当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2: Quà tặng từ The Saints 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
Từ năm học 2023-2024 là năm đầu tiên nhà trường xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và xác định học phí căn cứ theo định mức kinh tế - kỹ thuật đã xây dựng và đảm bảo không vượt quá mức trần quy định tại Nghị định 81, theo đó mức học phí hệ chính quy đại trà được xác định tối đa 32,5 triệu. Đây là mức thu thấp hơn cả mức trần của năm học 2022-2023 theo Nghị định 81.
Trên cơ sở mức học phí đã xác định, nhà trường đã phê duyệt đề án tuyển sinh năm 2023 tại đề án số 1510/ĐA-ĐHSPKT ngày 8/5/2023, với 3 mức học phí lần lượt là 26 triệu (các ngành kinh tế, xã hội); 29 triệu (các ngành kỹ thuật, công nghệ) và 32,5 triệu (các ngành kiến trúc). Đề án này được công khai trước khi tuyển sinh, trang nghiệp vụ tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trang tuyển sinh của nhà trường.
Đối với các khoá từ 2022 trở về trước, nhà trường đang dự định thu mức học phí thấp hơn mức thu đã công khai của khoá 2023. Mức thu dao động từ 23,5 triệu đến 28,5 triệu 23,5 triệu (các ngành kinh tế, xã hội); 26 triệu (các ngành kỹ thuật, công nghệ) và 28.5 triệu (các ngành kiến trúc).
Phía Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định, các số liệu trên cho thấy ba năm học liên tiếp 2020-2021, 2021-2022, 2022-2023 học phí không tăng. Như vậy học phí hiện nay của nhà trường đang được so sánh tăng hơn 30% là so sánh năm học 2023-2024 với năm học 2020-2021 cách đây 3 năm.
Nếu so sánh với mức học phí năm học 2022-2023 đã được Hội đồng trường phê duyệt tại Nghị quyết số 75 ngày 13/12/2021, mức tăng bình quân của khối kinh tế là chưa đến 15%. Hiện nay, khoá 2023 đã nhập học và đóng học phí và đóng học phí theo đúng đề án tuyển sinh đã công khai trước khi tuyển sinh.
Bên cạnh đó, chủ trương của nhà trường: “Mức học phí hiện nay là mức thu được xác định trên cơ sở Đề án kinh tế kỹ thuật đã được Hội đồng trường phê duyệt. Trong thời gian tới, khi Chính phủ và Bộ GD-ĐT có văn bản chính thức quy định về mức học phí cho năm học 2023-2024, nhà trường sẽ điều chỉnh theo đúng quy định”.
Cũng theo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, năm học 2023-2024, trường dự kiến trích lập quỹ hỗ trợ sinh viên từ nhiều nguồn, với số tiền hơn 50 tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên khó khăn (tăng khoảng 60% so với năm trước).
Các sinh viên khó khăn có xác nhận của địa phương về hoàn cảnh đều được xét trợ cấp khó khăn vào mỗi học kỳ. Các sinh viên khác có hoàn cảnh khó khăn đột xuất cũng có thể liên hệ để được trực tiếp gặp gỡ lãnh đạo nhà trường, trình bày hoàn cảnh và được xem xét giải quyết, hỗ trợ theo quan điểm không để sinh viên nào phải dừng học, hay phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí.
Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thất vọng chủ nhà
Sinh ra trong gia đình có bố là giảng viên ngành Toán tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng, mẹ là giáo viên dạy Toán tại Trường THCS Phan Đình Phùng, Nguyệt được nuôi dưỡng tình yêu với môn Toán từ rất sớm.
Năm lớp 3, khi tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi, nữ sinh là người duy nhất giải được câu hỏi phân loại và đạt điểm cao nhất trường. Cũng từ ấy, Nguyệt bắt đầu thấy hứng thú đi tìm lời giải cho những bài toán khác nhau.
Xác định sẽ đi du học bằng con đường tự tìm kiếm học bổng, nhưng cảm thấy vẫn “nặng lòng với gia đình”, Nguyệt quyết định ở lại Việt Nam thêm 4 năm trước khi thực hiện giấc mơ Mỹ. Cô chọn học Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng để được gần ba mẹ hơn. Năm 2013, Nguyệt trở thành thủ khoa đầu vào của trường với 27 điểm.
Quãng thời học tập ngành Sư phạm Toán, nữ sinh được tiếp xúc nhiều với các kiến thức Toán học, từ đó càng muốn nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này thay vì con đường giảng dạy. Thu Nguyệt từng có 2 lần đoạt giải Nhất môn Giải tích tại kỳ thi Olympic sinh viên giỏi do ĐH Đà Nẵng tổ chức.
Sang năm 2, Nguyệt bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, chứng chỉ để nộp học bổng bậc tiến sĩ tại Mỹ. Có sự chuẩn bị từ sớm, Nguyệt nhanh chóng hoàn thành các chứng chỉ cần thiết như TOEFL, GRE, GRE Math, xin thư giới thiệu từ một số giáo sư tại trường và chuẩn bị bài luận.
Về mặt tài chính, Nguyệt cho biết em gái kém 7 tuổi cũng có ước mơ được du học Mỹ. Vì ba mẹ chỉ có đủ khả năng chi trả cho một người, Nguyệt quyết tâm nhắm đến các học bổng toàn phần để nhường cơ hội cho em gái.
Năm 2017, Nguyệt tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng với GPA đạt 3.9/4.0. Cùng lúc, nữ sinh nhận tin giành học bổng tiến sĩ toàn phần ngành Toán học của ĐH Indiana, Bloomington, ngôi trường đại học top đầu nước Mỹ.
Nửa năm sau, Nguyệt lên đường tới Mỹ với tâm thế háo hức. “Tôi ấn tượng về ngôi trường này thông qua những bức hình trên Internet. Nơi đây có nhiều tòa nhà đẹp, cổ kính, cây cối xanh mướt như trong phim”.
Nhưng khi tới nơi, Nguyệt “sốc” vì mọi thứ không giống như mình tưởng tượng. Bloomington nơi ngôi trường tọa lạc vốn rất lạnh và vắng người. “Để tìm được một vài người Việt cũng rất khó”, cô nhớ lại. Không ít ngày phải đi bộ tới trạm xe bus một mình trong tình trạng ướt nhẹp vì tuyết, Nguyệt càng cảm thấy lạc lõng ở một nơi xa lạ.
Nửa năm đầu, việc học cũng không như kỳ vọng. Mất vài lần thi trượt, học lại để đạt chuẩn đầu vào nghiên cứu sinh, Nguyệt dần cảm thấy stress, khủng hoảng.
Hết mùa đông đầu tiên, cô gái Việt có một chuyến đi tới Los Angeles. Sự náo nhiệt, sôi động tại đây như “cú hích” khiến cô nhen nhóm về ý định chuyển trường.
“Chương trình tiến sĩ tại Indiana kéo dài trong 5 năm, nhưng tôi nghĩ mình không phù hợp nên muốn dừng lại để chuyển sang nghiên cứu mảng Toán ứng dụng”. Thời điểm ấy, Nguyệt vừa hoàn thành xong tấm bằng thạc sĩ Toán học tại ĐH Indiana, Bloomington với GPA đạt 3.9/4.0 và đã đỗ hết các kỳ thi cấp tiến sĩ.
Bắt đầu lại từ việc nộp hồ sơ nhưng Nguyệt cảm thấy vui nhiều hơn tiếc nuối. Cô cũng không thấy hoài phí vì nhờ quãng thời gian này, bản thân cũng tìm ra thế mạnh và đam mê, nhờ vậy được nhiều trường đại học của Mỹ sẵn sàng cấp học bổng tiến sĩ toàn phần. Thu Nguyệt sau đó chọn theo học ĐH Nam California, ngành Toán học ứng dụng.
Việc trải qua 2 năm học tập tại Mỹ đem lại cho Nguyệt nhiều thuận lợi. Vì đã học một số môn tương đương, cô được chuyển đổi điểm khi sang ngôi trường mới mà không cần học lại.
Dù tại đây, Nguyệt vẫn cần phải trải qua các kỳ thi, bài kiểm tra năng lực để đủ điều kiện bắt đầu tham gia nghiên cứu, song với kinh nghiệm trước đó, Nguyệt nhanh chóng vượt qua và được nghiên cứu ngay từ năm thứ 2 – điều hầu hết nghiên cứu sinh phải mất tới 2 năm.
“Ở ngôi trường mới, tôi không còn cảm thấy nặng nề và áp lực. Đó cũng là nơi phù hợp mà tôi muốn gắn bó”, Nguyệt nói.
Giữa rất nhiều lĩnh vực, Nguyệt lựa chọn nghiên cứu sâu về Phương trình đạo hàm riêng – vốn được áp dụng nhiều trong ngành Tài chính. Chỉ trong vòng 9 tháng, cô đã hoàn thành bài báo đầu tiên liên quan đến tính duy nhất về mặt định lượng của phương trình Parabol, được ứng dụng trong ngành Điều khiển tự động. Bài báo được đăng tải vào tháng 12 năm ngoái.
Đây cũng là bước “tạo đà” giúp Nguyệt tự tin tiếp tục khám phá những bài toán ứng dụng khác trong phương trình Elip và Parabol.
Đến tháng 10 năm nay, Nguyệt hoàn thành chương trình tiến sĩ Toán học ứng dụng ĐH Nam California, sớm hơn nửa năm so với lộ trình.
Trước khi tốt nghiệp, Nguyệt cũng có quãng thời gian thực tập tại mảng Nghiên cứu định lượng ở JP Morgan Chase & Co. - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Để được vào ngân hàng này, ứng viên phải trải qua 6 vòng đánh giá gắt gao.
Kết thúc quá trình tập sự, tháng 9/2023, cô gái Việt nằm trong top 20% có kết quả tốt nhất và được nhận vào làm việc chính thức ở New York tại vị trí thiết kế các mô hình Toán tài chính và phân tích dữ liệu cho ngân hàng.
Trong suốt hành trình đã đi qua, Nguyệt cảm thấy “có nhiều áp lực nhưng cũng có rất nhiều động lực”. “Tôi vẫn đang trên lộ trình tiếp tục nỗ lực, phấn đấu”, cô nói.
Thu Nguyệt cũng biết ơn ba - người đã truyền cho mình động lực và tình yêu với môn Toán từ khi còn bé. “Trước đây, ba thường đố 2 chị em những câu hỏi toán học thú vị. Lớn hơn, 2 ba con thường ngồi trao đổi và cùng nhau giải chung các bài toán khó. Cũng có giai đoạn, tôi hoang mang liệu mình có chọn sai đường, ba vẫn luôn là người luôn đồng hành, phân tích và ủng hộ tôi trong mọi lựa chọn”.
Đến giờ khi nhìn lại, Nguyệt cảm thấy may mắn vì đã kiên trì theo đuổi học và làm Toán, bởi đây chính là nền tảng giúp cô tự tin chinh phục dù làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Thủ khoa kép tốt nghiệp tiến sĩ, được nhận vào ngân hàng lớn nhất nước Mỹ
INschool có hơn 50.000 lượt học sinh theo học, đội ngũ khoảng 700 giáo viên - nhân viên Việt Nam và nước ngoài cùng các chương trình đào tạo được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và chương trình giáo dục Việt Nam.
Công trình hai bên hợp tác đầu tiên là trường Mầm non mang thương hiệu INKindy (trực thuộc hệ thống trường INschool) có quy mô 3.000m2, được đầu tư đồng bộ với các trang thiết bị hiện đại và chương trình học tiên tiến.
INKindy Boulevard Dĩ An (Bình Dương) hứa hẹn là một ngôi trường hiện đại, với chương trình và phương pháp học tập tiên tiến, chăm sóc toàn diện cho hơn 300 học sinh Mầm non. Dự kiến tháng 4/2024 INKindy Dĩ An sẽ đi vào hoạt động.
Theo đại diện Inschool, trường hoạt động với sứ mệnh vì một thế hệ công dân toàn cầu, một thế hệ mà các em biết rõ mình là ai, mình muốn gì, có thể đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì và có thể sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới này. Interlink Education nói chung và INschool nói riêng sẽ không ngừng nỗ lực để tiếp tục lan tỏa sứ mệnh này đến các em học sinh, đem đến những trải nghiệm tuyệt vời với chi phí hợp lý. Tiếp nối hành trình xây dựng chuỗi Trường Liên kết Quốc tế từ Mầm non đến Trung học Phổ thông, INKindy tại Boulevard hứa hẹn là môi trường học tập và phát triển tuyệt vời cho các học sinh.
"Sự kiện này là sự khẳng định cho việc bảo chứng cam kết cho những sản phẩm bất động sản giáo dục uy tín mà Dat Xanh Commercial đã, đang và sẽ triển khai kinh doanh với tiêu chí dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm cho khách hàng cũng như các đối tác lớn trong thời gian sắp tới”, ông Dương Thành Tuấn - Tổng Giám đốc Dat Xanh Commercial cũng chia sẻ tại lễ ký kết.
Hai bên đồng thời kỳ vọng, sự kiện hợp tác lần này cũng là tiền đề để tiếp tục phát triển chuỗi trường học INschool, INKINDY và INS English trong tương lai.
Lệ Thanh
" alt="Dat Xanh Commercial hợp tác INschool phát triển hệ thống trường liên kết quốc tế"/>Dat Xanh Commercial hợp tác INschool phát triển hệ thống trường liên kết quốc tế
Kết quả, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến. Trong đó, có tới gần 60% chọn Lựa chọn 2+2 môn thi.
Theo Bộ GD-ĐT, Lựa chọn 2+2có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi cũng giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.
Ngoài ra, điều này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào đại học. Tuy nhiên, nhược điểm là ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.
Trước đó, Bộ GD-ĐT lấy ý kiến cán bộ, giáo viên các trường THPT trên cả nước, xin ý kiến lãnh đạo các Sở GD-ĐT về hai phương án.
Phương án 1, Lựa chọn 4+2, thí sinh phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ) phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Phương án 2, Lựa chọn 3+2, thí sinh phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).
Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ), thí sinh phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn (Ngữ văn, Toán) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Bộ GD-ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo ba phương án lựa chọn 4+2, 3+3 và 2+2.
Thêm phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc