để mở rộng cánh cửa đi tiếp ở vòng loại World Cup 2026.
Nhìn chung, tuyển Việt Nam không e ngại Indonesia trong hai trận đấu sắp tới. Chính đối thủ mới đang là đội lo lắng hơn bởi đoàn quân của HLV Troussier được nâng cấp lên một phiên bản khác so với Asian Cup 2023.
Công Phượng báo 'tin dữ' trước trận gặp Indonesia
Tiền đạo Công Phượng dính chấn thương không thể tham gia buổi tập của tuyển Việt Nam trong chiều 17/3.
Chris Hughes, người bạn cùng phòng Mark Zuckerberg, đồng sáng lập Facebook lên tiếng cho rằng cần "xé nhỏ" mạng xã hội này. Ảnh: Polaris.
"Mark là người tốt và nhân hậu. Nhưng tôi thấy giận dữ vì mong muốn tập trung vào tăng trưởng của anh ấy dẫn tới việc đánh đổi an ninh và văn minh để lấy những cái click.
Zuckerberg đã tạo ra một người khổng lồ, đè bẹp việc khởi nghiệp và hạn chế lựa chọn của người dùng. Chính phủ sẽ phải có trách nhiệm phải đảm bảo rằng chúng ta không thể mất đi sự kỳ diệu của bàn tay vô hình", nhà đồng sáng lập Facebook Chris Hughes chia sẻ khi nói về việc xé nhỏ Facebook.
Mark Zuckerberg rõ ràng không nghĩ vậy.
Tham vọng thành “ông vua không ngai” của Mark Zuckerberg
Tháng 4/2018, hai nhà đồng sáng lập của WhatsApp là Jan Koum và Brian Acton tuyên bố rời Facebook. Đến tháng 9/2018, hai đồng sáng lập của Instagram Kevin Systrom và Mike Krieger cùng lúc tuyên bố rời khỏi công ty này.
Những động thái này được cho là để phản đối việc Mark Zuckerberg ngày càng can thiệp nhiều vào hai mạng xã hội do Facebook sở hữu. Hai ứng dụng càng phát triển mạnh, mâu thuẫn giữa Mark Zuckerberg và những nhà sáng lập càng lớn.
Hai đồng sáng lập của Instagram đã cùng lúc rời khỏi Facebook do Mark Zuckerberg can thiệp quá nhiều vào công ty do họ lập nên. Ảnh: NY Times.
WhatsApp ban đầu được xây dựng với định hướng là ứng dụng nhắn tin bảo mật. Tuy nhiên, Facebook ngày càng yêu cầu ứng dụng này chia sẻ nhiều dữ liệu người dùng hơn. Từ năm 2016, họ cũng xây dựng các công cụ để nhà quảng cáo sử dụng WhatsApp. Khi không thể thuyết phục Mark Zuckerberg thay đổi quan điểm, cả hai đồng sáng lập của WhatsApp đã rời Facebook.
Trong bài viết chi tiết về mâu thuẫn giữa Facebook và Instagram, Wiredgiải thích những người lãnh đạo Facebook cho rằng Instagram đang hưởng lợi quá nhiều từ Facebook, đồng thời lôi kéo những người dùng của họ. Mark Zuckerberg thậm chí còn cấm đồng sáng lập Kevin Systrom xuất hiện trên các tạp chí nếu không có sự cho phép của ông.
Facebook đang cân nhắc việc cho phép 3 ứng dụng Messenger, WhatsApp và Instagram liên thông chức năng nhắn tin. Ảnh: Getty.
Tháng 8/2018, Facebook thử nghiệm việc đưa vào nút “mở Facebook” ngay trong ứng dụng Instagram. Đây là giọt nước làm tràn ly. Tháng 9/2018, cả Kevin Systrom và Mike Krieger đều quyết định rời công ty. Ngay sau đó, Adam Mosseri, người từng quản lý News Feed và quản lý sản phẩm tại Instagram được bổ nhiệm làm lãnh đạo số một của Instagram.
Nỗ lực “hợp nhất” Facebook với Instagram, WhatsApp của Mark Zuckerberg tiếp tục thể hiện vào tháng 1/2019, khi có thông tin 3 ứng dụng này có thể sớm nhắn tin được cho nhau.
Mark Zuckerberg cũng công bố định hướng mới cho Facebook vào tháng 3/2019 là đảm bảo quyền riêng tư của người dùng bằng một ứng dụng nhắn tin mã hóa đầu cuối.
Tiền tệ, mảnh ghép cuối cùng để thành lập “đế chế”
Tháng 6/2019, Facebook thông báo sẽ phát hành tiền điện tử Libra vào đầu năm 2020. Đồng tiền này sở hữu nhiều đặc tính như ổn định về giá, có hợp đồng thông minh, tiêu tốn ít năng lượng… Nó giải quyết các vấn đề cản trở những đồng tiền khác xây dựng trên công nghệ blockchain trở thành công cụ thanh toán toàn cầu, trong đó có Bitcoin.
Mục tiêu trước mắt của Calibra, công ty con của Facebook tham gia dự án Libra là phát triển và ra mắt ví tiền điện tử kỹ thuật số và tích hợp ví đó vào các sản phẩm khác của Facebook. Đồng thời nó cũng sẽ tồn tại dưới dạng một ứng dụng iOS và Android độc lập cho những người không có tài khoản Facebook.
Đồng tiền số Libra có thể là mảnh ghép cuối cùng của Mark Zuckerberg trong tham vọng trở thành "ông vua không ngai" của đế chế Facebook. Ảnh: The Verge.
Facebook sẽ trở thành thành viên của Hiệp hội Libra và có quyền biểu quyết ngang bằng với các đối tác khác với tư cách là đại diện chính thức của Facebook. Thành viên của hiệp hội này là các ông lớn công nghệ bao gồm Uber, Lyft, eBay, PayPal...
Bằng cách đó, Facebook có thể nói mình chỉ là một trong các thành viên chứ không thực sự sở hữu Libra.
Nhưng đằng sau những tiện ích thanh toán đó, Facebook đang muốn tạo ra một "quốc gia" được điều hành bởi liên minh các công ty công nghệ. Ngày Libra trở thành loại “tiền chung” của các nền tảng như Facebook nói vẫn còn rất xa. Cho đến khi đó, Facebook vẫn là trung tâm của cuộc chơi.
Theo The Verge, WhatsApp và Messenger là ngôi nhà tuyệt vời cho Libra. Hai nền tảng này sở hữu hàng tỷ người dùng. Hơn hết, mọi người dùng nó để nhắn tin với người thân, bạn bè. Đây là nhóm người dùng thường chuyển tiền.
Facebook cho biết Calibra sẽ yêu cầu người dùng đăng ký ID do chính phủ cấp và ví kỹ thuật số của Facebook cũng sẽ bảo vệ gian lận và cam kết không bao giờ chia sẻ chi tiết tài chính hoặc lịch sử giao dịch của bạn với các bộ phận quảng cáo của mạng xã hội.
Nói cách khác, Calibra hoạt động như một ngân hàng. Chính điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại Facebook sẽ thao túng tiền tệ, làm suy yếu tầm ảnh hưởng của các đồng tiền khác trên thế giới.
Tuy nhiên, tham vọng quá lớn của Facebook có thể chính là rào cản cho Libra. Nhiều chuyên gia dự đoán Libra sẽ thất bại trong trứng nước nếu không chính quyền nào chấp nhận mô hình thanh toán này.
Việc Facebook trở thành một kênh tin tức khổng lồ thiếu kiểm soát đã đủ khiến nhân loại đau đầu. Vì vậy, trước khi giải quyết các vấn đề tiếp cận người dùng, Facebook buộc phải vượt qua hàng loạt rào cản pháp lý. Những rào cản này này đến từ nhiều quốc gia với những luật lệ khác nhau.
Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết tiền điện tử của Facebook sẽ không được trở thành một loại tiền tệ có chủ quyền.
"Không thể xảy ra và không được xảy ra", ông Le Maire nhấn mạnh với đài phát thanh Châu Âu. Ngoài ra, Le Maire được cho là đã kêu gọi các quan chức ngân hàng G7 đưa ra một báo cáo về kế hoạch của Facebook vào tháng tới. Một thành viên Nghị viện châu Âu ở Đức cũng bày tỏ mối lo ngại tương tự.
Còn một năm nữa Libra mới xuất hiện nhưng các rào cản pháp lý và nỗ lực chia nhỏ sức ảnh hưởng của Facebook từ chính phủ các nước khiến dự án này được cảnh báo là thất bại. Kéo theo đó, Facebook cũng không còn cơ hội để trở mình, bổ sung nền tảng tiền tệ vào hệ sinh thái của công ty.