当前位置:首页 > Bóng đá > Kèo vàng bóng đá Luzern vs St. Gallen, 01h30 ngày 4/4: Tin vào chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Changchun YaTai vs Wuhan Three Towns, 14h30 ngày 2/4: Đi tìm niềm vui
Đi cấp cứu ngay khi vừa ngủ dậy vì căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư
Nhân vật chính trong Dragon on Hat là cô công chúa Hoa - con gái của quốc vương trị vì một vương quốc, giống như đất nước Việt Nam giả tưởng… Cô có một người bạn đồng hành là Rồng Trắng và một chiến sĩ tài ba. Cả 3 lên đường thám hiểm vương quốc và cùng nhau trưởng thành. Điều đặc biệt, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cô công chúa tên Hoa vẫn luôn nở nụ cười...
Hoạ sĩ nổi tiếng người Nhật cho biết: "Dragon on Hatlà tác phẩm mà các nhân vật đi chu du khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trải nghiệm văn hóa, gặp gỡ con người Việt Nam và chiêm ngưỡng phong cảnh. Thông qua tác phẩm, tôi muốn truyền tải những nét đẹp văn hóa, tính nhân văn của con người qua mỗi vùng miền”.
Tác giả Dragon on Hatcũng bày tỏ sự biết ơn đối độc giả và hy vọng tác phẩm mới sẽ mang văn hoá Việt Nam đến với nhiều người hâm mộ manga hơn. “Tôi và họa sĩ phụ trách tạo hình, thiết kế các nhân vật và địa danh của Việt Nam trong truyện Dragon on Hatmong muốn ngày càng có nhiều nhân vật tượng trưng cho các vùng lãnh thổ, địa danh nổi tiếng của Việt Nam và cả những câu chuyện thú vị gửi đến người đọc”, họa sĩ Akira Ito chia sẻ.
Yến Thơ - Phước Sáng
Họa sĩ Nhật Bản ra mắt tác phẩm manga lấy cảm hứng từ Việt Nam
Michael Pollan khẳng định cây cối và con người được đặt trong mối quan hệ phụ thuộc. Trước khi đưa ra kết luận, tác giả chỉ ra rằng, con người thường chia thế giới thành chủ thể và mục tiêu. Trong tự nhiên, loài người thường giữ vai trò chủ thể, ngay cả trong ngôn ngữ dùng để miêu tả mối quan hệ này cũng rất rõ ràng: "Tôi chọn cây, tôi nhổ cỏ, tôi thu hoạch...". Trong khi đó, Michael Pollan cho rằng con người cũng như các loài động vật khác, khi xét trong mối quan hệ đối với cây cối thì đều có tính chất đồng tiến hóa, tương hỗ lẫn nhau.
Tác giả Khao khát cây cỏcũng so sánh mối quan hệ đồng hưởng lợi giữa con người và các loài thực vật cũng có phần tương tự như mối quan hệ giữa con ong và loài hoa. Ong thu phấn hoa để làm mật, cùng lúc đó gieo rắc phấn đến các nơi khác, giúp cây mẹ duy trì nòi giống. Bắt nguồn từ ý tưởng này, Michael Pollan kết nối các nhu cầu, cũng là ham muốn chính yếu của con người: vị ngọt, cái đẹp, say sưa và kiểm soát - với những loài cây có thể thỏa mãn các nhu cầu ấy: cây táo, hoa tulip, cây cần sa và cây khoai tây.
Bằng cách kể câu chuyện về các loài thực vật, Michael Pollan cho thấy cây cối đã cố gắng tiến hóa để đáp ứng nhu cầu của con người. Về phía con người, nhờ được hưởng lợi từ cây mà càng ra sức nhân giống, giúp cây phát triển thuận lợi. “Tôi nhận ra rằng vấn đề giữa tôi và củ khoai đang trồng cũng chẳng khác là bao nhiêu. Cả hai đều là cộng sự trong mối quan hệ đồng tiến hóa và vẫn luôn như thế kể từ buổi bình minh của nền nông nghiệp từ 10.000 năm về trước”, Michael Pollan chia sẻ.
Xuyên suốt cuốn sách, Michael Pollan gợi ý những phương thức để con người có thể bày tỏ lòng quý trọng với tự nhiên. Sức sống của cây cối, những kết nối tuyệt diệu, giúp con người biết cách sinh tồn trong các mối quan hệ bắt nguồn từ bản chất cốt lõi và vẻ đẹp của cuộc đời.
Phước Sáng
Mối quan hệ tương hỗ giữa con người và thiên nhiên từ góc nhìn thực vật
Nhận định, soi kèo Universitario Deportes vs River Plate, 07h30 ngày 3/4:
"Chuyển qua ươm cây bán sẵn, không ít người nghĩ mình sẽ thất bại vì chi phí đóng gói cao, vận chuyển xa dễ hư hỏng. Nhưng mình cố gắng tìm tòi thêm các giống mới lạ, tương tác với những hội nhóm nên đã có những thành quả đầu tiên. Sau đó, mỗi ngày mình đều tìm thêm các giống mới, trồng đa dạng hơn. Các khâu vận chuyển và đóng gói cũng được mình chuẩn bị kĩ càng, hạn chế tối đa sai sót. Khách cũ quen giới thiệu khách mới, nhiều người biết đến mình hơn", Linh chia sẻ.
Cơ sở giống cây là nguồn thu nhập chính của chàng trai 27 tuổi. Hiện tại, anh có một vườn ươm giống cây và một vườn thuê để canh tác.
"Ở vườn cây giống mình ươm hơn 100 loại, từ loại phổ thông đến những loại khó tìm như: Cải kale, bồ công anh dược liệu, rocket Arugula, Sorrel, xà lách oakleaf, carol, crispyleaf, romaine ngọt… Ở vườn canh tác mình trồng chủ yếu các cây rau màu ngắn ngày như cà chua, bắp cải, hành lá, cà rốt...", Đặng Linh cho hay.
Gần đây, Linh được nhiều người biết đến bởi bộ ảnh cưới chụp trong vườn bắp cải tự trồng. Anh cho biết đó là vườn anh và bạn gái thuê để canh tác. Trước đây anh trồng cà chua và đã thu hoạch sau đó chuyển sang trồng bắp cải từ tháng 6. Bộ ảnh cưới được thực hiện trên vườn đúng dịp bắp cải đang rộ, sắp bội thu.
Chụp ảnh cưới bên vườn bắp cải tự trồng
Chia sẻ những bức ảnh cưới lên mạng xã hội, Linh không ngờ nhận được nhiều lời khen đến vậy. Bản thân anh cũng cảm thấy rất hài lòng với những bức ảnh cưới đúng chất "cây nhà lá vườn".
Vợ sắp cưới của Đặng Linh là Phạm Thị Cẩm Tiên (21 tuổi, Kiên Giang). Đặng Linh cho biết, anh và bạn gái quen nhau trong lần đi ăn với một người bạn. Là người miền Bắc, Linh vốn nghĩ mình không hợp với cô gái miền Nam bởi hai người có nhiều thói quen, quan điểm sống khác nhau.
Tuy nhiên, sau một thời gian nói chuyện, cả hai nhận thấy đối phương có nhiều điều thú vị. Những chuyện tốt và chưa tốt của nhau đều được đề cập rõ ràng trong mỗi câu chuyện nên dần Linh và bạn gái thấu hiểu nhau hơn. Tình cảm nảy nở, hai người chính thức mối quan hệ yêu đương sau thời gian ngắn quen biết.
Đặng Linh cho biết thời gian yêu cả hai có khá nhiều mâu thuẫn. Vì bất đồng quan điểm, hai người từng nói chia tay nhưng chỉ hơn một ngày sau đó, chính Linh là người năn nỉ bạn gái hòa giải. Cũng từ những lần cãi nhau đó, hai người hiểu và gắn bó, yêu thương nhiều hơn. Sau hơn 2 năm hẹn hò, tình cảm đủ chín, cặp đôi quyết định về chung một nhà.
Bộ ảnh cưới là ý tưởng chung của hai người. Linh và bạn gái không chỉ muốn lưu lại khoảnh khắc đẹp bên thành quả của mình mà còn muốn một bộ ảnh cưới thực sự giản dị, chân thật, không cần màu mè. Không chỉ là khung cảnh đẹp mà sự hồn nhiên vui vẻ của cặp cô dâu chú rể khiến nhiều người thích thú.
"Tụi mình lên nhiều ý tưởng trước đó nhưng chưa hài lòng. Cho đến một lần mình nhìn thấy mấy anh chị nước ngoài mặc đồ làm vườn rất ngầu, lại nghĩ mình có sẵn vườn bắp cải tự trồng đang độ đẹp nên mới nảy sinh ý định này. Bộ ảnh cưới được thực hiện khi bắp cải sắp vào độ thu hoạch nên càng đẹp hơn", Đặng Linh cho biết.
“Tổng chi phí cho bộ ảnh cưới khoảng 17 triệu đồng. Mọi dụng cụ và quần áo mình đều sử dụng đồ có sẵn. Đến ngày vợ mình chỉ cần đi trang điểm nhẹ là có thể chụp ảnh rồi”, Linh chia sẻ thêm.
Ban đầu vợ chồng khá lo lắng vì sợ ảnh không đẹp. Thế nhưng sau vài bức ảnh đầu được thợ ảnh khen xinh, Linh và bạn gái tự tin tạo dáng hơn. Bộ ảnh thực sự khiến cặp đôi hài lòng. Linh cho hay đám cưới của cả hai sẽ được tổ chức vào ngày 15/10 tới đây.
“Bọn mình sẽ cố gắng vun đắp hạnh phúc, trọn vẹn với gia đình và nghề nghiệp. Tương lai mình hi vọng sẽ ươm được nhiều giống rau tốt, chất lượng để phục vụ mọi người cũng như giúp những người có chung đam mê trồng trọt phát triển công việc của bản thân”, Đặng Linh bộc bạch.
Ảnh: NVCC
Chàng trai khởi nghiệp làm nông, chụp ảnh cưới trên vườn bắp cải tự trồng
Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'. Trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL sẽ nỗ lực phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng một số bộ ngành, tổ chức, cá nhân để huy động mọi nguồn lực nhằm 'hồi hương' ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' về nước trong thời gian sớm nhất.
Quyết tâm sưu tầm, hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' trở về Việt Nam không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, “chảy máu” ra nước ngoài mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc; khẳng định sự đúng đắn, tiên quyết của Đảng và Nhà nước ta về quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ trên trường quốc tế, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là việc làm rất có ý nghĩa đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa - một nội dung quan trọng mà UNESCO rất chú trọng trong bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế tại các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' là di sản văn hóa của Việt Nam, là một minh chứng biểu trưng cho quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định trong tiến trình lịch sử của Việt Nam.
Theo Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng Hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Ấn có nuốm (quai) làm rồng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng 10 tuổi, nặng 180 lạng (chính xác là 280 lạng) 9 đồng 2 phân. Phàm chiếu như sắc dụ đều đóng ấn ấy. Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, vào năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), dụ rằng: Ấn báu của nhà nước là để làm việc tuyên bố mệnh lệnh, chỉ bảo rõ ràng những việc phải làm, về khí cụ thì cực kỳ quan trọng, về điển lệ cực kỳ to lớn… Gặp có khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ, cùng là các cáo dụ các thân huân (người thân và người có công), đi tuần thú để xem xét các địa phương, mọi điển lệ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc, thì dùng ấn 'Hoàng đế chi bảo'. Như vậy, rõ ràng, 'Hoàng đế chi bảo' là ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất, quý nhất và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn.
Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn (vào dịp lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, cùng với sắc thư ban cho nước ngoài...), phản ánh một giai đoạn trong tiến trình lịch sử của quốc gia - dân tộc Việt Nam, là di sản văn hóa quý báu của Nhà nước Việt Nam.
Việc sưu tầm, đưa ấn về Việt Nam, để bổ sung bộ sưu tập Kim Ngọc Bảo Tỷ và hoàn thiện nội dung trưng bày về triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là hết sức ý nghĩa và cấp thiết.
Kinh nghiệm thực tiễn về việc “hồi hương” cổ vật Theo kinh nghiệm quốc tế, việc kiểm chứng tính xác thực của cổ vật được đấu giá cơ bản dựa trên sự bảo đảm, uy tín của các hãng đấu giá. Trên thực tế, Việt Nam đã nhận một số cổ vật có nguồn gốc Việt Nam “hồi hương” về nước theo 3 hình thức: - Cá nhân, tổ chức vận động quyên góp, mua cổ vật và hiến tặng về nước (chuông chùa Ngũ Hộ được đưa từ Tokyo, Nhật Bản về Bắc Ninh năm 1978). - Cá nhân, tổ chức đấu giá từ nước ngoài và hiến tặng về nước (như xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh được đưa về Huế năm 2015, cổ vật mũ quan đại thần và áo Nhật Bình triều Nguyễn cho Huế năm 2022). - Chính phủ các nước tự nguyện trả cổ vật của Việt Nam thu được từ các cuộc điều tra buôn bán trái phép cổ vật (18 cổ vật nhận từ Đức năm 2018, một số cổ vật Đông Sơn nhận từ Hoa Kỳ năm 2022). |
Huỷ đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo, nỗ lực hồi hương cổ vật về Việt Nam
Hãng đấu giá Aguttes vừa công bố kết quả phiên đấu giá Họa sĩ châu Á, chủ đề Hội họa hiện đại Việt Namdiễn ra hôm 7/3. Bức En plein air (Ngoài trời)của danh họa Mai Trung Thứ đắt nhất trong số tác phẩm đấu giá, được mua với giá hơn 828.000 euro (khoảng 22 tỷ đồng). Bức tranh ra đời năm 1940, vẽ hai người phụ nữ, một người mải mê đọc sách, người còn lại ngủ say. "Trang phục áo dài truyền thống làm nổi bật những đường cong duyên dáng. Với mái tóc búi tinh tế và đôi môi tô son đỏ, hai người phụ nữ trong tranh hiện lên đầy thanh lịch", hãng đấu giá miêu tả.