Nhận định, soi kèo Spartanii Selemet vs Ungheni, 20h00 ngày 3/4: Khó cho chủ nhà

  发布时间:2025-04-05 08:25:47   作者:玩站小弟   我要评论
Hư Vân - 03/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g phạm nhật quân anhphạm nhật quân anh、、。
ậnđịnhsoikèoSpartaniiSelemetvsUnghenihngàyKhóchochủnhàphạm nhật quân anh   Hư Vân - 03/04/2025 04:30  Nhận định bóng đá giải khác

相关文章

  • Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4

    Phạm Xuân Hải - 03/04/2025 06:43 Máy tính dự
    2025-04-05
  • Tiềm ẩn nguy cơ viêm não Nhật Bản nếu không tiêm nhắc đủ vaccine cho trẻ - 1

    Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ dưới 15 tuổi. Ảnh minh họa (Ảnh: Vecteezy).

    Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Người lớn chưa từng được tiêm chủng trước đây cũng có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh.

    Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết hiện Việt Nam đã có vaccine phòng viêm não Nhật Bản, được triển khai trong cả chương trình tiêm chủng mở rộng và dịch vụ. Mỗi loại vaccine có lịch tiêm và khuyến cáo tiêm nhắc khác nhau. Trong đó, vaccine viêm não Nhật Bản bất hoạt nuôi cấy từ não chuột trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, gồm 3 mũi cơ bản và cần tiêm nhắc lại 3 năm một lần để duy trì miễn dịch hiệu quả.

    Lịch tiêm nhắc lại của vaccine viêm não Nhật Bản bất hoạt nuôi cấy từ não chuột khá phức tạp, có thể khiến nhiều bậc phụ huynh quên hoặc nhầm lẫn rằng chỉ cần tiêm 3 mũi cơ bản là đủ.

    Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết có đến 80% trường hợp mắc viêm não Nhật Bản do không tuân thủ lịch tiêm theo khuyến cáo. Thực tế cũng ghi nhận một số trường hợp trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản do chưa tiêm nhắc lại vaccine đầy đủ.

    Ví dụ tháng 6/2024, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trường hợp bé 7 tuổi, Nghệ An bị viêm não Nhật Bản, bé bị sốt cao, co giật, phải thở máy, hôn mê. Bé đã tiêm 3 mũi vaccine viêm não Nhật Bản nhưng chưa tiêm nhắc lại sau đó. Cùng thời điểm trên, Hà Nội cũng ghi nhận ca bệnh là bé trai 12 tuổi. Trước đó, bé đã tiêm 4 mũi vaccine phòng viêm não Nhật Bản, với mũi tiêm cuối cùng vào tháng 6/2019.

    Tiềm ẩn nguy cơ viêm não Nhật Bản nếu không tiêm nhắc đủ vaccine cho trẻ - 2

    Bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất (Ảnh: Mộc Thảo).

    Hiện tại, trong tiêm chủng dịch vụ đã có vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ mới, đây là vaccine sống giảm độc lực, có thể tiêm phòng sớm cho trẻ ngay từ 9 tháng tuổi, khả năng bảo vệ sớm và lâu dài hơn với số mũi tiêm ít hơn. Trẻ từ 9 tháng đến 18 tuổi chỉ cần tiêm một mũi cơ bản và một mũi nhắc cách nhau 1 năm (tổng cộng 2 mũi), người từ 18 tuổi trở lên chỉ cần tiêm một mũi duy nhất.

    Do đó, phụ huynh có thể tiêm vaccine viêm não Nhật Bản sống giảm độc lực sớm cho con ngay từ 9 tháng tuổi, hoặc nếu trẻ đã tiêm các mũi cơ bản của vaccine bất hoạt nuôi cấy từ não chuột trong chương trình tiêm chủng mở rộng, có thể tiêm nhắc 1 mũi duy nhất vaccine viêm não Nhật Bản sống giảm độc lực cho trẻ (đặc biệt là trẻ trên 5 tuổi), giúp bảo vệ trẻ an toàn trước căn bệnh nguy hiểm này.

    Theo bác sĩ Chính, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và muỗi trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản phát triển.

    Bác sĩ Chính lưu ý, ngoài tiêm chủng, để chủ động phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường nhà ở, chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Ngủ màn để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi. Không cho trẻ chơi gần các chuồng, trại gia súc. Khi trẻ có các triệu chứng sốt cao, li bì cần đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán điều trị.

    '/>
  • Mẹ mắc ung thư cổ tử cung có di truyền sang con? - 1

    Ung thư cổ tử cung thường tiến triển chậm trong thời gian dài.

    Hầu như tất cả các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều bắt đầu từ chứng nhiễm một loại virus tên là human papillomavirus -  gọi tắt là HPV. Virus HPV được lây truyền qua đường sinh dục, phụ nữ và nam giới đều có thể bị lây.

    Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, virus HPV được xác định có thế lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai kỳ. Một số chuyên gia cũng cho rằng, mẹ mắc ung thư cổ tử cung thì con có khả năng mắc bệnh này cao hơn bình thường.

    Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

    Dưới đây là những biện pháp để dự phòng ung thư cổ tử cung, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng:

    - Dự phòng cấp một: Dự phòng nhiễm virus HPV (thủ phạm gây ra > 90% ung thư cổ tử cung). Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Dự phòng chủ động bằng cách tiêm vaccine phòng HPV cho thiếu niên và thanh niên trong độ tuổi được khuyến cáo, càng sớm càng tốt, tốt nhất trước khi có lần quan hệ đầu tiên.

    Việc tiêm phòng HPV ở người càng trẻ, chưa có quan hệ tình dục thì đáp ứng miễn dịch càng cao.

    - Dự phòng cấp 2: Khám sàng lọc để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung (thường gọi là loạn sản cổ tử cung).

    Có nhiều phương pháp sàng lọc đã được Bộ Y tế hướng dẫn: nghiệm pháp V.I.A/V.I.L.I; xét nghiệm tế bào âm đạo - cổ tử cung (Pap smear, Thinprep…); xét nghiệm định tính/định type virus HPV.

    Có thể thực hiện một trong các phương pháp sàng lọc này hoặc phối hợp nhiều phương pháp tùy từng trường hợp. Điều đáng nói là các phương pháp sàng lọc này khá đơn giản, chi phí không quá cao, thực hiện lấy mẫu đồng thời với quá trình khám phụ khoa thông thường.

    '/>
  • Loại rau thường bị vứt bỏ lại sở hữu đặc tính chống ung thư mạnh mẽ - 1

    Rau khoai lang là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và các thành phần vi lượng tuyệt vời (Ảnh: N.P).

    Theo Sciencedirect, nhiều nghiên cứu cho thấy rau khoai lang có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi tổn thương do oxy hóa, viêm nhiễm, lão hóa và tăng huyết áp do có nhiều hợp chất chống oxy hóa khác nhau, bao gồm các hợp chất phenolic, flavonoid, vitamin C và carotenoids. 

    Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á đã liệt kê rau khoai lang xanh là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và các thành phần vi lượng tuyệt vời. 

    Nghiên cứu đã cho thấy lá của khoai lang cũng sở hữu nhiều loại hợp chất (vitamin C, carotenoids, axit amin, khoáng chất và hợp chất phenolic) có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các bệnh liên quan đến dinh dưỡng con người và lối sống. 

    Trong Đông y, rau khoai lang có tính bình, vị ngọt giúp bồi bổ cơ thể và phòng ngừa và chữa trị nhiều bệnh. Thường xuyên ăn các món ăn từ rau lang sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, nhuận tràng và giảm căng thẳng cho dạ dày.

    Rau lang có tác dụng hỗ trợ giảm hàm lượng đường huyết trong máu. Trong lá non chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng và tốt cho người bệnh.

    Công dụng chữa bệnh của rau khoai lang

    Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K (Hà Nội), đặc tính chống oxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin…

    Các nhà nghiên cứu đã cho các vận động viên sử dụng 200gr rau khoai lang tím trong 1-2 tuần. Kết quả cho thấy việc này giúp giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.

    Loại rau thường bị vứt bỏ lại sở hữu đặc tính chống ung thư mạnh mẽ - 2

    Nồng độ các chất có hoạt tính sinh học khác nhau giữa lá của các loại khoai lang, thời điểm thu hoạch và cách nấu nướng (Ảnh: N.P).

    Nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy chiết xuất từ lá khoai lang có tác dụng chống ung thư mạnh với các loại tế bào ung thư đại trực tràng, vú, tiền liệt tuyến và ung thư phổi. Cơ chế là nhờ các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. 

    IbACP là peptit 16 acid amin được tách chiết từ rau khoai lang cũng cho thấy có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu trên động vật và người cũng bước đầu được tiến hành để nghiên cứu sâu hoạt tính chống ung thư của các hợp chất trên.

    Thí nghiệm với chuột sử dụng lá khoai lang trong chế độ ăn cho thấy có sự cải thiện về cấu hình acid béo trong gan.

    Tại châu Phi và Indonesia, rau khoai lang còn được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

    Một số nghiên cứu mô hình trên chuột đã ghi nhận tác dụng làm giảm lipid máu và chống xơ vữa mạch máu của lá khoai lang. Cơ chế là do các chất xơ không hòa tan trong lá khoai lang cản trở sự hấp thu lipid ở ruột non.

    Các hợp chất flavonoid và quercetin trong lá khoai lang làm giảm sự hấp thu acid béo trong ruột. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và acid béo ở biểu mô.

    Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. 

    Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh tiểu đường. Tác dụng này đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm động vật.

    Mặc dù các nghiên cứu trên người để khẳng định các tác dụng trên của lá khoai lang chưa nhiều để đưa ra khuyến cáo và liều lượng sử dụng an toàn, việc sử dụng lá khoai lang làm một loại rau cùng các loại rau khác vẫn được khuyến khích. 

    Bên cạnh đó, nồng độ các chất có hoạt tính sinh học khác nhau giữa lá của các loại khoai lang, thời điểm thu hoạch và cách nấu nướng. Trong đó, hấp là phương pháp nấu hiệu quả nhất để duy trì mức polyphenol và hoạt động chống oxy hóa của lá khoai lang.

    '/>
  • ung_thu

    Khi thấy người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội, nhiều người lo sợ có thể bị lây bệnh thông qua hô hấp hoặc sinh hoạt hàng ngày (Ảnh: Abobestock).

    Ngược lại, chúng phân chia nhanh chóng, tạo nên những khối u tại phổi. Các khối u gây suy giảm dần chức năng của phổi với cơ thể.

    Ung thư phổi có lây không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là khi trong gia đình có người bị ung thư phổi. Khi thấy người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội, nhiều người lo sợ có thể bị lây bệnh thông qua hô hấp hoặc sinh hoạt hàng ngày.

    Tuy nhiên, ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng là bệnh do tế bào đột biến, không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên bệnh không có khả năng lây nhiễm.

    Như vậy, bệnh ung thư phổi không lây từ người này sang người khác. Người bị mắc ung thư phổi không phải là nguồn lây nhiễm, không có khả năng truyền bệnh ra môi trường xung quanh. Nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi là do hút nhiều thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm độc hại. Tất cả các thông tin ung thư phổi có thể bị lây đều không có căn cứ.

    Làm sao để có thể sớm phát hiện bệnh ung thư phổi?

    Ung thư phổi là một căn bệnh khó phát hiện sớm, bởi những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh về phổi thông thường. Không chỉ vậy, ở giai đoạn đầu của bệnh, ung thư phổi thường không có biểu hiện cụ thể gì.

    Chỉ đến khi khối u phát triển mạnh và bắt đầu di căn mới có biểu hiện rõ rệt. Người bệnh lúc này sẽ bị ho dai dẳng, ho nặng kéo dài kèm theo ra máu. Khó thở, thở gấp, đau thắt ngực, giọng nói khàn,… cùng với đó là cảm giác mệt mỏi, sút cân bất thường mà không rõ nguyên nhân.

    Để có thể chủ động phát hiện sớm và phòng tránh ung thư phổi, bạn có thể thực hiện những cách sau:

    - Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi thường xuyên có khói thuốc lá.

    - Hạn chế việc đưa các chất kích thích (rượu, bia) vào cơ thể.

    - Chủ động rèn lối sống lành mạnh cho bản thân bằng cách rèn luyện thể lực, tập các bài tập thở để nâng cao thể trạng.

    - Tránh xa môi trường nhiều không khí ô nhiễm. Sử dụng khẩu trang khi phải làm việc hoặc di chuyển tại những khu vực có nhiều khói bụi.

    - Nếu có những biểu hiện bất thường ở hô hấp, diễn ra liên tục trong thời gian dài, cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

    - Tiến hành tầm soát sớm ung thư phổi định kỳ bằng cách làm xét nghiệm kiểm tra các chỉ số liên quan trực tiếp đến những căn bệnh ung thư thường gặp.

    '/>

最新评论