Soi kèo phạt góc Đà Nẵng vs Nam Định, 17h00 ngày 29/07 - Giải VĐQG Việt Nam. Dự đoán, phân tích châu Âu, châu Á Đà Nẵng vs Nam Định từ các chuyên gia hàng đầu.Phân tích kèo hiệp 1 Ural vs Krasnodar, 22h ngày 29/7" />

Soi kèo phạt góc Đà Nẵng vs Nam Định, 17h00 ngày 29/07

Bóng đá 2025-02-06 00:18:50 16197

Soi kèo phạt góc Đà Nẵng vs Nam Định,èophạtgócĐàNẵngvsNamĐịnhhngàbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia việt nam 17h00 ngày 29/07 - Giải VĐQG Việt Nam. Dự đoán, phân tích châu Âu, châu Á Đà Nẵng vs Nam Định từ các chuyên gia hàng đầu.

Phân tích kèo hiệp 1 Ural vs Krasnodar, 22h ngày 29/7
本文地址:http://casino.tour-time.com/html/700c198737.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 3/2: Khó cho ‘lính mới’

dichvucongtt
98 thủ tục hành chính sẽ được miễn phí khi người dân thực hiện qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM. Ảnh: Lê Mỹ

Theo đó, sẽ có 98 thủ tục hành chính được miễn phí, khi người dân thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể, về lệ phí hộ tịch, các thủ tục như đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân… sẽ được miễn phí; Nhiều thủ tục khác thuộc các lĩnh vực như đăng ký cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam, cấp giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh… cũng sẽ được miễn phí.

Người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục trên qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM, hay Cổng dịch vụ công quốc gia tại sẽ được miễn phí hoàn toàn phí, lệ phí.

Chính sách miễn lệ phí này sẽ có hiệu lực từ nay đến ngày 31/12/2025. Đáng chú ý trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM còn được trang bị trợ lý ảo để hỗ trợ cho người dân khi tiến hành làm các thủ tục hành chính trực tuyến.

Nhằm khuyến khích người dân TP.HCM sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đây là lần thứ 2 Thành phố thực hiện chính sách miễn giảm lệ phí khi làm các thủ tục hành chính trực tuyến. Năm 2021, TP.HCM là địa phương đầu tiên tiến hành miễn giảm 50% lệ phí khi người dân thực hiện các thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến. Chính sách này đã được Ban chỉ đạo chuyển đổi sốquốc gia chọn làm mô hình điểm nhân rộng trên toàn quốc.

">

Đăng ký dịch vụ công trực tuyến khai sinh, kết hôn sẽ được miễn phí tại TP.HCM

Ngoài đời, CEO Phạm Kim Dung gây ấn tượng bởi vẻ ngoài trẻ trung so với tuổi thật. Ở tuổi 44, "bà trùm hoa hậu" có cuộc sống viên mãn bên đạo diễn Hoàng Nhật Nam, sự nghiệp thành công, nắm bản quyền nhiều cuộc thi nhan sắc có tiếng.

Tuy nhiên, ít ai biết để có được thành công như hiện tại, CEO Phạm Kim Dung phải trải qua nhiều khó khăn và hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ.

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu - 1

CEO Phạm Kim Dung (Ảnh: Facebook nhân vật).

Từ tuổi thơ nghèo đói đến "bà trùm hoa hậu"

Trước khi trở thành doanh nhân thành công, chị từng có tuổi thơ vất vả. Điều gì đọng lại trong chị mỗi khi nhớ về quá khứ?

- Gia đình tôi khá đông con. Thời tôi còn nhỏ, anh em tôi bị chia cắt, ba má tôi phải gửi vài người con đi chỗ khác. Tôi nhỏ nhất nhà nên được ở chung với ba má.

Có một lần, tôi cùng ba má đi thăm 5 anh chị được gửi ở nhà bà ngoại ở Bà Rịa Vũng Tàu. Lúc đó tôi quá nhỏ, không nhớ được nhiều, chỉ nhớ lờ mờ là các anh chị rất cực khổ, nghèo đói và cơ cực, khóc rất nhiều trong thời gian đó.

Các anh chị ở trong rừng núi, không thông tin liên lạc, không biết khi nào được gặp lại gia đình. Ban đầu chỉ là chuyến đi thăm nhưng sau đó ba má tôi đã tìm mọi cách đưa 5 anh chị về lại quê Vĩnh Long dù rất khó khăn.

Lúc đó, các anh chị đi học bị trễ hơn tuổi, cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc. Thật may mắn là sau này khi gia đình tôi lên TPHCM, mọi người đã có thể ở chung với nhau.

Xuất phát điểm với nhiều khó khăn như vậy, thời gian đầu gây dựng sự nghiệp, chị có bao giờ muốn bỏ cuộc? 

- Bản thân tôi đã phải rất nỗ lực để vượt qua sự khó khăn của gia đình. Trải qua nhiều thách thức, tôi phần nào may mắn khi luôn giữ nghị lực và sự quyết tâm để viết tiếp sự nghiệp của mình.

Có những giai đoạn, quá nhiều khó khăn ập đến nhưng tôi nghĩ cuộc sống ai cũng có lúc trắc trở và quan trọng là mình không bỏ cuộc. Vì vậy tôi giữ vững niềm tin, bình tĩnh đón nhận và sắp xếp mọi việc một cách trật tự nhất có thể. Nhờ vậy, tôi bình tâm, từng bước đi qua khó khăn.

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu - 2

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2020 cùng bà Phạm Kim Dung (Ảnh: Chụp màn hình).

CEO Phạm Kim Dung được xem là người phát hiện và đào tạo ra những hoa hậu nổi bật như Đỗ Mỹ Linh, Trần Tiểu Vy, Đỗ Thị Hà, Nguyễn Thúc Thùy Tiên... Theo chị, yếu tố nào là quan trọng nhất của một hoa hậu?

- Đã nhắc đến hoa hậu, điều đầu tiên là người đó phải đẹp. Tuy nhiên, cô gái đó phải có tài năng như thế nào, học thức ra sao và phải có một trái tim ấm áp để giúp ích cho xã hội và cộng đồng nữa.

Thế nên ở các cuộc thi, mỗi lần công bố kết quả là lại tranh cãi. Nhưng cô gái được chọn chính là người dung hòa nhiều yếu tố nhất để Ban giám khảo quyết định ngôi vị hoa hậu thuộc về ai.

Khi ra đấu trường nhan sắc quốc tế, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ của các thí sinh Việt Nam vẫn còn hạn chế. Chị và công ty đã hành động ra sao để cải thiện vấn đề này?

- Chúng tôi rất trăn trở về vấn đề này. Chúng tôi có những đại diện rất "mạnh" phần tiếng Anh, điển hình như Đỗ Mỹ Linh, Lương Thùy Linh, Kiều Loan, Tường San, Bảo Ngọc và sắp tới đây là Mai Phương, Phương Nhi…

Cũng có những đại diện của chúng tôi chưa xuất sắc về tiếng Anh nhưng các bạn vẫn có thể giao tiếp và đang trau dồi thêm, luôn trong tinh thần học hỏi để hoàn thiện mình. Chúng tôi luôn động viên các bạn cố gắng mỗi ngày.

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu - 3

Top 3 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 cùng CEO Phạm Kim Dung (Ảnh: Facebook nhân vật).

Quản lý dàn người đẹp, chị cũng đối diện với không ít những ý kiến của người hâm mộ về việc "cưng" bạn này, "ngó lơ" bạn kia, chẳng hạn như có người nói Phương Nhi là "con cưng" của "dì Dung", còn Mai Phương thì ngược lại. Chị phản hồi ra sao? 

- Tôi và ê-kíp luôn đồng hành với các bạn như nhau, giúp các bạn hoàn thành tốt sứ mệnh, học hành, công việc, cuộc sống và luôn tỏa sáng. Chúng tôi luôn nỗ lực giúp các bạn phát triển hơn nữa và chạm được nhiều đích đến trong hành trình các bạn đi cùng chúng tôi.

Còn về ý kiến cho rằng "Phương Nhi là con cưng, Mai Phương thì ngược lại", tôi nghĩ các bạn có suy nghĩ đó cũng có lý do. Phương Nhi nhỏ tuổi, bề ngoài mong manh, bạn cũng gọi tôi là "mẹ" rất thân mật.

Mai Phương thì cá tính hơn, mạnh mẽ, chững chạc hơn rất nhiều. Mai Phương không gọi tôi là "mẹ" nhưng chúng tôi rất hiểu nhau. Tôi hiểu những khát vọng, đam mê và tình cảm của Mai Phương.

Chúng tôi dễ dàng chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Dù Mai Phương gọi "mẹ" hay "chị" thì chúng tôi vẫn là một gia đình với rất nhiều tình thương và công bằng dành cho nhau.

Dưới góc nhìn của một "bà trùm hoa hậu" chị đánh giá thế nào về tiềm năng của các cuộc thi hoa hậu trong thời gian tới, nhất là sau một năm "bội thực" các đấu trường nhan sắc?

- Đúng là việc có quá nhiều hoa hậu sẽ khiến chúng ta dễ bị loạn danh xưng và mất dần đi giá trị của danh hiệu cao quý này. Song, chúng ta cũng không nên quá lo ngại. Tôi nghĩ chúng ta hãy xem đó là một phần của hoạt động văn hóa, giải trí. Nó cũng giúp cho thị trường giải trí trở nên sôi động hơn.

Hơn hết, khán giả chính là người quyết định sự tồn tại và sự phát triển của các cuộc thi. Cuộc thi nào chất lượng, mang giá trị thực cho xã hội thì sẽ phát triển. Cuộc thi nào kém chất lượng, tự thân sẽ bị "đào thải".

Khi các đấu trường hoa hậu ngày càng trở nên sôi động, đó cũng là một thách thức để các nhà tổ chức nâng cao chất lượng.

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu - 4

CEO Phạm Kim Dung (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Khi có mâu thuẫn, tôi và chồng tranh luận đến cùng"

Là doanh nhân bận rộn công việc, chị thu vén, cân bằng thời gian dành cho gia đình ra sao?

- Tôi nghĩ là bản thân tự tạo điều kiện thuận lợi để cân bằng cả hai. Chẳng hạn như nhà tôi ở gần công ty nên việc di chuyển không tốn quá nhiều thời gian. Ở nhà, tôi cũng có các cô bảo mẫu, muốn ăn món gì tôi hay lên thực đơn trước, để bữa cơm gia đình được đầy đủ và đúng ý.

Các con tôi đến lớp sớm hơn giờ đi làm nên sáng sau khi tập yoga, tôi đưa con đi học rồi về công ty đi làm là vừa đúng giờ. Tôi cũng bớt những hoạt động mua sắm bên lề. Nếu cần, tôi nhờ nhân viên công ty mua giùm. Việc gặp gỡ bạn bè cũng hạn chế vì hoàn cảnh bận rộn của mình.

Một số việc khác như sinh nhật, đám cưới, ma chay... tôi thường cố gắng thu xếp tham gia đầy đủ. Tôi gác lại hầu hết các hoạt động cá nhân để tập trung vào công việc và gia đình. Và tôi hạnh phúc vì điều đó.

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu - 5

Bà Phạm Kim Dung có cuộc sống hôn nhân viên mãn bên đạo diễn Hoàng Nhật Nam (Ảnh: Facebook nhân vật).

Là người phụ nữ tài giỏi và độc lập, chị quan niệm ra sao về việc được che chở, nuông chiều? Trong mối quan hệ tình cảm, chị có sẵn sàng "cầm được, buông được"?

- Tôi cũng cần được che chở và nuông chiều chứ (cười). Nhưng cách tôi yêu không quá lãng mạn, hơi cứng nhắc và lý trí. Trong mối quan hệ với anh Nam, anh ấy đã bù đắp những điều đó cho tôi.

Đôi lúc tôi cũng bị nhắc nhở là phải mềm mỏng hơn, tinh ý hơn trong tình cảm. Có lẽ vì quá thẳng tính, tôi cũng yêu cầu "nửa kia" muốn gì phải trực tiếp chia sẻ để tôi không phải vòng vo, đoán mò.

Cá tính trong tình yêu như vậy nên "cầm được, buông được" là điều tôi sẵn sàng làm. Nhưng tôi sẽ suy xét mọi thứ rõ ràng về những điều tôi nhận được và những điều tôi cho đi. Đến cuối cùng tôi hiểu rằng mình cũng mong muốn hạnh phúc và gia đình mình cũng vậy, nên tôi sẽ không "buông" khi còn có thể "cầm".

Trong các vấn đề gia đình, nếu vợ chồng "chiến tranh lạnh", chị hay đạo diễn Hoàng Nhật Nam sẽ chủ động làm hòa trước?

- Tùy trường hợp, có khi là tôi, có khi là anh ấy. Chúng tôi không giận nhau lâu, thí dụ buổi sáng mà chiến tranh lạnh, bữa trưa ngồi lại ăn cơm với nhau buông một chút trách móc là thôi, sẽ không "để bụng" hay "chiến tranh lạnh" kéo dài. 

Hai vợ chồng làm chung công việc sẽ không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn. Anh chị như thế nào để tìm tiếng nói chung?

- Trong công việc, tôi và anh Nam là cộng sự, người đồng hành khá hợp nhau. Mặc dù vậy, không tránh khỏi các mâu thuẫn, chúng tôi chọn sẽ tranh luận đến cùng. Khi cả hai đưa ra mọi lập luận và lý lẽ để hiểu vấn đề của nhau thì sẽ có quyết định cuối cùng để dung hòa 2 bên.

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu - 6

Khoảnh khắc ngọt ngào của vợ chồng đạo diễn Hoàng Nhật Nam (Ảnh: Facebook nhân vật).

Được biết đạo diễn Hoàng Nhật Nam vẫn thường tư vấn trang phục, phong cách cho chị. Có khi nào anh ấy... cấm bà xã mặc hở hang hay chưa?

- Không phải anh Nam cấm mà là bản thân tôi cũng hiếm khi lựa chọn trang phục quá hở hang. Tủ quần áo của tôi cũng thường được anh Nam góp ý để đẹp và chỉn chu nhất mỗi lần xuất hiện. Anh thích vợ mặc đồ đẹp (cười).

Trong công việc, chị chắc chắn sẽ có những nguyên tắc để quản lý nhân viên. Còn trong gia đình, chị có nguyên tắc gì để dạy con?

- Tôi luôn trao những điều tốt đẹp nhất cho con mình, nhưng luôn răn dạy chúng rằng phải đối mặt với thế giới bằng năng lực của chính mình.

Tôi và ông xã thường dạy con rằng ba mẹ là những người rất bình thường và các con phải nỗ lực để con có sự nghiệp riêng. Những thứ ba mẹ có không phải của các con.

Với các con, tôi không chỉ là mẹ mà còn cố gắng trở thành người bạn thấu hiểu chúng. Khi tôi bất đồng quan điểm với con trai lớn, tôi đợi con bình tâm, chọn thời điểm thích hợp để trò chuyện, giải quyết triệt để vấn đề sau đó.

"Bí quyết trẻ đẹp của tôi là yoga"

Những lúc gặp khó khăn, mệt mỏi, chị cân bằng cuộc sống và lấy lại tâm trạng của mình ra sao?

- Nhìn thấy những người mình yêu thương vẫn ở bên cạnh mình là động lực lớn nhất để tôi vượt qua áp lực cuộc sống.

Các fan sắc đẹp thường khen chị Phạm Kim Dung về sự điềm tĩnh. Những câu trả lời báo chí của chị cũng được khen "nuốt mic". Bí quyết để chị ứng xử thông minh, bình tĩnh là gì?

- Trước câu hỏi của mọi người, bí quyết là tôi có gì thì chia sẻ nấy, đơn giản chỉ là nói ra quan điểm của mình.

Làm trong nghề này, tôi gặp được rất nhiều người, qua đó rèn luyện được nhiều cách ứng xử hay ho. Quá trình này giúp tôi có nhiều vốn từ ngữ, xử lý "dữ liệu" khá nhanh. Tôi nghĩ sự chân thành trong giao tiếp và cung cấp đầy đủ thông tin là điều mà mọi người cần.

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu - 7

Bí quyết trẻ đẹp của "bà trùm hoa hậu" là tập yoga đều đặn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Không chỉ ứng xử thông minh mà chị Phạm Kim Dung còn được khen mỗi lần đứng cạnh các hoa hậu vì không hề "lép vế". Chị có thể hé lộ bí quyết để giữ sắc vóc trẻ trung?

- 5 năm nay, tôi tập yoga đều đặn, mỗi sáng 1 tiếng 30 phút. Với tôi, yoga là "bác sĩ" chữa được nhiều bệnh mà không cần uống thuốc. Thậm chí tôi không biết mình đã truyền cảm hứng, "rủ rê" bao nhiêu người tập yoga theo mình nữa (cười).

Cụ thể, yoga đã cải thiện sức khỏe chị ra sao?

- Tôi cảm giác yoga là bộ môn mà "tập ngày nào, hưởng lợi ích ngay ngày đó" và tích lũy sức khỏe thật sự tốt. Yoga không chỉ giúp chúng ta đẹp về ngoại hình mà còn hỗ trợ chúng ta có sức khỏe tốt hơn.

Có những hôm cùng ê-kíp công ty làm việc đến tối muộn, nhưng sáng sớm tôi vẫn đi họp đúng giờ, làm tiếp cả ngày hôm sau mà không bị cạn năng lượng. Nhiều bạn nhân viên, kỹ thuật, thiết kế sân khấu gặp tôi và nói không hiểu sao tôi khỏe như vậy (cười).

Từ ngày tập yoga, tôi cũng ý thức việc ăn uống, ăn nhiều rau, cá biển, uống nước trái cây, ăn các loại hạt… Tuy nhiên, có một điều mà tôi mãi chưa làm được là... đi ngủ sớm.

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu - 8

Dù bận rộn, CEO Phạm Kim Dung luôn dành thời gian tận hưởng cuộc sống (Ảnh: Facebook nhân vật).

Tư thế yoga yêu thích của chị?

- Tôi thích tất cả động tác, từ hít thở, thiền, ngồi, đứng, các động tác đơn giản như rắn hổ mang, lạc đà, con mèo, tấm ván, chiến binh, cái cây, cái ghế...

Ngay cả những động tác khó như con quạ, chim thiên đường, nửa mặt trăng vặn xoắn, kim cương tròn, vua bồ câu... tôi đều thích tập. Có điều những động tác phức tạp thì tôi vẫn chưa thể tập lên tư thế đẹp được (cười).

Chị có thường "rủ rê" các hoa hậu nhà Sen Vàng tập yoga cùng?

- Tôi "truyền cảm hứng" cho Lona, Lương Thùy Linh, Thiên Ân... Ngoài các bạn hoa hậu, á hậu thì rất nhiều khách hàng, đối tác nữ cũng bị tôi "rủ rê" tập yoga rồi giới thiệu cô giáo luôn (cười).

Sắp tới, tôi sẽ có mặt tại sự kiện "Ngày hội Yoga Dân trí - Mãi khỏe đẹp cùng yoga" của báo Dân trí với tư cách đại sứ chương trình. Với tôi, đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm lan tỏa những giá trị tích cực, gắn kết cộng đồng và tôn vinh lợi ích của yoga.

(Theo Dân Trí)

">

Bà trùm Phạm Kim Dung: Trẻ đẹp nhờ yoga, hé lộ hậu trường chọn hoa hậu

">

Giữ nóng tình cảm ngày Tết

Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Ain, 19h55 ngày 4/2: Khó tin cửa dưới

Góp ý dự Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, nhiều đại biểu dồn sự quan tâm đến việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên của hội đồng trường bởi việc này cũng liên đới đến việc bầu hiệu trưởng, quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển của các cơ sở.

Tại cuộc họp diễn ra chiều 5/12, ban soạn thảo cũng xin ý kiến ở khoản 2 mục d Điều 16 với 2 phương án chọn về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường. Phương án 1 là hội đồng trường sẽ tổ chức thực hiện quy trình bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng trình Bộ GD-ĐT công nhận và phương án 2 là trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.

{keywords}
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các trường đại học, học viện phía Bắc. Ảnh: Thanh Hùng.

Ông Đào Văn Đông, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải nghiêng về phương án 2 bởi theo ông điều này đảm bảo nếu sau này không còn cơ chế bộ chủ quản thì vẫn áp dụng được.

Theo ông Đông, với hội đồng trường không nên quy định “cứng nhắc” với các thành viên trong trường là có 1 phó hiệu trưởng.

“Cần xem xét thực tế rằng 1 trường thường có 2 đến 3 phó hiệu trưởng. Mỗi người thường được hiệu trưởng giao phụ trách một số lĩnh vực nhất định. Trong khi thành viên hội đồng trường cần sâu về từng lĩnh vực để góp ý xây dựng định hướng, chiến lược phát triển. Nếu giả sử chỉ lấy 1 phó hiệu trưởng thiên về đào tạo thì mảng tài chính hay khoa học công nghệ lại hụt,…”. Do đó, ông Đông cho rằng nên thay bằng quy định hội đồng trường có ít nhất 1 phó hiệu trưởng.

Về điều này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) lý giải: “Dự thảo đưa ra 1 phó hiệu trưởng nhằm mục đích để bộ máy của hội đồng trường không trùng với bộ máy quản lý hành chính của hiệu trưởng. Nó là cơ quan quyền lực chứ không phải cơ quan điều hành. Do đó chỉ cần 1 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng tham gia mà thôi”.

Ông Nguyễn Văn Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG  Hà Nội) thì cho rằng việc đưa vào dự thảo nhiệm vụ và quyền hạn cho hội đồng trường “quyết nghị chủ trương về thu, chi tài chính; mua sắm tài sản thiết bị hằng năm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phát triển nhà trường” là chưa hợp lý.

“Công việc đó dành cho hội đồng trường tôi nghĩ là không thực sự cần thiết. Theo tôi, chỉ nên dừng ở việc thông qua kế hoạch tài chính hàng năm và báo cáo quyết toán tài chính hằng năm là đủ rồi”. 

Ông Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội cũng đồng tình phương án 2 vì cho rằng nếu việc bầu hiệu trưởng trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận thì sẽ thuận lợi hơn.

“Bởi như trường chúng tôi, nếu chỉ trình Bộ GD-ĐT thôi thì vai trò của Bộ chủ quản như thế nào? Nếu sau này cơ chế bộ chủ quản xem xét lại thì việc này cũng giúp dễ khắc phục hơn sau này về luật”

Đồng tình với ông Nội, ông Thi cho rằng vai trò của hội đồng trường là về mặt định hướng, chiến lược phát triển thay vì quyết định đến từng việc mua sắm gì.“Hội đồng trường theo tôi chỉ nên có nhiệm vụ là định hướng và thông qua tất cả những chiến lược phát triển, chủ trương chính, chứ không phải vai trò là can thiệp quá sâu vào những việc hành chính “hậu cần”.

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng việc sửa đổi luật cần chuẩn bị chu đáo, mang tính chiến lược và đảm bảo khi ban hành ra không chỉ chặt chẽ mà còn phải có tính thực tiễn, khả thi.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng.

Bà Lan cũng thẳng thắn cho rằng nếu hội đồng trường muốn mạnh lên thì vai trò bộ chủ quản phải giảm đi.

“Tiêu chuẩn người được bầu làm chủ tịch hội đồng trường cũng phải đạt được tầm nào đó chứ không thể chỉ chung chung có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học 5 năm. Cấp bộ môn, cấp khoa hay cấp trường? Tôi nghĩ cần ít nhất như trải qua 1 nhiệm kỳ hiệu trưởng hoặc ban giám hiệu thì tầm nhìn mới vĩ mô được”, bà Lan nói.

Theo bà, nếu quy định chung chung sẽ không chọn được con người dẫn đến hội đồng cũng không thực hiện được hoặc sẽ không có quyền lực. 

Đại diện một trường đại học khác cũng nói "Nếu không đủ phẩm chất để hoạch định chính sách phát triển của trường đại học thì không nên đưa vào hội đồng trường”.

{keywords}

Trường ĐH Hàng hải Việt Nam là một trong số ít có hội đồng trường rất sớm nhưng đến nay vai trò thực chất của hội đồng trường vẫn chưa rõ ràng.

Ông Nguyễn Khắc Khiêm, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay: "Khi họp để ra quyết sách cuối cùng thì hiệu trưởng và bí thư Đảng ủy vẫn là người quyết định”.

Ông Khiêm cũng đặt ra băn khoăn liệu có mâu thuẫn khi luật giáo dục nêu ra việc hội đồng trường sẽ bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng nhưng hiện nay rất nhiều bộ ngành đã tiến hành thi chức danh Hiệu trưởng, Hiệu phó.

Trước nhiều tranh luận về sự xuất hiện của sinh viên trong hội đồng trường, bà Lê Minh Thắng, Chủ tịch hội đồng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng nếu khuyết vị trí đại diện sinh viên trong hội đồng trường thì sẽ dẫn đến nhiều bất lợi, thậm chí rất khó để vượt qua được kiểm định quốc tế.

Kiến nghị giảm thành viên ngoài trường 

Ông Trương Huy Hoàng, Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực cho rằng một hội đồng trường có nhiều thành viên từ bên ngoài thì độ sâu sát với trường không thể như các thành viên trong trường.

{keywords}
Ông Trương Huy Hoàng, Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực. Ảnh: Thanh Hùng.

Nếu chúng ta để hội đồng trường phải phê duyệt cả những việc thu chi, mua sắm,… thì sẽ phải có một ban bệ để xem xét được những báo cáo đó, như vậy hội đồng trường sẽ “phình” lên rất lớn.

Đại diện nhiều cơ sở giáo dục đại học cho rằng quy định thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số thành viên hội đồng trường là hơi cao.  

Ông Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội nói: “Các đại diện từ bên ngoài vào họ có thể nắm chuyên môn của họ nhưng nếu nói về quy trình, tổ chức đào tạo thì không chắc. Chúng ta cần họ để hiểu nhu cầu thực tế của xã hội trong lĩnh vực đó nhằm đưa ra kế hoạch đào tạo, nhưng để tốt hơn cho việc đưa ra những quyết định chiến lược phát triển cơ sở thì tôi nghĩ nên chỉ quy định ở mức tối thiếu 20%. Trong trường hợp cơ sở muốn bổ sung thêm thì vẫn có “độ mở”.

Theo ông Nguyễn Văn Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), để xác định rõ vai trò của hội đồng trường thì tỷ lệ cán bộ giảng viên các bộ môn, các khoa phải được tăng lên, thay vì nâng số lượng thành viên bên ngoài lên tối thiểu 30%.

“Các thành viên bên ngoài trường nếu chiếm tối thiểu 30%, tức là gần 1/3, tôi cho là quá nhiều nhiều và tôi nghĩ hợp lý chỉ nên quy định tối thiểu 20%. Hội đồng trường bám sát các hoạt động, mục tiêu của nhà trường và thậm chí đề xuất các hoạt động rất cụ thể của nhà trường trong từng năm một. Bởi vậy số lượng các cán bộ, giảng viên trong các khoa, bộ môn cần tăng lên chứ không chỉ như dự thảo đưa ra là chỉ tối thiểu 25% tổng số thành viên”.

{keywords}

Ông Đào Văn Đông cũng cho rằng nên chỉ để con số ở mức tối thiểu 20%: “Bởi có các doanh nghiệp bên ngoài là rất tốt nhưng những quy định sẽ gây khó khăn cho các trường khi muốn tìm kiếm đối tác để tham gia vào hội đồng trường”.

Đại diện một trường đại học chia sẻ thực tế: “Ở Việt Nam rất ít doanh nghiệp có thể dành thời gian để tham gia vào các hoạt động khoa học cụ thể. Chúng tôi cũng  đã có hội đồng trường được 1 năm nhưng qua 3 lần họp thì thực sự là vẫn không mời được doanh nghiệp. Đây là một khó khăn, nên con số 30% tôi nghĩ nên giảm xuống 20%”.

Trước các ý kiến cho rằng thành viên của hội đồng trường có tỷ lệ tối thiểu 30% là bên ngoài trường là quá cao, bà Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT) cho hay: “Nếu tham khảo luật cũng như thực tế ở những trường có hội đồng trường phát triển ở các nước phát triển thì có khoảng 50-60% từ thành viên bên ngoài, họ sẽ là những người mang những định hướng thị trường vào để trường phát triển đúng với cơ chế thị trường”.

Tuy nhiên, bà Phụng cho hay Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về vấn đề này.

Thanh Hùng

">

Nhiều tranh cãi về nhân sự trong hội đồng trường

{keywords}Theo DownDetector, cả Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger đều gặp vấn đề trên bình diện toàn cầu từ tối ngày 4/10 (giờ Việt Nam).

Sự cố nói trên cũng đã được ghi nhận ở quy mô toàn cầu khi số liệu từ trang DownDetector cho thấy, kể từ cuối giờ khuya ngày 4/10 (giờ Việt Nam) việc truy cập vào các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, WhatsApp hay Messenger đều không thể thực hiện theo cách thông thường.

Vấn đề phổ biến nhất mà người dùng gặp phải là không thể truy cập vào website, app hay kết nối với server của những nền tảng cung cấp dịch vụ nhắn tin OTT và mạng xã hội. Thống kê của DownDetector cũng chỉ ra rằng, không chỉ ở Việt Nam, sự cố trên cũng đang xảy ra với quy mô toàn cầu và phạm vi ảnh hưởng bao trùm trên hầu khắp các quốc gia tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ. 

Bên cạnh việc không thể truy cập vào các trang mạng xã hội như thông thường, đến lúc này, nhiều người sử dụng mới cảm thấy sự phụ thuộc của mình vào những ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram, Messenger hay WhatsApp. 

{keywords}
Trong bối cảnh các ứng dụng của Facebook bị tê liệt, sử dụng Zalo là sự lựa chọn để giữ liên lạc của nhiều người. 

Trao đổi với Pv. VietNamNet, chị Hà Ngân (Vương quốc Bỉ) cho biết, việc liên lạc của chị với các bạn bè tại đây gần như đã tê liệt hoàn toàn. “Công cụ nhắn tin duy nhất mà tôi có thể sử dụng lúc này là Zalo. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể dùng Zalo để liên lạc với bạn bè ở Việt Nam chứ không thể kết nối với bạn bè quốc tế.”, chị Hà Ngân chia sẻ.

Với một người dùng khác là anh Đức Mạnh (Osaka, Nhật Bản), anh cho biết, sự cố nói trên thực sự ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh. Sau những phút đầu khá bế tắc khi không thể kết nối với bạn bè, rất may là anh vẫn có thể giữ liên lạc thông qua những nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Nhật khác như Line hay Twitter.

Là một người thường xuyên sử dụng công cụ chat nhóm trên Messenger để phục vụ cho công việc, anh Minh Huy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đến lúc này, bản thân anh và các đồng nghiệp mới ý thức được rằng mình đã quá phụ thuộc vào Facebook và Messenger. 

Làm việc trong mảng truyền thông, công việc của anh Huy đòi hỏi thường xuyên phải giữ liên lạc để nhận ý kiến chỉ đạo từ cơ quan. Tuy nhiên, “khi Facebook gặp sự cố, nhiều người trong cơ quan tôi gần như không biết phải sử dụng nền tảng nào ngoài cách gọi thoại thông thường để giữ liên lạc.”, anh chia sẻ. 

{keywords}
Sự cố với các nền tảng của Facebook đã tác động không nhỏ khi nhiều người quá lệ thuộc vào các dịch vụ này. 

Tuy chỉ là một sự cố của Facebook, có một thực tế là đã có quá nhiều người bị tác động tiêu cực bởi sự cố này. Đây là điều đáng phải suy nghĩ trong bối cảnh Facebook hay Messenger hoàn toàn có thể gặp phải vấn đề nghiêm trọng

Thực tế cho thấy, đến đầu giờ sáng 5/10 (giờ Việt Nam), việc truy cập và sử dụng Facebook, Messenger, Instagram hay WhatsApp vẫn hoàn toàn bị tê liệt. 

Theo thống kê của Wearesocial, các ứng dụng như Facebook, Instagram, WhatsApp và Messgenger đang là những ứng dụng phổ biến nhất trên mạng Internet năm 2021. Tuy nhiên, điều đặc biệt là những nền tảng này đều thuộc sở hữu của Facebook.

{keywords}
Các nền tảng truyền thông phổ biến nhất với người dùng Internet Việt Nam theo số liệu tính đến tháng 1/2021 của Wearesocial.

Tính riêng tại Việt Nam, có tới 91,7% số người dùng Internet sử dụng Facebook. Con số này là 75,8% với người sử dụng Messenger và 53,5% người sử dụng Instagram. Trong top 15 ứng dụng phổ biến nhất Việt Nam năm 2021, Zalo là ứng dụng Việt Nam duy nhất được nhắc đến. 

Với 76,5% lượng người dùng Internet Việt sử dụng Zalo, ứng dụng này cũng là kênh liên lạc chính với nhiều người khi Facebook gặp sự cố. Sự cố sập Facebook lần này cũng cho thấy, người dùng nên sử dụng đa nền tảng thay vì chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất. Đến lúc này, nhiều người cũng đã hiểu vì sao nên cài cả các mạng xã hội Make in Vietnamtrên điện thoại của mình. 

Trọng Đạt

Facebook bị sập hệ thống trên toàn cầu

Facebook bị sập hệ thống trên toàn cầu

Khoảng 22h34’ ngày 4/10 theo giờ Việt Nam, mọi dịch vụ của Facebook trên toàn cầu bao gồm trang chủ Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp đều đã không thể truy cập được.

">

Người dùng Việt đau đầu, bế tắc vì trót quá phụ thuộc vào Facebook

友情链接