当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Kèo vàng bóng đá Basel vs Grasshopper, 01h30 ngày 4/4: Chủ nhà lên đỉnh 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nongbua Pitchaya, 19h00 ngày 4/4: Đối thủ yêu thích
Theo ông Đồng, chính sách pháp lý thường đi sau diễn biến thị trường, nhưng gần đây các nhà xây dựng chính sách tại Việt Nam đang hoàn thiện xây dựng chính sách để có khung pháp lý nhằm phát triển lĩnh vực mới là kinh tế số.
Theo các chuyên gia, game (trò chơi trực tuyến), nhất là game mobile là một trong những điểm sáng trong ngành nội dung số. Ông Đồng dẫn một thống kê cho thấy, cứ 25 game mobile được tải lên các kho ứng dụng thì có 1 game của Việt Nam. Còn trong 10 game mobile được chơi nhiều nhất thì có khoảng 5-6 trò chơi đến từ Việt Nam.
Tọa đàm xây dựng chính sách pháp luật thúc đẩy sự phát triển của trò chơi trực tuyến tại Việt Nam trên nền tảng trực tuyến. |
Ông Dương Vi Khoa, Phó Chủ tịch Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam đánh giá, thị trường game Việt Nam đang phát triển nhanh và mạnh, một phần nhờ tác động từ các chính sách và yếu tố hỗ trợ từ cơ quan quản lý, chẳng hạn việc cho phép thể thao điện tử thi đấu chính thức đã thúc đẩy ngành này.
Còn theo ông Nguyễn Thành Trung, CEO Sky Mavis, cha đẻ game blockchain đình đám Axie Infinity, năm 2021 cho thấy những tác động mạnh mẽ của game blockchain tới thị trường và mang đến làn gió mới để đưa game Việt Nam ra toàn cầu.
Theo ông Trung, Việt Nam hiện là quốc gia có phong trào cũng như năng lực mạnh trong game blockchain thế giới. Nhưng ông cho rằng đáng chú ý nhất đó là việc các doanh nghiệp game Việt Nam đã thay đổi cách tiếp cận, bắt đầu tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm và giới thiệu ra thị trường thế giới.
Đồng quan điểm này, ông Dương Vi Khoa nhận định rằng Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao trong việc phát hành game trong khu vực, nhiều game hạng A trên thế giới có sự góp mặt của Việt Nam. Tuy nhiên, sự chuyển mình đáng chú ý trong vài tháng qua là các doanh nghiệp startup bắt đầu kết hợp với nhau để phát triển và phát hành các trò chơi điện tử thay vì chỉ gia công cho các hãng game lớn trên thế giới.
“Trong 6 tháng qua, có hơn 100 game ra đời đang được phát hành trên thị trường. Đây là điều đáng mừng”, ông Khoa nói.
Dù có tiềm năng của các ngành game lại đối mặt với nhiều rào cản, trong đó có những vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp. “Khung pháp lý vẫn chưa đủ theo kịp thực tế và rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký thành lập ở Singapore, đóng thuế ở đây thay vì ở Việt Nam. Đây là một thiệt thòi”, ông Đồng nói.
Ngoài ra, ông Dương Vi Khoa và ông Nguyễn Thành Trung cũng nêu một thực tế khác là các chính sách hiện hành có thể gây ra vấn đề bảo hộ ngược, khi doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các quy định để phát hành trong nước, nhưng các trò chơi trực tuyến khác lại không chịu sự ràng buộc trên nền tảng số.
Với tiềm năng và những hiệu quả mà ngành này mang lại, các chuyên gia cho rằng việc xây dựng hệ thống chính sách với trò chơi trực tuyến là cần thiết, có thể phát triển các doanh nghiệp và thị trường game tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quang Đồng, sức nóng của tài sản số trong thời gian qua cũng tạo ra nhiều lo lắng khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng liên quan đến việc phát hành tài sản số, tiền số. Điều này sẽ nảy sinh tranh chấp, lừa đảo người dùng, nhất là những người mới có thể sập bẫy chiêu trò dưới dạng phát hành đồng tiền số nhằm thu hút nhà đầu tư không có kinh nghiệm cùng hàng loạt vấn đề gian lận tài chính trên môi trường số.
Duy Vũ
Từ tháng 2/2022, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng phải có thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong điểm kinh doanh 24/24h và lưu trữ dữ liệu 180 ngày.
" alt="Nhiều doanh nghiệp game Việt Nam phải thành lập và đóng thuế ở Singapore"/>Nhiều doanh nghiệp game Việt Nam phải thành lập và đóng thuế ở Singapore
Mất một con mắt
Một lần tình cờ cúp điện vào buổi tối, anh Trần Đức Vũ nhìn thấy trong mắt con Trần Đức Tấn Phát (sinh năm 2017 ở trọ số 176/2 đường Trần Thanh Mại, P Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM) có một đốm sáng như mắt mèo. Ban ngày nhìn lại không thấy ánh sáng đó cũng như mắt bé không đỏ không đổ ghèn. Lúc đó, anh Vũ lại nghĩ có thể do anh nhìn nhầm.
Bé Phát đã phải bỏ một con mắt. |
Thời gian sau, cậu con trai đi đứng không vững, đó là biểu hiện của bệnh, nhưng anh Vũ cũng không hề hay biết. Dấu hiệu đó càng ngày càng nặng thêm, anh đưa con đến BV Mắt TP.HCM.
Hai vợ chồng anh chị bàng hoàng khi bác sĩ chẩn đoán đó là căn bệnh ung thư nguyên bào võng mạc. Bác sĩ chỉ định phải mổ gấp để bỏ con mắt đó, nếu như để lâu sẽ ảnh hưởng tới con mắt còn lại.
“Chúng tôi nghe bác sĩ tư vấn mà muốn gục ngã. Chúng tôi không ngờ con còn bé mà đã mắc căn bệnh nguy hiểm đến như vậy. Từ bé đến giờ bé có đau ốm gì đâu vẫn khỏe mạnh và chơi ngoan”, chị Trần Thị Hưởng nói như vậy.
Việc điều trị của bé Phát không chỉ dừng lại việc phẫu thuật bỏ mắt phải mà còn phải được điều trị bằng nhiều đợt hóa chất.
Một mình cha làm công nhân không đủ tiền chữa bệnh cho con. |
Từ ngày phát hiện bệnh, bé Phát phải điều trị và thăm khám ở cả hai viện. Chi phí đi lại và tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế khiến gia đình chị Hưởng gặp khó khăn.
Đến hiện tại, họ đang rất lúng túng vì không thể vay thêm tiền điều trị cho con. Nếu như thiếu thuốc điều trị thì có lẽ chút ánh sáng còn lại của cuộc đời bé cũng sẽ không còn.
Cha mẹ không đủ tiền cứu con mắt còn lại
Hai vợ chồng anh Vũ và chị Hưởng có 2 đứa con, đứa lớn phải gửi ông bà ở quê chăm sóc và cho đi học. Hai vợ chồng vào TP.HCM làm công nhân thuê một phòng trọ để sinh sống. Nếu như con khỏe mạnh cả hai vợ chồng cùng đi làm tổng lương cứng của hai vợ chồng được 11 triệu đồng, tháng nào có tăng ca được tổng thu nhập khoảng 14 triệu đồng.
Số tiền này, dùng để chi phí sinh hoạt và hằng tháng hai vợ chồng gửi tiền về quê cho con ăn học. Nếu như tháng nào ít công việc vợ chồng chị cũng tích góp được vài triệu phòng khi ốm đau.
Nếu như không có tiền tiếp tục điều trị thì chút ánh sáng còn lại có thể cũng sẽ mất. |
Cuộc sống của họ đang bình yên thì tai họa bất ngờ ập xuống. Số tiền tích góp của vợ chồng trong suốt thời gian dài, chỉ tiêu trong vòng chưa tới một tháng đã hết sạch.
Cậu con trai vẫn chưa khỏi bệnh, có khi sáng ở viện này, chiều phải qua viện khác cộng với chi phí điều trị ngoài danh mục, nên rất tốn kém.
Ngoài sự chia sẻ hỗ trợ của người thân và bạn bè, họ bắt đầu phải vay những khoản nợ ngoài để chữa bệnh cho con. Hai vợ chồng anh Vũ và chị Hưởng đang mắc nợ ngân hàng 170 triệu đồng và bạn bè người thân 45 triệu đồng. Để vay mượn được số tiền như vậy, họ đã phải hỏi khắp mọi nơi.
Chia sẻ với chúng tôi chị Hưởng nói: “Nhìn con em tội lắm, cháu mới chỉ bi bô gọi cha mẹ thôi chưa biết gì cả. Bé đau chỉ biết khóc, có biết nói với cha mẹ gì đâu. Em buốn lắm chẳng biết số phận con sẽ ra sao. Một mình chồng em đi làm để giữ chỗ, nghỉ nhiều người ta sa thải thì tiền ăn cũng không có, nói gì tới chữa bệnh cho con”.
Cơ hội chữa bệnh cho bé Phát thật mong manh, bé chỉ còn hy vọng vào sự chung tay chia sẻ của bạn đọc. Con chưa thể nói được những lời cầu xin cô chú cứu giúp, nhưng chúng tôi tin rằng những tấm lòng hảo tâm sẽ không bỏ rơi con.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp anh Trần Đức Vũ (ở trọ số 176/2 đường Trần Thanh Mại, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM ĐT: 037 6888 977) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.188 bé Trần Đức Tấn Phát Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
- Mới 10 tuổi, Vân còn biết bao ước mơ, em muốn học thật giỏi, sau này kiếm việc làm phụ giúp cha mẹ. Nhưng "cánh cửa" tương lai đang dần khép lại khi căn bệnh hiểm nghèo có thể cướp đi tính mạng em bất cứ lúc nào.
" alt="Bé trai 2 tuổi mất một con mắt, tính mạng nguy kịch"/>Căn hộ trên tầng 2 chung cư Nguyễn Công Trứ, P.Cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM là nơi sinh sống của gia đình bà T.T.M.L. Chung cư này được xây dựng từ trước năm 1975 và là nơi cư ngụ của 28 hộ dân.
Theo bà L, qua kiểm định của Sở Xây dựng, chung cư Nguyễn Công Trứ đã xuống cấp mức độ nguy hiểm, cần di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Tuy vậy, ngoài những hộ được bố trí tạm cư vẫn còn một số hộ chưa biết đi đâu.
![]() |
Hàng lang chung cư Nguyễn Công Trứ. |
Phần lớn kết cấu và các hạng mục từ trong ra ngoài của chung cư Nguyễn Công Trứ hiện đã mục nát, nhiều mảng tường bong tróc, nứt nẻ, ẩm mốc… không còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người dân.
Ông N.H (cư dân sống tại tầng 4) cho biết, một số căn hộ diện tích chỉ 30 – 40m2 nhưng là nơi sinh sống của 2 – 3 hộ dân. Thậm chí ,có nơi trước đây là nhà vệ sinh nhưng cũng được cải tạo thành căn hộ để ở.
“Mỗi khi trời mưa, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Mặc dù sống ngay trung tâm thành phố hiện đại thế nhưng điều kiện sống của các cư dân nơi đây rất tệ”, bà T.T.H, cư dân sống tại tầng 1 chung cư Nguyễn Công Trứ chia sẻ.
![]() |
Chung cư Trúc Giang đã xuống cấp nghiêm trọng. |
Tương tự, được xếp loại nguy hiểm cần di dời khẩn cấp nhưng tại chung cư Trúc Giang nằm trên đường Lê Văn Linh, Q.4 mới chỉ có 1/10 hộ dân được chuyển đến nơi tạm cư.
Cầm quyết định bố trí tạm cư trên tay, bà T. hồ hởi cho biết, cuối cùng gia đình bà cũng được chuyển đến nơi ở mới. Nhiều năm qua, gia đình bà T. phải sống trong cảnh phập phồng lo sợ, không biết toà nhà đổ sập lúc nào.
Tại chung cư Trúc Giang, tình trạng thấm mốc, mùi hôi thối do rò rỉ ống thoát nước diễn ra thường ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ cư dân.
Theo một số hộ dân, trong thời gian chờ cải tạo chung cư, họ đăng ký tạm cư nhưng chưa được giải quyết. Không có điều kiện thuê nhà nên những hộ dân vẫn phải tiếp tục sống trong chung cư ngày càng xuống cấp này.
Tuy vẫn chưa đạt mục tiêu như đề ra, nhưng theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2020, Thành phố đã hoàn thành di dời toàn bộ 6/15 chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm (cấp D), với 333 hộ dân.
Di dời dở dang 5 chung cư cũ với 206/560 hộ dân. Bên cạnh đó, TP.HCM hoàn thành tháo dỡ toàn bộ 4 chung cư cũ với quy mô hơn 14.000m2 sàn và lựa chọn được chủ đầu tư cho 11 dự án xây dựng lại chung cư cũ. Hiện chỉ còn 4 chung cư cũ cấp D chưa chọn được chủ đầu tư để xây dựng lại.
Hài hoà lợi ích giữa cư dân và chủ đầu tư
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, kết hợp chỉnh trang khu vực lân cận, vẫn còn nhiều vướng mắc. Tại TP.HCM, khối lượng công việc rất lớn, rất cấp bách, nhất là đối với 474 chung cư cũ (15 chung cư cấp D) được xây dựng trước năm 1975.
Chủ tịch HoREA cho rằng, khó khăn lớn nhất trong cải tạo, xây dựng lại những chung cư cũ không phải cấp D đến từ quy định phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ. Chưa có cơ chế, chính sách tái định cư đối với chủ sở hữu chung cư và các hộ ở ghép.
Ngoài ra, giá bán phần diện tích chênh lệch của căn hộ tái định cư với diện tích căn hộ cũ và giá bán căn hộ tái định cư cho hộ ở ghép cũng là vướng mắc khó giải quyết.
Theo ông Châu, ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng được, trong lúc cần huy động nguồn lực xã hội để thực hiện các dự án xây dựng lại chung cư cũ nhưng việc bãi bỏ hình thức đầu tư theo Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) cũng ảnh hưởng đến việc thu hút nhà đầu tư.
Nhiều vướng mắc khiến cho doanh nghiệp không mặn mà tham gia cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. |
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Cường – Giám đốc kinh doanh Công ty Tecco Miền Nam cho hay, hầu hết chung cư cũ nằm ở khu vực trung tâm Thành phố, diện tích đất nhỏ và thấp tầng. Những hạn chế về quy hoạch chiều cao và chỉ tiêu dân số là nguyên nhân chính khiến cho doanh nghiệp không mặn mà tham gia.
“Khi xây dựng lại chung cư cũ, ngoài đáp ứng suất tái định cư tại chỗ cho các hộ dân, chủ đầu tư phải cân đối giữa chi phí bỏ ra và phần căn hộ thương mại để bán. Tuy vậy, việc khống chế chiều cao và chỉ tiêu dân số của dự án khiến không ít doanh nghiệp nản lòng”, ông Cường nói.
Trong Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, UBND TP.HCM đánh giá, việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn vẫn còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan.
Mặc dù đã có các cơ chế, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ như ban hành tiêu chí điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc tại chung cư cũ và uỷ quyền triệt để cho UBND quận huyện giải quyết thủ tục đầu tư, tuy vậy vẫn có nhiều vướng mắc.
Cụ thể, các chung cư có kết quả kiểm định không phải cấp D nhưng đã xuống cấp cần tháo dỡ để xây mới, theo quy định có 2 phương án giải quyết, đó là: Phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ, xây dựng mới hoặc triển khai như một dự án đầu tư xây dựng thông thường theo phương thức chỉnh trang đô thị.
Trong khi phương án 1 rất khó đạt được thì phương án 2 lại mất nhiều thời gian để nhận được sự đồng thuận của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài bất cập trong việc bố trí quỹ nhà tạm cư tại khu vực có chung cư cũ, UBND TP.HCM không kêu gọi được nhà đầu tư xây lại chung cư cũ. Bởi phần lớn chung cư cấp D có diện tích đất dưới 1.000m2, nếu xây mới thì quy mô công trình mới không đủ để bố trí tái định cư tại chỗ và thu hồi vốn.
UBND TP.HCM đưa ra giải pháp cần phải mở rộng ranh, trong đó nếu kế cận các khu đất công sản thì có thể thực hiện được.
Đã xây dựng hoàn thiện thế nhưng hàng ngàn căn hộ tại các khu tái định cư vẫn không có người ở. Qua thời gian, những toà nhà bị bỏ trống này bắt đầu xuống cấp, hoang vắng đến rợn người.
" alt="Giải bài toán lợi ích khi cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở TP.HCM"/>Giải bài toán lợi ích khi cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở TP.HCM
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Inter Milan, 2h00 ngày 3/4: Màu đỏ may mắn
Đây là đánh giá được Bộ Xây dựng đưa ra tại báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV và cả năm 2020. Ghi nhận tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM, giá căn hộ chung cư trong quý IV và cả năm 2020 vẫn có xu hướng tăng.
Số liệu tổng hợp giá giao dịch căn hộ chung cư tại 2 thị trường này cho thấy, giá bình quân các loại căn hộ chung cư (bao gồm căn hộ bình dân, trung cấp, cao cấp) tại Hà Nội qúy IV/2020 tăng khoảng 2-3%; tại TP.HCM tăng khoảng 3-4% so với quý IV/năm 2019;
![]() |
Có những dự án, căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân nay đã có mức giá thuộc phân khu trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn |
Trong năm 2020, các loại căn hộ chung cư đều ghi nhận có sự tăng giá. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng giá ở mỗi loại căn hộ chung cư tương đối khác nhau. Trong đó, các căn hộ bình dân có tỷ lệ tăng giá mạnh nhất, kế tiếp là căn hộ trung cấp.
Thực tế cho thấy, các dự án có căn hộ bình dân với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít, hầu như chỉ có tại các khu vực xa trung tâm và hạ tầng kém phát triển. Tại Hà nội có một số ít dự án nhà ở xã hội với mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 mở bán như nhà ở xã hội IEC Thanh Trì; CT3-CT4 Kim Chung; Ecohome tại Bắc Cổ Nhuế – Chèm; Tòa 19T4 nhà ở xã hội Lucky House phường Kiến Hưng, quận Hà Đông…và một số dự án nhà ở thương mại giá thấp.
Còn tại TP.HCM hầu như không có dự án có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu/m2.
Ở phân khúc căn hộ trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu/m2 đến trên 40 triệu/m2), tại Hà Nội đa số dự án chung cư mới được đầu tư xây dựng thuộc phân khúc trung cấp và có giá bán giao động từ 30 – 40 triệu đồng, tập trung nhiều tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Gia Lâm…. Tại TP.HCM chung cư phân khúc trung cấp có giá cao hơn tại thị trường Hà Nội giao động từ khoảng 35 – 45 triệu/m2;
Năm 2020 vừa qua ghi nhận tại cả Hà Nội và TP.HCM, có nhiều dự án mới được đầu tư xây dựng với chất lượng cao, trang thiết bị hạng sang thiết lập mức giá rất cao thuộc phân khúc cao cấp có mức giá trên 50 triệu đồng/m2.
Nhìn nhận về thực tế này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, hiện căn hộ trung cấp 2 phòng có giá khoảng 2,5 tỷ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm. Căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25 - 30 triệu đồng/m2 ) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP.HCM trong 2 năm qua.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho rằng, vấn đề đau đầu hiện nay là người mua nhà giá rẻ phải chi nhiều tiền hơn, phải trả mức giá cao hơn nhưng chất lượng nhà cũng chỉ ở mức bình dân.
Bộ Xây dựng cũng đánh giá lũy kế của sự tăng giá liên tục làm cho giá các loại căn hộ thay đổi đáng kể.
“Có những dự án, căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay đã có mức giá thuộc phân khu trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn” – Bộ Xây dựng nêu tại báo cáo.
Thực tế, điều này có thể thấy loại nhà 25 triệu đồng/m2 dần biến mất khỏi thị trường và phân khúc nhà giá rẻ đang bị đôn lên vùng giá 30 -35 triệu đồng/m2 trở lên cũng không còn xuất hiện trong khu vực nội đô thành phố. Muốn mua được loại nhà này, khách hàng phải chấp nhận di chuyển quãng đường xa hơn.
Đề xuất loạt chính sách cho nhà giá rẻ 20 triệu đồng/m2
Theo Bộ Xây dựng, năm 2020 nhìn tổng thể cơ cấu hàng hóa bất động sản đã được điều chỉnh từng bước nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý, vẫn còn biểu hiện dư cung ở một số phân khúc bất động sản cao cấp tại các đô thị lớn, trong khi rất thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.
![]() |
Loạt giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2) |
Bộ cũng cho rằng, một số doanh nghiệp vẫn tập trung đầu tư vào các loại hình bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng, chưa coi trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở bình dân giá rẻ, nhà ở cho thuê, nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho đại bộ phận người dân còn đang bị hạn chế về mức thu nhập, nhất là các đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp tại đô thị, công nhân các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Từ tháng 5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2).
Hiện Nghị quyết này đang chờ được Chính phủ thông qua. Theo Bộ Xây dựng, đây là chính sách mới liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật hiện hành (như: pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở…). Nhìn nhận từ thực tế hiện nay, Bộ cho biết đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tích cực nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp. Cũng theo Bộ Xây dựng, Bộ đã lấy ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, trong đó tập trung vào một số ưu đãi.
Về quy hoạch, bố trí quỹ đất, cho phép các dự án phát triển nhà ở chưa sử dụng hết quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội được dành quỹ đất này để xây dựng nhà ở thương mại giá thấp; được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Còn về thủ tục đầu tư xây dựng được miễn thủ tục thẩm định bước thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; trường hợp dự án đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn cấp giấy phép xây dựng; được cung cấp miễn phí thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở thương mại giá thấp,…;
Ngoài ra về cơ chế huy động vốn chủ đầu tư được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn triển khai thực hiện dự án nhà ở thương mại giá thấp và được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam…
Hồng Khanh
Một số dự án đắp chiếu cả thập kỷ bất ngờ nổi lên với giá tăng gấp 2 -3 lần khiến thị trường quanh khu vực thiết lập mặt bằng giá mới, có dự án ăn theo trên thị trường thứ cấp cũng tăng vài tỷ đồng mỗi biệt thự.
" alt="Căn hộ giá rẻ tăng cả chục triệu mỗi m2 mỏi mắt tìm nhà 1"/>Cục thuế Quảng Bình đã yêu cầu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình trích tiền từ tài khoản Công ty TNHH Sơn Hải Riverside để nộp tiền thuế nợ của đơn vị.
Công ty TNHH Sơn Hải Riverside là doanh nghiệp được tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư cho làm dự án khu đô thị Nam Cầu Dài tại phường Phú Hải, TP. Đồng Hới. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất là 434.680 m2.
Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình, bị cưỡng chế với số tiền hơn 9,1 tỷ đồng vì nợ tiền thuê mặt đất hằng năm hơn 7,6 tỷ đồng, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hơn 447 triệu đồng, tiền chậm nộp các khoản khác hơn 660 triệu đồng.
Công ty này là chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh (tổng mức đầu tư 425 tỷ đồng, diện tích 4,25 ha) tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới. Dự án này được tỉnh Quảng Bình cho thuê đất từ tháng 6/2009, nhà đầu tư đã xây dựng phần thô 19 tầng của tòa nhà khách sạn, tuy nhiên dự án đã bỏ hoang suốt nhiều năm qua.
Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội – Quảng Bình bị cưỡng chế thuế với số tiền hơn 4,449 tỷ đồng. Trong đó bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân, tiền chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (101,3 triệu đồng), khoản thu khác 4 tỷ đồng và tiền chậm nộp khác là 278 triệu đồng.
Công ty này là chủ đầu tư dự án Khách sạn 5 sao Pullman tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới với diện tích 5,85ha, tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự án vào cuối năm 2019 nhưng mấy năm qua không hoàn thiện, gây ảnh hưởng đến mỹ quan TP. Đồng Hới.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Linh Thành, công ty này còn nợ tiền thuê đất với số tiền hơn 365 triệu đồng (bao gồm tiền thuê đất còn phải nộp của năm 2021 và 2022). Công ty này hiện đang thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê tại phường Đồng Phú, diện tích 2.034,9 m2.
Ngoài những công ty nói trên, Cục thuế Quảng Bình cũng cho biết, Công ty TNHH Thành An hiện đang làm dự án khu khách sạn tại phường Hải Thành với diện tích 3.307,0 m2 cũng đang nợ tiền thuê đất kỳ 1 năm 2022 hơn 153 triệu đồng nhưng do Cục Thuế chưa ban hành được thông báo tiền thuế nợ tháng 12/2022 gửi người nộp thuế nên chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với khoản nợ này.
Ông Đoàn Vĩ Tuyến, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Quảng Bình cho biết, theo thứ tự biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản là biện pháp trước tiên, hình thức cưỡng chế tài khoản phải 3 lần trở lên, nếu không được thì sẽ đề xuất các biện pháp kế tiếp.
Được biết, trong các dự án của 5 công ty nói trên, có 3 dự án thuộc diện sau khi Cục thuế hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cưỡng chế sẽ chuyển Sở TN&MT để trình hồ sơ, thủ tục thu hồi đất đúng quy định.
Đó là các dự án: Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh của Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình; Dự án xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê của Công ty Cổ phần Tập đoàn Linh Thành tại phường Đồng Phú; Dự án khu khách sạn tại phường Hải Thành của Công ty TNHH Thành An. UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở TN&MT hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh để thu hồi.
" alt="Hàng loạt ông lớn sở hữu dự án 'khủng' ở Quảng Bình bị cưỡng chế thuế"/>Hàng loạt ông lớn sở hữu dự án 'khủng' ở Quảng Bình bị cưỡng chế thuế
Sau khi đo huyết áp, kiểm tra sàng lọc sức khỏe, Phó Thủ tướng được tiêm vắc xin Covid-19 tại phòng 25, thuộc khu Khám bệnh của bệnh viện.
Vắc xin được sử dụng là vắc xin mRNA do Pfizer sản xuất. Thuốc chống sốc Adrenalin được chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống sốc xảy ra. Sau khi tiêm vắc xin, Phó Thủ tướng được hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe 30 phút sau tiêm.
Thông tin từ Bộ Y tế, đến hết ngày 23/6, cả nước đã tiêm 227 triệu mũi vắc xin phòng Covid-19 các loại.
Hiện mục tiêu tiêm chủng liều cơ bản và tiêm bổ sung cho người lớn như sau: Hoàn thành tỷ lệ tiêm mũi 1 và 2 gần 100%; Mục tiêu tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi cơ bản hoàn thành, tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản trên 95%.
Mục tiêu tiêm nhắc cho người lớn: Tỷ lệ người đủ điều kiện đã tiêm mũi 3 mới đạt 64,7%. Tiến độ tiêm nhắc trong những ngày gần đây có chiều hướng chậm. Số liều tiêm mũi 4 mới đạt hơn 2,5 triệu.
Về mục tiêu tiêm cho nhóm 5-11 tuổi với mũi 1 đạt 47,1%, một số địa phương đang triển khai mũi 2 cho nhóm đối tượng này (10,8%).