Chuyên gia RMIT: Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn có tâm lý hoài nghi với ứng dụng AI

作者:Nhận định 来源:Giải trí 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-18 08:25:41 评论数:

Giàu tiềm năng phát triển

TheêngiaRMITNhiềudoanhnghiệpViệtvẫncótâmlýhoàinghivớiứngdụthứ hạng của vòng loại giải vô địch bóng đá thế giớio các giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học RMIT, ứng dụng của trí thông minh nhân tạo (AI) tại Việt Nam còn khá sơ khai nên các ngành nghề vẫn còn thời gian để lập kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng cho những tính năng đột phá của công nghệ này, đồng thời có thể khai thác trọn vẹn lợi ích mà AI đem đến.

Chia sẻ về công nghệ được dự báo đang dần thay đổi cách chúng ta sống và làm việc, Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, giảng viên CNTT tại RMIT Việt Nam cho hay, hiện tại ở Việt Nam, hầu hết ứng dụng AI còn “trong phạm vi hẹp”, chủ yếu dùng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt.

“AI chưa đạt đến cấp độ mô phỏng trí tuệ loài người, để kiến tạo nên trí thông minh hệ thống và máy móc có thể học và nâng cao khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Đó là bước lớn tiếp theo”, Tiến sĩ Duy nêu quan điểm.

Ngoài một số ứng dụng AI nổi bật ở Việt Nam hiện nay như hệ thống quản lý giao thông thông minh tại TP.HCM, nhận dạng hình ảnh để hỗ trợ chuẩn đoán khám chữa bệnh, quy trình tự động trong ngân hàng và các dịch vụ khác, Tiến sĩ Duy cho biết đang còn nhiều cơ hội tận dụng AI hơn nữa nhờ tiến bộ của kỹ thuật học máy và dữ liệu lớn.

Ông cho biết thêm: “AI có thể được dùng để phân khúc khách hàng bằng cách phân tích khối lượng lớn đặc tính nổi bật và hành vi trực tuyến của họ. Công nghệ này có thể cải thiện năng lực phân tích ngôn ngữ nhằm hỗ trợ những ứng dụng như trợ lý ảo, dịch thuật và nhận diện chữ viết. Và hiện nay với thuật toán tốt hơn, AI có thể được dùng trong robot tự động như máy bay không người lái drone, các phương tiện giao thông không người lái, robot hỗ trợ phẫu thuật và phần mềm trả lời tự động chatbot”.

Vẫn còn thái độ “chờ xem sao”

Giảng viên Kỹ thuật phần mềm từ Đại học RMIT, Tiến sĩ Đinh Ngọc Minh bổ sung thêm rằng dù AI và Machine Learning đã và đang có những tiến bộ rõ nét, doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang tâm lý hoài nghi.

最近更新