Dự án có tổng chi phí hơn 350 triệu đồng và là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình Tết Hạnh Phúc 2023 của Câu lạc bộ “Suối mát từ tâm” do bà Phạm Kim Dung sáng lập.
Đầu tháng 12/2022, vụ sạt lở đất tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã làm cho 13 hộ dân bị mất nhà ở. Thấu hiểu những khó khăn của những nạn nhân sau cơn sạt lở, CEO Phạm Kim Dung cùng Đạo diễn Hoàng Nhật Nam đã công bố sẽ trao tặng nhà cho 5 hộ gia đình bị mất nhà hoàn toàn. Sau gần 5 tháng thi công, các căn nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh để bàn giao cho người dân nơi đây.
Các đối tác đồng hành cùng chương trình cũng gửi tặng nhiều vật phẩm tiện nghi cho các hộ gia đình gồm: tủ, bàn, ghế của công ty Qui Phúc; nồi, chảo, bếp điện, bộ chén dĩa, bình đun siêu tốc, máy lọc không khí từ công ty Comet; nồi dưỡng sinh Minh Long; bộ ấm trà cao cấp từ tập đoàn Danko và nệm cao cấp Havas.
Được biết, Vĩnh Long cũng là quê nhà của CEO Phạm Kim Dung. Khi biết tin nhiều đồng hương của mình đang phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai, bà Kim Dung quyết định phải cống hiến một phần để giúp cho bà con tìm lại được cuộc sống ổn định.
Vĩnh Phú
Nhà trường cũng mong muốn sinh viên có thể tạo ra những đột phá trong tư duy độc lập, giải quyết vấn đề và ứng dụng toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp tương lai.
Việc loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc là thách thức đối với mô hình giáo dục truyền thống (chỉ chú trọng thi cử). Bởi nó yêu cầu cao hơn về tính sáng tạo và chất lượng toàn diện của sinh viên.
Có nên loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc không?
Một số người cho rằng CET đang bị phóng đại quá mức. "Kỳ thi tiếng Anh ở Trung Quốc (CET) trở thành tiêu chí quan trọng để xét tốt nghiệp ĐH và là ‘thước đo' đánh giá trình độ người lao động của các nhà tuyển dụng. Điều này đi ngược lại mục đích ban đầu tổ chức kỳ thi".
Do đó, những năm qua, một số trường ĐH thay thế kỳ thi tiếng Anh hoặc loại bỏ yêu cầu về bằng cấp của ngôn ngữ này như một tiêu chí để tốt nghiệp. Thậm chí, năm 2021, chính quyền TP Thượng Hải đã cấm các trường tiểu học tổ chức kỳ thi cuối kỳ bằng tiếng Anh nhằm giảm bớt gánh nặng học tập cho học sinh.
Trả lời câu hỏi: "Có nên loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc không?", chuyên gia cho rằng, các trường ĐH cần xem xét đến đặc thù và tính chất từng ngành học.
Ông Lư Hiểu Đông - giáo sư ĐH Bắc Kinh, cho rằng: "Một số trường ĐH có thể không dùng kết quả kỳ thi tiếng Anh (CET) là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Tuy nhiên, việc cải cách hệ thống giáo dục tiếng Anh để phù hợp với thực tại là điều nên làm. Quyết định của ĐH Giao thông Tây An được dựa trên năng lực thực tế của sinh viên.
Để quyết định có loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc hay không, mỗi trường ĐH cần phải đánh giá chính xác các yếu tố sau: Mặt bằng chung về trình độ và động lực học tiếng Anh của sinh viên; Phần trăm tỷ lệ giáo trình và tài liệu môn học bằng tiếng Anh đối với từng chuyên ngành”.
Với sự phát triển của thời đại ngày nay, nhìn chung trình độ tiếng Anh của sinh viên các trường ĐH đã cải thiện, ông Trần Chí Văn - Tổng biên tập Báo Giáo dục Trung Quốc trực tuyến, cho hay.
"Sinh viên các trường ĐH top đầu ở Trung Quốc, phần lớn trình độ tiếng Anh ở mức ổn định, thậm chí là xuất sắc. Do đó, các trường này đã quyết định loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tôn trọng các trường ĐH không đồng tình với quan điểm này", ông nói thêm.
Ngoài ra, ông Trần Chí Văn cũng nhấn mạnh: "Trước đó, việc quyết định chọn tiếng Anh là môn bắt buộc của các trường không sai. Hiện tại, một số trường đại học thông báo tiếng Anh không phải là môn bắt buộc cũng chưa chắc đúng".
Lý giải điều này, ông cho rằng mỗi thời điểm và giai đoạn, trình độ tiếng Anh của người học sẽ khác nhau. "Do đó, việc cân nhắc tiếng Anh có phải là môn bắt buộc không của mỗi trường sẽ khác nhau. Sự lựa chọn của các trường phụ thuộc vào trình độ của sinh viên", ông Trần Chí Văn chia sẻ.
Loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc nhưng nhiều yêu cầu cao hơn
Khi loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc đồng nghĩa các trường ĐH có nhiều yêu cầu cao hơn. Họ chú trọng đến việc trau dồi khả năng ứng dụng tiếng Anh vào thực tế của sinh viên. Đồng thời, thúc đẩy sinh viên không ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và hiểu biết văn hóa thông qua thực hành.
Theo cải cách này, các trường ĐH sẽ tăng cường giảng dạy bằng đánh giá tiếng Anh nói, phát triển khả năng đọc và các khía cạnh khác. Cụ thể là yêu cầu sinh viên phải viết, trình bày bài tập, đề tài và đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh.
Trên đây là các nhân tố quan trọng để cải cách hệ thống giáo dục tiếng Anh áp dụng được vào thực tế, không chú trọng điểm số. Việc chuyển đổi này, giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng thi cử và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Việc một trường ĐH top đầu ở Trung Quốc loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc mở ra cuộc cải cách trong lĩnh vực giáo dục: Tiến bộ theo thời đại; Thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội; Chuyển từ giáo dục định hướng thi cử sang giáo dục phát triển toàn diện đối với người học.
Theo NetEase
" alt=""/>Lý do trường đại học loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộcKhi có kinh tế, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện lập gia đình mới. Người vợ hiện tại làm chung với em gái của tôi. Qua mai mối, chúng tôi có cảm tình và rồi quyết định kết hôn sau nửa năm quen biết.
Lấy được người vợ hiện tại, với tôi đó là sự may mắn. Bởi cô ấy không chỉ giỏi giang còn hoạt bát, nhanh nhẹn và sống rất hòa đồng, quý mến nhà chồng. Mẹ tôi rất quý cô con dâu mới này.
Trong nhà có công to việc lớn, vợ tôi một mình lo liệu. Từ ngày có dâu, mẹ tôi nhàn hẳn nên bà càng yêu thương vợ tôi hơn. Khi vợ chồng mâu thuẫn, người mẹ bênh không phải là tôi mà là con dâu.
Dù công việc của tôi tốt hơn, nhưng so với vợ vẫn chưa là gì. Hàng tháng, tôi chỉ đưa cho vợ được 10 triệu để lo nhà cửa, còn lại tôi giữ và lén gửi cho con riêng.
Ban đầu tôi định gửi 5 triệu một tháng. Nhưng nghĩ lại nhiều năm qua khó khăn, chưa chu cấp được gì cho con nên tôi đã gửi 10 triệu. Khoản tiền này tôi không nói với vợ, coi đó là quỹ đen.
Một ngày nọ, vợ vô tình phát hiện trong tin nhắn điện thoại của tôi có giao dịch chuyển tiền cho vợ cũ. Khi thấy số tiền 10 triệu, cô ấy hỏi tôi. Ban đầu tôi ấp úng không dám nói nhưng cuối cùng cũng phải tiết lộ sự thật.
Tôi không muốn chuyện này làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Tưởng vợ sẽ bù lu bù loa lên, nhưng cô ấy lại rất điềm tĩnh và nói rằng, đã biết mọi chuyện từ lâu, chỉ là đang chờ sự thành thật của chồng.
“Từ nhỏ, em cũng không có tình yêu thương của bố vì bố mẹ ly hôn. Ngày em còn bé, bố đều mua quà, gửi tiền cho em nên em hiểu hơn ai hết chuyện phải có trách nhiệm với con cái. Anh có trách nhiệm với con riêng của mình, thì em cũng tin anh sẽ là người chồng, người cha tốt, có trách nhiệm với mẹ con em.
Chỉ là em mong anh việc gì cũng phải rõ ràng, không có sự giấu giếm, lừa dối trong hôn nhân. Vợ chồng hiểu được điều đó thì mới có hạnh phúc được anh ạ”.
Những lời của vợ khiến tôi rơi nước mắt và thực sự thấm. Tôi biết ơn vì cô ấy đã mang lại cho tôi cảm giác yên tâm. Từ nay về sau, tôi sẽ không còn phải lén lút đưa tiền cho con riêng nữa.
Có lần cô ấy bảo tôi đưa con riêng về nhà ăn cơm, còn mua quà cho con, làm tôi xúc động vô cùng. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có người vợ tuyệt vời như vậy.
Độc giả giấu tên