您现在的位置是:Nhận định >>正文
Du học sinh người Hà Nội kể chuyện trong khu cách ly Sài Gòn
Nhận định76人已围观
简介Giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,ọcsinhngườiHàNộikểchuyệntrongkhucáchly SàiGòmu vs live Trầ...
Giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,ọcsinhngườiHàNộikểchuyệntrongkhucáchly SàiGòmu vs live Trần Ngọc Minh Quang, du học sinh Pháp, quyết định trở về Việt Nam. Không có vé về Hà Nội, Quang chấp nhận bay về TP.HCM với ý nghĩ lúc này về nước được là tốt.
Dù biết trước tất cả những công dân ở nước ngoài về trong thời gian này sẽ bị cách ly tập trung, trong đầu Quang hiện lên nhiều lo lắng.
19h ngày 15/3, chuyến bay hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất. Sau hơn 2 tiếng kiểm tra sức khỏe và làm các thủ tục cần thiết, Quang được đưa về Trường quân sự Quân khu 7, TP.HCM. Nhận địa điểm cách ly những lo lắng trước đó của cậu dường như tan biến, thay vào đó là sự biết ơn.
Trần Ngọc Minh Quang "diễn" một cảnh trong khu cách ly (Ảnh: NVCC) |
“Những lo lắng, hoài nghi thậm chí tiêu cực ban đầu được thay bằng sự yên tâm tuyệt đối. Ở khu cách ly các anh bộ đội đón tiếp chúng tôi rất nhiệt tình và chu đáo. Những người đến cách ly cũng thân thiện và có tinh thần quan tâm tới mọi người xung quanh. Cơ sở vật chất cũng như đồ ăn được cung cấp đầy đủ, mọi thứ tiện nghi và sạch sẽ”. Quang kể.
Được xếp vào phòng toàn là du học sinh và làm việc ở các nước châu Âu, Quang nhanh chóng kết thân với mọi người.
Một ngày trong khu cách ly bắt đầu từ 6 giờ sáng, khi tiếng nhạc qua loa phát thanh trong doanh trại vang lên. Cả phòng dậy vệ sinh cá nhân và chờ các anh bộ đội qua phòng đo nhiệt độ rồi phát đồ ăn sáng. Ăn sáng xong mọi người tranh thủ giặt quần áo và lau dọn phòng sạch sẽ.
Đến giờ ăn trưa các anh bộ đội lại mang từng suất ăn lên phòng. Ăn xong họ dành thời gian nghỉ ngơi đến chiều thì thực hiện hoạt động nâng cao sức khỏe như đá bóng, bóng rổ, đá cầu, chạy bộ và tập xà đơn. Sau đó lại tới giờ ăn tối và trò chuyện giao lưu từ xa (cách 2m) để giảm bớt căng thẳng, người thì tranh thủ gọi điện về cho gia đình.
Bữa cơm trong khu cách ly được Quang chia sẻ (Ảnh: NVCC) |
Quang đùa, việc cách ly tập trung khiến chúng em rất thoải mái để có thể nâng cao sức khỏe cũng như phòng ngừa dịch bệnh. Điều Quang ấn tượng và cảm động nhất là hình ảnh những anh bộ đội, bác sĩ ngày đêm trực làm nhiệm vụ. Giữa cái nắng như đổ lửa, các anh bộ đội phải mặc những bộ đồ bảo hộ nóng nực, đầm đìa mồ hôi. Nhưng họ luôn tận tình chăm sóc, hỏi thăm, nụ cười của các anh khiến em vô cùng ấm áp.
“Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nói rằng chúng em rất tự hào và biết ơn các bác sĩ và các anh chiến sĩ. Em cũng muốn gửi tới toàn thể người dân một thông điệp rằng hãy an tâm và tuân thủ theo mọi quy định của nhà nước. Chắc chắn chúng ta có thể chiến thắng đại dịch này”
Quyết định làm vlog kể “những người trong khu cách ly”
Trong những ngày ở khu cách ly, để lưu lại kỷ niệm, phòng của Quang quyết định làm một video hài hước, nhằm truyền tải năng lượng tích cực, để mọi người hiểu thêm về việc cách ly tập trung.
Sau một thời gian suy nghĩ, cả nhóm đã nảy ra ý tưởng làm sao vừa đáp ứng được với tiêu chí giảm bớt căng thẳng đồng thời khiến mọi người vui vẻ hơn. Sau 10 ngày bao gồm lên ý tưởng, viết kịch bản, phân chia nhân vật, cho đến lúc quay phim và cắt ghép vlog “những kiểu người trong khu cách ly” được thực hiện bằng những diễn viên bất đắc dĩ. Điều Quang không ngờ vừa đăng tải lên mạng video đã được nhiều sự xem và ủng hộ.
Những người cùng phòng quyết định làm một vlog về khu cách ly (Ảnh: NVCC) |
Quang bảo, đây là lần đầu tiên “tập tành” làm nên không ít những khó khăn. Yêu cầu nhóm đặt ra là nội dung phải phù hợp trong bối cảnh nhưng vẫn có sự hài hước để truyền năng lượng cho mọi người.
“Chúng em muốn cùng nhau truyền tải những năng lượng tích cực để mọi người có cái nhìn thực tế hơn về dịch bệnh đang hoành hành và hiểu hơn về việc cách ly tập trung khi cần thiết. Cùng với đó, chúng em cũng muốn nhắn nhủ với những bạn du học sinh và những công dân không kịp trở về hãy nghĩ tích cực, lạc quan để cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh một cách triệt để nhất”.
Nhận giấy “an toàn” cách đây 2 ngày, Quang bảo trong đại dịch lần này, cậu nhận ra dù học tập và làm việc ở đâu trên thế giới, thì khi cảnh hoạn nạn khó khăn chỉ có Tổ quốc luôn giang rộng vòng tay để đùm bọc, bảo vệ công dân mình. Quang thực sự biết ơn Tổ quốc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho mọi công dân và đang kiểm soát dịch một cách tốt nhất có thể trong thời buổi đại dịch hiện nay.
Sau thời gian cách ly, tối 2/4 Quang quyết định về Hà Nội. Du học sinh người thủ đô bày tỏ lưu luyến bởi người Sài Gòn thân thiện và nhiệt tình, hơn nữa đây cũng là nơi ghi dấu tuổi thơ cậu.
Lê Huyền
Giảng viên công bố nghiên cứu về dịch Covid-19 từ khu cách ly Khánh Hoà
- Trở về từ Đức giữa đại dịch, Huỳnh Lưu Đức Toàn được đưa vào cách ly ở Trường Quân sự Khánh Hòa. Từ đây, Toàn đã công bố nghiên cứu về dịch covid-19 trên tạp chí khoa học.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1: Phong độ sa sút
Nhận địnhChiểu Sương - 19/01/2025 23:51 Ngoại Hạng Anh ...
阅读更多Đường mòn mang tên cô giáo tuổi 25
Nhận địnhĐiểm trường gần nhất mất hai giờ đi bộ, điểm xa nhất mất nửa ngày, nhiều năm qua, cô Thoa vẫn cần mẫn băng rừng gieo chữ. Ảnh: Thanh Trần.
Chụp hình, hứng sóng, xin trường
Cô Thoa dẫn chúng tôi theo con đường ven bìa rừng tới thôn 3 Đèn Pin - điểm trường cô đang đứng lớp. Thỉnh thoảng, mọi người phải ngồi bệt xuống để thở dốc, vì phải lội bộ tới hơn hai giờ đồng hồ. Vậy mà cô cười tươi: “Đây là điểm trường gần nhất, đường dễ đi nhất, có điểm đi về mất nguyên một ngày trời”.
Năm 2012, cô Thoa về dạy tại xã Trà Leng, thời gian đầu còn đứng ở các điểm trường gần đường lớn nên chẳng lo việc đi lại. Hai năm sau, cô chuyển vào điểm trường thôn 4 Ông Dũng, mỗi đợt xé rừng vào trường mất tới 4 giờ đi bộ.
Cô kể: “Ngày mới vô đây buồn hiu, cứ mong tới cuối tuần để về, nhiều hôm vừa cuốc bộ vừa khóc thút thít”. Bắt nhịp được cuộc sống ở thôn, cô thấy nỗi buồn của mình chẳng là gì so với nỗi cơ cực truyền đời của bà con. Bữa cơm của họ là măng rừng độn gạo đỏ, áo quần chẳng đủ mang, con nít cứ ở truồng, chân đất chạy quanh những ngôi nhà ọp ẹp, mốc meo.
Nơi cô Thoa dạy học, tiếng là một lớp mầm non nhưng trông chẳng khác gì chuồng bò. Bốn phía trống hoác, bên dưới quây lại bằng những phên tre cao chừng nửa mét, bên trên lợp tạm mấy tấm tôn. Mưa, gió, nắng tha hồ táp thẳng vào mặt cô lẫn trò.
Trong lớp học đặt mấy bộ bàn ghế cũ và cái sạp tre thay cho nền gạch để hai chục học trò sinh hoạt. Mấy trò nhỏ, em áo không quần, em quần không áo, em trần như nhộng lăn lóc trên tấm sạp, hễ trời mưa là co ro vì lạnh. Cô chụp lại tất cả những hình ảnh ấy.
Đợt ấy, cô Thoa gặp được một người bạn trong hội từ thiện (HTT) Ong Vàng (Hội An, Quảng Nam) và kể về khó khăn của học trò mình. Cô gửi thêm những bức hình với mong muốn một ngày gần nhất, HTT sẽ ghé thăm. Lần lượt tại các điểm trường tiếp theo như thôn 4 Ông Lò, thôn 2 Tak Lẻ…, cô Thoa bắt gặp cảnh đói nghèo, thiếu thốn y chang nhau.
Và những bức ảnh lại được gửi đến các HTT để xin trường dù hy vọng nhận được sự gật đầu của họ rất mong manh bởi cô chưa một lần gặp mặt. Cô nói: “Ở đây điện chạy bằng tua bin nước nên chập chờn, sóng điện thoại khi có khi không, muốn soạn một cái email cho đàng hoàng để gởi tới các HTT, nhưng sóng yếu quá mình không đính ảnh được đành phải lên Facebook gửi ảnh qua tin nhắn.
Mỗi lần gửi ảnh là mình phải rà khắp thôn, tìm nơi có sóng mạnh nhất, không an tâm là chốc chốc phải chạy ra kiểm tra lại hình đã đi chưa”. Thoa đùa, trầy trật với việc hứng sóng nên bây giờ khắp các điểm trường chỗ nào sóng yếu, chỗ nào sóng mạnh cô thuộc như lòng bàn tay.
Không ngần ngại xin trường trên mạng, Thoa còn mạnh dạn “đòi” luôn một ngôi trường cho các em thay vì những phần quà sách vở, bánh kẹo… Thoa nhớ lại: “Cách đây không lâu có vài HTT lên xã phát quà, họ gợi ý sẽ cho quà ở điểm trường thôn 3 Đèn Pin vào dịp đầu năm học mới, nhưng mình nói với họ quà bao nhiêu dùng cũng hết, các em ở đây thật sự cần một ngôi trường”.
Tự bốc vác vật liệu, giám sát thi công
Đúng 10 ngày sau khi gửi hình ảnh chụp lớp học tại thôn 4 Ông Dũng, Thoa nhận được liên lạc của HTT Ong Vàng, họ hứa sẽ lên để mục sở thị, qua hình ảnh không thể nào tin được lại có một lớp học y hệt chuồng bò. Sau chuyến khảo sát, hội đồng ý xây cho thôn một ngôi trường kiên cố. Liền nhiều đêm sau đó, Thoa trằn trọc không ngủ được vì mừng, ngôi trường trong hình dung cứ lởn vởn trong đầu.
Tháng 9/2014, tại thôn 4 Ông Dũng mọc lên ngôi trường mới rộng 30 m2, tường, sàn bằng gỗ chắc chắn, lợp tôn kín đáo, không lo nắng mưa. Cô trò quây quần trong lớp học còn thơm mùi sơn, có góc học tập, góc sinh hoạt, bốn phía tường trang trí thêm bức tranh bông hoa, con thú ngộ nghĩnh. Lễ khánh thành trường, Thoa hạnh phúc phát khóc khi cách đây chỉ vài bữa cả cô và trò còn lủi thủi trong lớp học tranh tre vách nứa tồi tàn.
Chưa hết hân hoan ở ngôi trường mới đầu tiên, giữa năm nay, cô Thoa lại nhận được sự gật đầu của HTT Vô Ưu (Đà Nẵng) đồng ý xây cho thôn 4 Ông Lò một ngôi trường 35 m2 bằng gỗ, trần la phông, nền gạch hoa khang trang và sơn màu tím rất lạ mắt. Vậy là điểm trường xa nhất xã nay đã có lớp học kiên cố.
Hai tháng sau, HTT Tiếp sức những ước mơ (TP HCM) trả lời Thoa bằng một ngôi trường hơn 40 m2 kiên cố tại thôn 2 Tak Lẻ. Và HTT Hương Từ Tâm (Đà Nẵng) cũng dành tặng thôn 3 Đèn Pin một ngôi trường gỗ có la phông, gạch men sạch đẹp.
Ngày khánh thành trường mẫu giáo tại thôn 3 Đèn Pin trúng vào dịp khai giảng năm học 2015-2016, nhìn học trò tíu tít bên ngôi trường mới màu xanh, trước khi vào lớp đặt hết dép ở cửa để tha hồ chạy nhảy trên nền gạch men láng bóng, cô kể rằng mình trào nước mắt, cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày đứng trước ngôi trường mới đầu tiên. Mẹ em Hồ Thị Báo cười tươi khi dẫn con tới lớp: “Có lớp học này mình tha hồ đi làm xa mà không lo con bé ở nhà dầm mưa dầm nắng nữa”.
Đi xin, đợi chờ các HTT đồng ý tưởng là gay go nhất, song lại không bõ bèn gì so với chuyện băng rừng cùng họ dựng trường. Thân con gái, chân lại có tiền sử dãn dây chằng nhưng không chuyến bốc vác vận chuyển vật liệu, đãi cát xây trường nào vắng mặt Thoa, có tuần cô đi 4- 5 chuyến để đón đoàn, dẫn đường, vác tôn hàng giờ.
Ở những điểm trường xa và chưa hề đứng lớp, Thoa lại phải năn nỉ bà con cùng góp công bởi tiền từ thiện có hạn không thể thuê mướn hoàn toàn. Cô giáo lạ, lại làm không công nên bà con chẳng chịu, vậy mà Thoa cứ chai mặt nài nỉ cho đến khi họ đồng ý mới thôi. Suốt quá trình xây trường, Thoa còn thay các HTT giám sát từng bao xi măng, thanh gỗ, con ốc, cây đinh… cho đến khi trường đưa vào sử dụng cô mới dám thở phào nhẹ nhõm.
Đường mòn mang tên cô Thoa
Các em nhỏ ở thôn 3 Đèn Pin (xã Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam) được học tập, vui chơi trong ngôi trường kiên cố, ấm áp do cô giáo Thoa vận động xây dựng .
Cô trải lòng: “Khi dựng trường, HTT dựng luôn cho giáo viên căn bếp và buồng ngủ bên cạnh, dù còn khá đơn sơ nhưng mình cũng thấy vui, miễn sao dành cho trò lớp học thật tốt là được. Cô giáo có thiếu viên gạch men, tấm gỗ vẫn có thể xoay xở, chứ nhìn trò lấm lem, co ro vì lạnh thì tội nghiệp lắm”.
Từ trước khi xin trường, Thoa đã liên tục xin áo quần, chăn, dép… cho bà con, cứ vài chuyến về nhà là cô lại cõng lên một gùi đồ cũ còn dùng tốt để cả thôn cùng vượt qua cái lạnh tê người trên núi. Bà con không quên chuyện cô giáo Thoa đi xin các mạnh thường quân hỗ trợ mỗi tháng ít nhất 10 ký gạo, mắm muối cho một cụ bà có hoàn cảnh hết sức khó khăn ở thôn 4 Ông Dũng.
Rồi lo cho dân gặp nguy hiểm vào mùa mưa nếu tiếp tục đi theo con đường ven sông, cô Thoa vác cuốc, cầm rựa khai hoang con đường mòn giữa rừng để mọi người đi lại an toàn, học trò không sợ nước cao mà nghỉ học triền miên nữa.
Ông Lê Hoàng Việt, Chủ tịch UBND xã Trà Leng, cho biết: Trong điều kiện xã còn rất khó khăn về tất cả mọi mặt, 4 điểm trường cô Thoa vận động xây lên rất đáng được ghi nhận. Vừa là lớp học kiên cố sạch đẹp cho trò, vừa là mái nhà vững chãi để cô giáo ở các thôn và những cô đến sau an tâm, bớt thấy tủi thân mà ở lại gieo chữ.
Sắp tới đây, khi tổng kết công tác của năm, xã sẽ lưu ý để tuyên dương, khuyến khích sự cống hiến một cách vô điều kiện của cô Thoa.
(Theo Tiền Phong)
">...
阅读更多Giật mình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật
Nhận định- Nhiều người thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động lạ như vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ. Tôi có cậu bạn đã từng tham gia sát hạch để được xuất khẩu sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: “các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động Việt Nam họ chưa cần nhìn vào bằng cấp mà là… sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay búp măng, non mỡn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe. Ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ…”
Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động lạ đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ.
Hình ảnh minh họa Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ra giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động.
Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu.
Họ có thể ngồi lai rai hàng giờ trong các quán sá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay.
Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp…cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra, đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!
Chính lao động là thước đo cho sự tiến bộ xã hội, là nền tảng của lịch sử loài người mà hình thái đầu tiên của nó không phải là lao động trí óc, đi giày tây và văn phòng sang trọng, mà là lao động chân tay. Hầu hết lớp trẻ không nhận thức được nguyên tắc này nên họ coi lao động chân tay là thấp hèn, là kém sang trọng!?
Oái ăm thay, một xã hội ai cũng đam mê kiếm tiền nhưng lười lao động nên mới sinh ra nhiều tệ nạn xã hội, bất cứ đâu người ta cũng có thể lừa lọc, giăng bẫy nhau, nhan nhản từ thế giới ảo cho đến đời thực như nhận xét của một CEO người Nhật“tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa”.
Sự lười biếng lao động ở trong nước đã khiến chúng ta trở thành quốc gia đi làm thuê khắp toàn cầu, từ Châu Á sang tận Châu Phi không nơi nào thiếu vắng lao động Việt Nam, sở dĩ phải dùng từ “làm thuê” bởi lao động Việt Nam sang nước ngoài chỉ để làm những công việc phổ thông.
Không biết những người Việt trẻ hôm nay nghĩ gì khi nghe ông Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhắc lại lời một chuyên gia kinh tế nổi tiếng tại diễn đàn tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam ngày 19/11 vừa qua: “Hiện nay Hàn Quốc xuất khẩu ông chủ sang Việt Nam, còn Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động sang làm thuê cho Hàn Quốc.”
Lười lao động nhưng thích giàu nhanh đó là cơ sở thực tiễn đầu tiên của mọi rối ren trong xã hội, giới trẻ với tư cách là những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ mất phương hướng nếu không coi lao động là cánh cửa để bước vào hội nhập.
- Thạc sĩTrương Khắc Trà
...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Foolad vs Nassaji Mazandaran, 20h30 ngày 21/1: Tin vào chủ nhà
- Bất ngờ với hình ảnh rạng rỡ sau sinh của Lưu Thi Thi
- Netflix và các gã khổng lồ streaming vào tầm ngắm quản lý của chính phủ Anh
- Các xu hướng dự kiến định hình thế giới năm 2023
- Siêu máy tính dự đoán Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
- Cựu thí sinh Olympia:'Tôi từ bỏ mọi cơ hội chỉ để làm khoa học'
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1
-
Thiết kế đục lỗ kết hợp viên thuốc mặt trước của iPhone 14 Pro Thay đổi nổi bật nhất ở mặt lưng cùng cụm camera sau lớn hơn đáng kể, chứa hệ thống camera 48MP mới với cảm biến lớn hơn 57% và khả năng quay video 8K. Phần camera lớn sẽ đáng chú ý hơn trên iPhone 14 Pro (6,1 inch) so với trên iPhone 14 Pro Max (6,7 inch). Hình ảnh kết xuất cũng cho thấy iPhone 14 Pro có thể có các góc tròn hơn để phù hợp với cụm camera sau lớn hơn.
Các kết xuất cũng tập trung vào màu tím được đồn đại của dòng iPhone 14, với việc Prosser chứng thực một báo cáo trước đó khẳng định iPhone 14 sẽ gây chú ý với tùy chọn màu tím “độc nhất vô nhị”. Ngoài ra còn có các mô tả về các tùy chọn màu Graphite (Xám), Silver (Bạc) và Gold (Vàng) dự kiến cho các mẫu Pro.
Theo nhà phân tích nổi tiếng Ming-Chi Kuo, hai mẫu iPhone 14 Pro cũng dự kiến dùng chip A16 Bionic mới và RAM mạnh hơn bất kỳ iPhone nào khác, trong khi các mẫu iPhone 14 tiêu chuẩn sẽ dùng lại chip A15 Bionic từ iPhone 13.
Prosser gần đây cũng đã chia sẻ hình ảnh kết xuất của một trong những mẫu Apple Watch mới sẽ ra mắt trong năm nay, cho thấy một thiết kế mới với màn hình phẳng, nhưng không biết liệu chúng có liên quan đến Apple Watch Series 8, Apple Watch SE 2 hay Apple Watch "Explorer Edition" mới với độ bền được nâng cao.
Hương Dung(Theo Mac Rumors)
" alt="iPhone 14 Pro lộ diện thiết kế đột phá">iPhone 14 Pro lộ diện thiết kế đột phá
-
Hôm 9/2, thông qua chức năng Instagram Story, Á hậu Mâu Thủy đăng ảnh ngồi gác chân lên ghế phía trước ở rạp chiếu phim. Hành động này bị chỉ trích kém văn hóa dù khu vực xung quanh không có khán giả. Một tài khoản viết: "Cấm gác chân lên ghế là quy định rồi. Chị ấy làm vậy là hoàn toàn sai". Người khác đồng tình, nói thêm: "Mâu Thủy là người của công chúng thì nên giữ hình tượng".
Ngay sau đó, người đẹp 28 tuổi đã phản hồi: "Cái này là giơ chân lên cao khi chưa có ai vào rạp, rồi chụp. Có thể do góc chụp nên thấy thế. Chứ gác chân vậy mình coi phim kiểu gì". Tiếp đó, khi thành viên mạng yêu cầu cô xin lỗi, Mâu Thủy trả lời rằng: "Có lỗi gì đâu mà phải xin qua xin lại. Người nào dễ dàng nói xin lỗi là người rất hay làm ra lỗi. Và xin đính chính mình chưa từng xin lỗi mấy vụ việc thời gian gần đây nhé. Vì sao ư? Not my bad (Không phải lỗi của mình)".
Ca sĩ Bảo Thy từng bị phàn nàn tương tự Mâu Thủy. Trong chuyến du lịch Singapore cách đây 4 tháng, giọng ca Công chúa bong bóng chia sẻ bức ảnh đạp chân lên ghế ở công viên ngoài trời. Khi một thành viên nhắc nhở: "Chị ơi, ghế họ ngồi mà chị đặt chân lên vậy chị? Đây là khu công cộng chứ phải nhà chị đâu", cô đã đáp lại: "Anh bảo vệ chụp cho chị đó em ơi. Mưa nên nệm ướt chị ngồi trên là theo chỉ đạo của anh bảo vệ. Vậy là đủ lịch sự chưa bé?".
Tháng 10 năm ngoái, Phạm Hương bị phản ứng trái chiều vì ngồi lên bí ngô tạo dáng trong khi trước cổng nông trại Dell'Osso Family Farms ở California (Mỹ) có ghi dòng chữ: "Không ngồi lên bí ngô". Giải thích cho hành động này, hoa hậu 9X nói: "Mình tập trung quay video nên không để ý biển phía sau. Lần sau sẽ cẩn thận hơn".
Khán giả cho rằng Phương Mỹ Chi mặc crop-top đi cúng Tổ nghề với Quang Lê là không phù hợp. Ngay sau đó giọng ca tuổi teen đã phải lên tài khoản cá nhân giải thích: "Dạ vì em đang đi học. Ba gọi qua bất chợt, em đi liền chứ không biết hôm nay thắp hương Tổ nghiệp".
Bộ ảnh ăn mặc hở hang phản cảm trước Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà vào năm 2018 của Sĩ Thanh gây phẫn nộ dữ dội. Khi đó, cô hứng chịu vô số chỉ trích vì còn tạo dáng uốn éo trước những địa danh mang tính lịch sử này. Trả lời Zing.vn, quản lý nữ ca sĩ nói: "Bộ hình thuộc một dự án mà Sĩ Thanh tham gia. Khi chụp ảnh, nhân vật chính đứng cách xa những địa điểm văn hóa chứ không gần như cảm nhận của người xem ảnh. Có thể góc chụp khiến mọi người cảm thấy phản cảm".
Hồ Ngọc Hà (trái) và Lệ Quyên cũng từng bị chỉ trích sau bức ảnh ngồi, đạp cả giày lên ghế công cộng ở nước ngoài. Riêng nơi Lệ Quyên đứng là ở quảng trường Wenceslas, Cộng hòa Séc vào năm 2015.
(Theo Zing)
Sau 'Ký sinh trùng', 'Joker' cũng được đưa trở lại rạp chiếu
Hiệu ứng từ chiến thắng tại Oscar 2020 khiến nhà phát hành phim "Joker" tại Việt Nam đưa phim này trở lại rạp chiếu từ 17/2 cùng với "Parasite" (Ký sinh trùng).
" alt="Nghệ sĩ Việt bị chỉ trích cư xử không phù hợp nơi công cộng">Nghệ sĩ Việt bị chỉ trích cư xử không phù hợp nơi công cộng
-
Đại diện ban lãnh đạo Phi&P và Base.vn công bố ký thỏa thuận hợp tác cùng phát triển Được biết, Phi&P chính thức tìm hiểu về các giải pháp công nghệ của Base từ tháng 05/2020. Trong suốt quá trình đi đến ký kết hợp tác, hai bên từng tổ chức nhiều hoạt động chung khẳng định vai trò của công nghệ trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Đặc biệt, nhà sáng lập kiêm CEO Phi&P Nông Vương Phi, với tư cách là một chuyên gia đầu ngành, vẫn luôn theo dõi lộ trình phát triển sản phẩm và tính năng có liên quan đến nghiệp vụ nhân sự của Base.vn.
“Trong quá trình làm việc, tư vấn cho khách hàng, tôi nhận thấy họ có một trăn trở chung, đó là không biết nên áp dụng phần mềm nào để tăng cường hiệu quả quản trị nhân sự do trên thị trường có quá nhiều lựa chọn. Do đó, tôi hy vọng thông qua chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều năm của mình, có thể tư vấn giúp doanh nghiệp chọn đúng giải pháp công nghệ”, bà Vương Phi cho biết.
Về phía Base.vn, ông Hoàng Vương, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Marketing, chia sẻ: “Công cụ và những giải pháp công nghệ là không đủ để doanh nghiệp có thể thực sự nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và tăng trưởng. Nhà quản trị cần có thêm những kiến thức cơ bản về quản trị và nâng cao năng lực lãnh đạo. Chỉ có như vậy, người đứng đầu mới có thể hiểu sâu sắc về bài toán và đặc thù của doanh nghiệp mình, từ đó sử dụng phần mềm hiệu quả nhất”.
Theo nội dung thỏa thuận hợp tác, Phi&P sẽ tích hợp các sản phẩm của Base.vn vào gói tư vấn và đào tạo của mình, đồng thời phát triển các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của cả hai bên. Với kiến thức chuyên sâu và trải nghiệm thực tế về ngành nhân sự ở Việt Nam, bà Vương Phi khẳng định sẽ đồng hành cùng đội ngũ lập trình viên của Base để hoàn thiện và tối ưu một số sản phẩm trong bộ Base HRM+ - bộ giải pháp quản trị và phát triển nhân sự toàn diện.
Trong khi đó, Base sẽ hỗ trợ tư vấn cho Phi&P về vai trò của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong công tác quản trị nhân sự và tối ưu trải nghiệm nhân viên. Đồng thời, cam kết mang đến cho khách hàng các ứng dụng hoàn thiện hơn không chỉ về khía cạnh công nghệ và tính năng mà còn về chuyên môn, hướng tới giải quyết thấu đáo và sâu sắc những bài toán về nhân sự còn tồn đọng trong nội bộ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hai bên thống nhất sẽ phối hợp tổ chức các buổi hội thảo nhằm bổ sung kiến thức quản trị nhân sự hiện đại cho doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng dữ liệu và báo cáo trực quan để đưa ra quyết định liên quan đến con người của tổ chức, từ đó thúc đẩy, tinh gọn và tối ưu nguồn lực, giúp công ty gia tăng lợi nhuận.
Thỏa thuận hợp tác giữa Phi&P và Base.vn được kỳ vọng sẽ mang tới nhiều dịch vụ, sản phẩm chất lượng và hoàn thiện hơn cho cộng đồng doanh nghiệp với mức chi phí tối ưu.
Đặc biệt, hiện bà Vương Phi đang thiết kế và dự kiến cho ra mắt gói tư vấn đào tạo Lean HR - nhân sự tinh gọn, hướng tới các doanh nghiệp muốn thiết kế và chuẩn hóa quy trình nội bộ liên quan đến nhân sự một cách chính xác, hiệu quả và có định hướng triển khai chuyển đổi số. “Bởi nếu không thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp không thể tối ưu nguồn lực, đồng thời thiếu công cụ cần thiết để theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác quản trị nhân sự”, bà Vương Phi khẳng định.
Lean HR được kỳ vọng là gói dịch vụ đào tạo về nhân sự tiên phong tại Việt Nam có sự kết hợp giữa một chuyên gia nhân sự hàng đầu và các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số.
Được thành lập từ năm 2017 và trực tiếp dẫn dắt bởi bà Nông Vương Phi - một trong những người tiên phong tiếp cận ngành nhân sự hiện đại tại Việt Nam - Phi&P hiện là một trong những đơn vị uy tín nhất trong việc cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu về nhân sự và năng lực lãnh đạo. Đơn vị này cũng chính là đối tác chiến lược của nhiều công ty, tập đoàn hàng đầu như VNG, FPT Software, AEON Việt Nam…
Tố Uyên
" alt="Base.vn hợp tác Phi&P nâng tầm quản trị nhân sự cho doanh nghiệp Việt">Base.vn hợp tác Phi&P nâng tầm quản trị nhân sự cho doanh nghiệp Việt
-
Soi kèo góc Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1
-
Khách trải nghiệm sản phẩm trong một sự kiện mở bán điện thoại tại Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) Tại Việt Nam, số liệu từ GfK cho thấy sau đợt tăng trưởng mạnh về lượng smartphone bán ra kể từ tháng 10/2021 đến hết Tết Nguyên đán, nhu cầu điện thoại thông minh bắt đầu giảm kể từ tháng 2/2022 so với cùng kỳ.
Do ảnh hưởng kinh tế sau dịch bệnh, một số nhà bán lẻ cho hay người dân thắt chặt chi tiêu hơn, khiến nhóm điện thoại 3-5 triệu đồng bán chạy, thường xuyên hết hàng.
Trên thế giới, Counterpoint nhận định cách tiếp cận không khoan nhượng của Trung Quốc đối với Covid-19 - với việc đóng cửa các thành phố và thậm chí toàn bộ khu vực - đã và đang làm chậm nền kinh tế của nước này. Việc này gây ra phản ứng dây chuyền trên nền kinh tế toàn cầu do các nhà máy của Trung Quốc bị đóng cửa và chi phí hậu cần tăng cao.
Thêm vào đó, tâm lý người tiêu dùng gần đây chùng xuống đáng kể do sự bất ổn kinh tế toàn cầu và lạm phát gia tăng, một phần đến từ cuộc chiến Ukraine-Nga kéo dài.
Trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ tăng, các nền kinh tế mới nổi cũng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt vốn và lạm phát.
Lượng smartphone bán ra có thể bị giảm vào năm 2022. (Nguồn: Counterpoint) Dù tổng lượng smartphone bán ra giảm xuống, song kỳ vọng riêng của điện thoại hỗ trợ 5G tăng lên. Peter Richardson, Phó Chủ tịch tại Counterpoint Research, cho biết, về lâu dài sẽ có sự chuyển dịch ổn định từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh và điện thoại thông minh 3G/4G sang 5G.
Do các bên nỗ lực phổ biến thiết bị 5G giá phải chăng nên thị trường toàn cầu cho thiết bị 5G dự kiến sẽ cho thấy sự tăng trưởng lành mạnh và đóng vai trò là động lực quan trọng của toàn ngành.
“Tuy nhiên, xu hướng lạm phát toàn cầu gần đây đang ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng và chi phí sản xuất của điện thoại thông minh cao lên sẽ tạo rủi ro cho thị trường điện thoại thông minh năm 2022”, ông Peter nhận định.
Dù đưa ra nhận định thị trường sụt giảm, nhưng chuyên gia đánh giá triển vọng nửa cuối năm có thể sẽ khả quan. Liz Lee, nhà phân tích cao cấp của Counterpoint, cho biết vào cuối tháng 5, chính phủ Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp để đưa ra các biện pháp đối phó ổn định kinh tế quy mô lớn. Chính phủ nước này dự kiến thực hiện các chính sách tích cực hơn nhằm kích thích nền kinh tế trong nửa cuối năm.
“Bên cạnh đó, chúng tôi tin rằng việc ra mắt điện thoại thông minh nắp gập, dẫn đầu là Samsung, sẽ có thể kích cầu ở phân khúc cao cấp”, bà Liz nói thêm.
Hải Đăng
Smartphone sụt giảm, các hãng tăng cường bán phụ kiện tại Việt Nam
Các hãng tại Việt Nam bắt đầu chú trọng đến mảng phụ kiện trong bối cảnh smartphone bão hoà và nhu cầu khách hàng đang tăng với một số thiết bị thông minh.
" alt="Sức mua smartphone bị ảnh hưởng bởi lạm phát, bất ổn kinh tế">Sức mua smartphone bị ảnh hưởng bởi lạm phát, bất ổn kinh tế