Trình độ giáo dục cao, phúc lợi xã hội tốt và mức lương "khủng" là điều những bạn trẻ ra nước ngoài theo hình thức vừa học vừa làm qua các trung tâm môi giới nghĩ tới. Ảnh: Stadee.
Theo lời hứa hẹn của bên môi giới, cô sẽ có 3 năm học ngành Quản lý kinh tế tại ngôi trường ở tỉnh Osaka, suốt thời gian đó Hiền cũng sẽ được sắp xếp công việc ổn định.
Cuối năm 2014, khi bạn bè đồng trang lứa ở quê bắt đầu những năm tháng trên giảng đường ở thành phố lớn, Hiền rời Việt Nam sau 3 tháng học tiếng.
Thế nhưng, cô "vỡ mộng" khi nhận ra lúc đặt chân đến xứ phù tang là thời điểm hành trình gian khổ thực sự bắt đầu khi phải làm quần quật đến mức kiệt sức, không có thời gian ngủ.
Không chỉ riêng Hiền, nhiều du học sinh Việt Nam khi đi lựa chọn con đường vừa học vừa làm ở nước ngoài vẫn mơ về bức tranh màu hồng, những tiện nghi, cơ hội rộng mở ở vùng đất xa xôi.
Tuy nhiên, không ít người hụt hẫng khi thực tế không giống những gì mình hình dung trước khi lên đường, và cũng khác xa với "chiếc bánh" mà các trung tâm môi giới "vẽ" ra.
Rắc rối về hồ sơ, phải làm việc kiệt sức, bế tắc đến mức trốn ra ngoài làm hay bỏ học về nước giữa chừng là những gì du học sinh thiếu tiềm lực kinh tế phải trải qua.
Vài ngày liền không được chợp mắt là chuyện thường
Hiền kể sau khi nhập trường, cô đi làm tại một nhà hàng cơm văn phòng theo sự giới thiệu của công ty môi giới. Buổi sáng đi học đến 11h, cô phải làm việc đến tối muộn nhưng lương cũng chỉ vừa đủ chi trả học phí và phí sinh hoạt. Cô bắt đầu thấy khủng hoảng khi nghĩ về khoản nợ.
Không còn cách nào khác, Hiền nhận cùng lúc 2 công việc, cô thường xuyên về nhà lúc nửa đêm. Có nhiều lần cô phải di chuyển liên tục từ tỉnh này sang tỉnh khác trên tàu điện ngầm, vài hôm liên tục không được chợp mắt cũng thành chuyện thường.
"Cày cuốc" chăm chỉ, mỗi tháng cô kiếm được 20.000 yên (hơn 40 triệu đồng). Ngoài học phí, các khoản sinh hoạt đắt đỏ, cô chỉ dành lại được số tiền ít ỏi để gửi về nhà. Và Hiền phải đánh đổi không ít để có được số tiền ấy.
Không ít du học sinh "vỡ mộng" khi ra nước ngoài. Ảnh: Ardneks.
Hiền tâm sự từng chọn thi đại học ở Sài Gòn vì bị dị ứng thời tiết mỗi khi trời lạnh, cô sợ mùa đông miền Bắc. Thế nhưng ngày đầu sang Nhật lại trúng vào mùa đông - cả người cô nổi đỏ, sưng tấy vì dị ứng. Suốt 3 tháng, Hiền sống chung với thuốc.
Những đêm tủi thân nằm khóc, cô không dám kể với cha mẹ vì sợ họ lo lắng. Không thể đợi hết 3 năm, cuối năm 2016, Hiền quyết định về nước khi chỉ mới có chứng chỉ ngôn ngữ, chưa học xong chuyên ngành. Ngày về nước, cô vẫn còn mang số nợ 50 triệu đồng.
Hiền nhớ như in khoảng thời gian khủng khiếp đó. Bất đồng ngôn ngữ, cãi nhau với sếp vì bị bắt chẹt vô lý, cô nhảy từ nhà hàng này đến quán ăn khác. Đi làm - tăng ca - học hành - thi cử - tiền nợ như vòng xoáy cuốn Hiền đi.
"Suốt 2 năm ròng, mỗi ngày mình chỉ được ngủ 2 tiếng, hôm nào nhiều lắm được 4 tiếng. Có thời điểm chỉ còn nặng 39 kg dù cao gần 1,60 m. Suốt 2 năm, mình cảm thấy kiệt sức", cô gái 24 tuổi nhớ lại.
Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio từng chia sẻ có tới 90% du học sinh, thực tập sinh Việt Nam bỏ học khi sang Nhật.
Đầu tháng 1, tại một hội thảo, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã đưa ra cảnh báo về tình trạng trên một số công ty phái cử và công ty tư vấn du học lừa gạt người Việt để thu phí môi giới cao, quảng cáo sai sự thật về các chương trình vừa học vừa làm thu nhập cao.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định các công việc dịch vụ dành cho du học sinh có thu nhập thấp, chỉ đủ để trang trải một phần chi phí sinh hoạt cho các du học sinh và họ khó có thể trả hết nợ.
Điều này dẫn tới tình trạng nhiều người mang gánh nặng kinh tế khi sang đây dễ bỏ trốn, phạm tội tại Nhật Bản. Cũng theo khuyến cáo được đưa ra, có rất nhiều trường hợp du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản không vì học tập mà vì mục đích kiếm tiền, chấp nhận đi làm chui theo lời dụ dỗ của các công ty môi giới.
Theo điều tra của Bộ Lao động Nhật Bản, có tới 70% trong số 6.000 công ty vi phạm các quy định lao động về làm thêm giờ bất hợp pháp, không trả lương và an toàn lao động.
Trở thành "đứa con bị đem bỏ chợ"
Theo Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK), nước này không cấm sinh viên nước ngoài làm thêm nhưng phải được nhà trường và cơ quan chức năng chấp thuận.
Theo đó, sinh viên nếu đạt những yêu cầu nhất định về tiếng Hàn chỉ được phép làm thêm từ 10 giờ đến 25 giờ/tuần. Song do điều kiện gia đình khó khăn, cộng thêm học phí đắt đỏ và mức sống cao, không ít du học sinh tự tìm việc làm thêm thông qua các trung tâm môi giới với mức hoa hồng cao, bất chấp điều này là bất hợp pháp.
Trả lời Thanh Niên vào tháng 1/2019, Phó Chủ tịch VSAK Vũ Đức Lượng cho biết: "Do hoàn cảnh nên nhiều bạn làm quá số giờ vượt quy định và không đăng ký. Trong đó, nhiều bạn làm ở nơi không được phép như xưởng công nghiệp, ngành xây dựng”.
Ông Lượng cho biết thêm các sinh viên này không hề được bảo hiểm và khi bị chủ quỵt lương cũng không dám nhờ cơ quan chức năng can thiệp.
Không ít người từ bỏ việc học khi phải làm việc quá vất vả ở nước ngoài. Ảnh: Perry Tse.
Năm 2018, sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Tự động hóa của ĐH Bách khoa Hà Nội, không tìm được công việc có mức lương như ý, Nguyễn Hải (sinh năm 1995) quyết định đi Hàn Quốc theo diện vừa học vừa làm.
Nhìn những anh chị trong làng đi Hàn, Nhật đều có mức lương cao hơn hẳn trong nước, Hải nghĩ sẽ ra nước ngoài ít năm để học thêm một bằng nữa, đồng thời kiếm chút vốn, sau này có thể kinh doanh hay thực hiện những dự định đang ấp ủ.
Qua tìm hiểu từ một số người quen, Hải làm hồ sơ qua một trung tâm môi giới - nơi được giới thiệu "đảm bảo, chắc chắn tìm được việc lương cao". Với mức phí gần 300 triệu được trả góp theo từng giai đoạn cho đến lúc xuất hành, Hải "yên tâm chặt" mình sẽ có công việc với mức lương "ngon lành" vì còn có cả bằng đại học.
Thế nhưng, những mơ mộng của anh vỡ vụn khi vừa sang đến Hàn Quốc đã nghe tin công ty môi giới cho mình phá sản.
"Khi ấy mình như đứa con bị đem bỏ chợ, hoảng hốt khi vừa phải định thần xem phải làm gì tiếp theo, vừa lo lắng về việc trả nợ khoản tiền đã đóng đầy đủ trước ngày bay", Hải nhớ lại.
Bỡ ngỡ ở môi trường mới, giao tiếp hạn chế vì bất đồng ngôn ngữ, cũng không thông thạo địa hình, Hải phải tự mình làm tất cả mọi thứ mà không có người hỗ trợ hay tư vấn.
Anh tự mình đi đăng ký nhập học, tự loay hoay tìm việc làm thêm. Một tuần đầu đi làm cũng là lúc anh nhận ra thực tế không màu hồng như mình nghĩ.
Làm việc quần quật 12 giờ đồng hồ mỗi ngày tại cửa hàng tiện lợi, mỗi buổi sáng đến lớp anh nằm gục xuống bàn vì không mở nổi mắt.
Là một sinh viên không có tiềm lực kinh tế, Hải cũng như nhiều người khác xem chuyện làm việc với cường độ cao cách duy nhất để duy trì cuộc sống ở nước ngoài.
"Mình từng mơ về kế hoạch một buổi đi học, một buổi đi làm thêm, cuối tuần cùng bạn bè, đồng hương gặp gỡ, còn đi thăm thú những danh thắng ở xứ kim chi. Nhưng gần một năm ở đây, hiếm hoi lắm mình mới có dịp được thả lỏng. Có mấy lần có dịp đi sang nhà bạn chơi, mình nằm ngủ quên béng luôn trên tàu", anh chia sẻ.
Anh từng nghĩ mình sẽ cố học tập thật tốt để có cơ hội gia nhập vào một công ty nước ngoài danh tiếng, hoặc chí ít khi về nước cũng được mời chào, trọng dụng. Nhưng giờ đây, nỗi lo của chàng trai 9X là làm sao để được tăng ca, kiếm tiền trả nợ.
Không riêng gì Hải, nhiều người anh quen biết sang đây du học nhưng không chịu nổi áp lực về kinh tế, thậm chí họ chọn trốn ra ngoài làm. Dù biết là bất hợp pháp, nhưng với số nợ hàng trăm triệu, họ không dám trở về khi chưa kiếm đủ tiền.
Mỗi ngày, theo dõi trên những trang dành cho cộng đồng du học sinh Việt tại Hàn, Hải chua xót khi đọc những dòng tâm sự của anh chị, bạn bè mệt mỏi, kiệt sức, muốn bỏ về vì làm việc.
Nhiều trung tâm môi giới vẽ ra cho du học sinh bức tranh màu hồng không có thực khi ra nước ngoài. Ảnh: Illustrator Guide.
'Đảo địa ngục' từng có hàng nghìn người sinh sống ở Nhật
Được mệnh danh là 'đảo địa ngục', Hashima (Nhật Bản) nổi bật với những tòa nhà hoang phế, ảm đạm. Cách đây hơn nửa thế kỷ, nơi này là vùng đất nhộn nhịp với hàng nghìn cư dân.
" alt="'Mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng, tôi kiệt sức suốt 2 năm du học Nhật'" />
Tam Cốc mùa lúa chín đẹp như một bức tranh. Ảnh: I.T
Đến Tam Cốc mùa lúa chín, bạn sẽ thấy thư giãn, hòa mình cùng thiên nhiên của một chốn đồng quê yên tĩnh. Bạn sẽ như lạc vào những thảm sắc màu khi nhìn qua những cánh đồng lúa xanh xen lẫn lúa chín vàng. Ruộng thì chỗ đang gặt, chỗ chờ gặt, tạo nên những mảng màu thiên nhiên thơm mát, nhẹ nhàng và tuyệt đẹp.
Cánh đồng lúa Bắc Sơn – Lạng Sơn
Cánh đồng lúa Bắc Sơn ở thung lũng Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội khoảng 160km là một trong những cánh đồng lúa đẹp nhất tại Việt Nam không thể bỏ qua vào mùa lúa chín vàng. Ngắm nhìn những ruộng lúa vàng óng ánh, bạn hẳn sẽ cảm thấy rạo rực, tràn đầy niềm vui phơi phới.
Nơi đây, các ruộng lúa ở chỗ trũng và được bao quanh bởi núi đồi nên Bắc Sơn không chỉ có ruộng lúa nước bằng phẳng mà cũng có khá nhiều ruộng bậc thang cho du khách khám phá. Mùa lúa chín ở Bắc Sơn rơi vào khoảng cuối tháng 7 và giữa tháng 11 dương lịch hàng năm.
Lúa Bắc Sơn không phải đều được gieo cấy vào cùng một thời điểm nên người dân thường thu hoạch lúa nhanh và không cùng lúc. Vì thế nên mới có cảnh ruộng bên này đã chín vàng rồi mà ruộng bên có khi còn đang cấy.
Khách sạn của tổng thống Donald Trumps được xếp hạng tốt nhất thế giới
Tổng thống Donald Trumps là một nhà kinh doanh tài giỏi. Khách sạn Trump của ông ở New York đã được độc giả một tạp chí du lịch hạng sang vinh danh là khách sạn tốt nhất thế giới.
Faya Miah hiện là bác sĩ ngữ âm trị liệu, người mẫu, blogger nổi tiếng.
Khi mới sang Mỹ, bạn có gặp phải cú sốc nào không?
Mình từng trải qua 2 cú sốc. Lần đầu là lúc mới bước chân vào nước Mỹ.
Vốn là người bản xứ nên tiếng Anh đối với họ là việc dễ dàng. Mình phải hạn chế giao tiếp với gia đình và bạn bè ở Việt Nam để tập trung luyện tiếng Anh và học hành để cạnh tranh với các bạn sinh viên bản xứ - những người cũng muốn nhận vào ngành bác sĩ ngữ âm trị liệu.
Ngành này rất kén chọn học sinh và cực kỳ khó vào ngay cả đối với người bản xứ. Vì muốn vào ngành này, sinh viên cần phải có GPA (điểm học bạ) cao gần tuyệt đối (95-100%); điểm cao trong phần thi GRE (Graduate Record Examination); có kinh nghiệm làm việc hoặc quan sát trong thời gian dài những công việc liên quan đến ngành Y; có kinh nghiệm trong các hoạt động từ thiện và có khả năng giao tiếp trôi chảy trong lúc phỏng vấn với trường.
Sốc lần thứ 2 là lúc lúc mình đi học thạc sỹ, mình muốn tập trung học tập nên không về thăm nhà. Sau khi tốt nghiệp thì mình đợi bệnh viện bảo lãnh cho mình thẻ thường trú và mình phải ở lại nước Mỹ để làm việc nên không về Việt Nam thăm gia đình trong vòng 6 năm dài.
Lúc mình về Việt Nam thăm nhà là tháng 3 năm 2018. Mọi thứ thay đổi quá nhiều. Mình hy vọng các bạn độc giả và mọi người ở Việt Nam có thể mở rộng vòng tay để mình có cơ hội hoà nhập với nước nhà nhiều hơn và có cơ hội cống hiến khả năng của mình cho quê hương.
Để có được công việc như hiện tại (bác sĩ ngữ âm trị liệu ở Mỹ-nv), cô gái trẻ đã phải nỗ lực không ngừng.
Hình như có thời gian bạn từng bị trầm cảm? Lý do vì sao vậy? Và bạn đã vượt qua nó như thế nào?
Trầm cảm là lúc mình phải cạnh tranh với các bạn bản xứ để có được chiếc vé vào học bác sĩ ngữ âm trị liệu. Sau đó, nhờ nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều từ gia đình, bạn bè bên Mỹ, mình mới có thể vượt qua.
Lý do vì sao bạn lại chọn học bác sĩ ngữ âm trị liệu? Bạn có kế hoạch phát triển ngành này ở Việt Nam không?
Mình muốn trở thành bác sĩ ngữ âm trị liệu vì lúc bé, bà nội của mình hay dẫn mình đi thăm các bạn nhỏ hở môi và hàm trong các trại trẻ mồ côi.
Mình có cơ hội tiếp xúc và ngưỡng mộ các bác sĩ trị liệu của Operation Smiles (Tổ chức Phẫu thuật nụ cười – PV) trong lúc họ sang Việt Nam để phẫu thuật và trị liệu cho các bé. Vì thế, mình đã quyết tâm xin học bổng để đi học vì lúc đó Việt Nam chưa có trường lớp chính thức để đào tạo bác sĩ ngữ âm trị liệu.
Mình thật sự rất muốn có cơ hội về Việt Nam để đóng góp công sức và khả năng cho con người ở Việt Nam. Nếu có cơ hội mình quyết định về ngay.
Faya Miah được nhiều bạn trẻ ở Mỹ yêu thích vì thân hình nóng bỏng.
Là một cô gái đẹp và quá nóng bỏng, làm sao để bạn vượt qua những cạm bẫy và có được thành tích học tập 'khủng' như vậy?
Việc đó không dễ dàng chút nào. Mình may mắn lớn lên cùng bà nội, được bà chỉ dạy nhiều điều đáng trân trọng trong cuộc sống.
Không phải ai cũng có cơ hội như mình, cộng thêm công sức bà nội nuôi dạy mình nên người nên mình nghĩ, những cạm bẫy đó không đáng để mình bỏ phí cơ hội và khả năng của bản thân. Nó cũng không đáng để mình phải làm bà nội thất vọng hoặc buồn lòng.
Hơn nữa, cuộc sống lúc nào cũng cần sự thăng bằng. Lúc học hành mình cũng tham gia các hoạt động ngoại khoá, chẳng hạn như múa ballet, yoga, vẽ tranh, nhiếp ảnh, ca hát và chiêm tinh học.
Ở Mỹ, bạn có tham gia các hoạt động từ thiện, hướng tới cộng đồng không?
Mình có tham gia giúp đỡ các phụ nữ vô gia cư hoặc bị lạm dụng lúc mình sống ở Washington State. Hiện tại mình tập trung hỗ trợ giáo dục cho các gia đình có thu nhập thấp hoặc mới sang Mỹ định cư (người Việt, người Ấn...) để họ biết được các quyền lợi của họ và các em bé có bệnh cần được giúp đỡ.
Cảm ơn bạn về những chia sẻ!
Cô gái Việt nổi tiếng ở Mỹ vì nóng bỏng, thành tích học tập cũng đáng nể
Với thân hình nóng bỏng, Faye Miah đang được các bạn trẻ ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới yêu thích.
" alt="Cú sốc bác sĩ Việt nổi tiếng ở Mỹ vì quá nóng bỏng" />
Sơ chế trứng muối: tách lấy lòng đỏ trứng muối, rửa dưới vòi nước, sau đó vớt qua tô rượu gừng hoặc rượu mai quế lộ. Rồi vớt ra để ráo cho lên khay quét ít dầu mè rồi đem nướng nhiệt độ 150 độ C tầm 6 phút. Hoặc có thể hấp. Chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu.
Ảnh: Rose Trương.
Trộn đều tất cả nguyên liệu khô phần nhân. Pha tô nước trộn nhân rưới lên nhân và cho bột bánh dẻo vào trộn đều, sao cho phần nhân kết dính khi vo viên.
Ảnh: Rose Trương.
Lấy cái chén cho màng thực phẩm (sẽ dễ gói nhân hơn) vào chén rồi để lên cân, cho nhân 90g luôn cả trứng muối vì mình làm khuôn 150g. Tóm lại vo tròn thành những viên nhân.
Ảnh: Rose Trương.
Cho nguyên liệu lỏng phần vỏ vào âu quậy đều, rồi cho bột đã rây vào, trộn đều thành khối dẻo mịn, đừng nhồi quá lâu nhé! Sau đó cân từng viên 60~63g bột, vo viên rồi cán bột cho nhân vào gói lại. Dùng khuôn áo qua lớp bột rồi cho viên bột vào đóng bánh, cho bánh lên khay có lót giấy chống dính.
Ảnh: Rose Trương.
Cho bánh vào lò nướng 10 phút. Trong lúc chờ đợi thì cho tất cả nguyên liệu phần nước quét mặt bánh trộn đều. Nướng thấy bánh chuyển sang màu trắng đục thì lấy ra khỏi lò, dùng bình xịt phun sương phun nước xung quanh bánh. Đợi nguội chút thì quét nước trứng lên.
Ảnh: Rose Trương.
Cho lại vào lò nướng vẫn nhiệt độ 180 độ C, 10 phút. Vì có thể nhiệt lò không đều và ổn định nên xoay khay đổi chiều và canh bánh cho đến khi bánh vàng đều đẹp là được. Bánh chín lấy ra khỏi lò, cho bánh lên rack để nguội. Bánh mới nướng vỏ sẽ cứng một chút, để bánh qua 1-2 ngày sẽ lên màu và mềm ẩm hơn.
Những chiếc bánh màu đẹp, thơm phức. Ảnh: Rose Trương.
Bánh thơm ngon mà không bị ngán! Đặc trưng của bánh nướng truyền thống là mùi thơm của lá chanh và vỏ chanh bào quyện với mùi thơm của rượu.
Cuối tuần trổ tài làm bánh trung thu đậu xanh không cần lò nướng
Nếu bạn không có lò nướng mà vẫn muốn làm bánh trung thu thì hãy thử cách làm bánh trung thu đậu xanh dưới đây nhé!
" alt="Cách làm bánh Trung thu thập cẩm cho ngày rằm tháng 8 thêm vui" />
Thực hiện nhiều biện pháp dạy nghề, tạo việc làm, tuy nhiên số người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề ở Quảng Ninh mới chiếm 11,38% số người khuyết tật có khả năng lao động. Thực trạng này được đánh giá là do còn chưa có chung tay nhiệt tình của doanh nghiệp, tổ chức vào việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.
Trong khi đó, công tác dạy nghề cho người khuyết tật còn nhiều khó khăn từ cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đặc thù cho đến tập trung nhiều người khuyết tật vào một lớp học, một công việc.
Với công tác tạo việc làm cũng còn nhiều hạn chế theo tiêu chí “công việc ổn định” lại đòi hỏi doanh nghiệp chung tay, tạo thời gian và kiên trì để người khuyết tật hòa nhập, làm quen với công việc.
Để triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật, tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật và Cục Bảo trợ xã hội tham mưu, trình Chính phủ ban hành chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp về hỗ trợ cơ sở vật chất thiết bị đào tạo và kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật. Cùng với đó, Quảng Ninh cũng tiếp tục định hướng thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp để người khuyết tật tự tin và có thể ổn định cuộc sống bằng nghề được học.
H. Dũng
" alt="Quảng Ninh: nhiều chính sách tạo việc làm cho người khuyết tật" />