Sinh năm 1834 ở Mexico, Julia Pastrana mắc 2 chứng bệnh hiếm gặp: một là mọc lớp lông dày trên khắp cơ thể, hai là xương hàm nhô ra trông giống miệng khỉ.
Với ngoại hình xấu xí và kỳ dị, Julia bị xa lánh và ghẻ lạnh. Thậm chí, mẹ cô cũng cho rằng ngoại hình của con gái là kết quả của một thứ kỳ bí, siêu nhiên nào đó.
Không chịu nổi sự ghẻ lạnh của dân làng, mẹ cô ôm con chạy trốn.
2 năm sau, trong khi người dân đi tìm bò bị mất tích, họ phát hiện ra Julia và mẹ đang sống trong một hang núi. Người ta đưa cô đến một thành phố gần nhất và gửi cô vào trại trẻ mồ côi.
Khác với ngoại hình xấu xí, Julia có tính cách ngọt ngào, thông minh và giọng hát hiếm có. Sau khi nghe chuyện của Julia, thị trưởng thành phố nhận cô về nuôi nhưng vị trí của Julia trong nhà giống như một cô hầu gái.
Cô ở với gia đình thống đốc đến năm 20 tuổi thì quyết định quay trở về ngôi làng của mình. Nhưng trên đường về nhà, cô bị một người đàn ông Mỹ thuyết phục rằng nên dành cuộc đời của mình cho các sân khấu.
Ngay lập tức, cô trở thành một trong những hiện tượng kỳ lạ và gây tò mò nhất thế kỷ thứ 19.
![]() |
Tấm 'poster' quảng cáo buổi biểu diễn của Julia. |
Tháng 12/1854, lần đầu tiên lên sân khấu ở thành phố New York, cô mặc chiếc váy đỏ, hát bài dân ca Tây Ban Nha, nhảy điệu Highland Fling. Đám đông đổ xô đến xem Julia biểu diễn và để tận mắt nhìn được nhan sắc của cô.
Khi tới New York, Julia kết hôn với Theodore Lent – người mà sau đó đã trở thành quản lý của cô.
‘Cô ấy đã yêu Lent’ - tác giả Jan Bondeson, người từng viết sách về Julia nói.
Thế nhưng, đáp lại tình yêu ấy, Theodore kết hôn với Julia chỉ nhằm mục đích kiểm soát và dùng cô làm công cụ kiếm tiền.
Theodore đưa vợ đi khắp châu Âu - nơi mà một số tờ báo và cuốn sách đã không ngại ngần gọi cô là ‘người khỉ’ hay ‘xấu xí đến tột cùng’.
Đã có nhiều bác sĩ gặp Julia để kiểm tra về tình trạng của cô nhưng hầu hết các câu hỏi họ đều hướng về Thoedore, trong khi Julia chỉ im lặng.
Đó cũng là cách mà Theodore muốn. Việc lợi dụng Julia trên sân khấu đã giúp Theodore trở nên giàu có.
![]() |
Julia bị đem ra trưng bày ngay cả khi đã chết. |
Không rõ Julia nghĩ gì về Theodore, nhưng có vẻ như cô thực sự yêu thương và tận tuỵ vì anh ta.
Julia bị cấm đi ra ngoài cả ngày vì Theodore lo ngại rằng việc cô xuất hiện thường xuyên trước công chúng sẽ làm giảm sự nổi tiếng của cô xuống. Cô chỉ được đến rạp xiếc vào ban đêm khi đã đeo mạng che mặt.
Cô cũng có rất ít bạn bè. Ca sĩ, diễn viên Friederike Gossman là một trong số đó. Gossman từng nói rằng Julia luôn có một nỗi buồn nhè nhẹ trên gương mặt. Nhưng chính Julia đã từng kiên quyết nói với Gossman: ‘Chồng tôi yêu tôi là vì chính bản thân tôi’.
Francis Buckland, một nhà sử học người Anh đã viết trong một cuốn sách xuất bản năm 1868 rằng Julia có một giọng hát ngọt ngào, có khiếu âm nhạc và nhảy múa. Ngoài ra, cô còn nói được 3 thứ tiếng.
‘Cô ấy rất hào phóng, thường xuyên cho đi phần lớn số tiền kiếm được cho các tổ chức ở địa phương’ - ông viết.
Năm 1859, Julia có thai với Theodore trong khi đang đi lưu diễn. Đứa trẻ mới sinh cũng bị di truyền chứng mọc nhiều lông tóc như mẹ. Đứa trẻ qua đời chỉ vài giờ sau khi sinh. Julia thì qua đời 5 ngày sau đó.
Thay vì thương xót và đau buồn, Theodore bắt đầu cho trưng bày thi thể của vợ con trước công chúng để kiếm tiền. Sau đó, anh ta cũng tìm được một ‘người khỉ’ khác ở Đức trông giống Julia và cưới cô này làm vợ. Họ lại tiếp tục đi khắp nơi biểu diễn cùng với thi thể của 2 mẹ con Julia.
![]() |
Thi thể Julia được đưa trở về Mexico vào năm 2013. |
Sau khi Theodore chết, thi thể của mẹ con Julia được trưng bày rộng khắp trước công chúng Na Uy vào đầu những năm 1970. Đến năm 1976, thi thể bị đánh cắp.
Cảnh sát Na Uy sau đó đã tìm thấy thi thể của Julia trong xe chở rác với cánh tay bị cắt rời. Thi thể của đứa trẻ cũng không còn nguyên vẹn.
Sau đó thi thể Julia đã được chuyển tới Viện Y học pháp lý thuộc ĐH Oslo (Na Uy), rồi một lần nữa được chuyển qua Viện Khoa học y học cơ bản cũng của trường này.
Đến tận năm 2013, thi thể của cô mới được đưa về quê nhà ở Sinaloa, Mexico như đúng ước nguyện của Julia.
Trước đó, năm 2003, Kathleen Anderson Culebro - chị gái của Julia đã cho dựng vở kịch về cuộc đời và cái chết của cô, được công chiếu ở Texas. Julia cũng là nhân vật chính của các bộ phim, trong đó có ‘The Ape Woman’, một cuốn sách hài kịch, một bản nhạc rock.
Culebro chia sẻ: ‘Tôi cảm thấy cô ấy xứng đáng có quyền lấy lại phẩm giá và vị trí của mình trong lịch sử, trong ký ức của thế giới’.
So với hình ảnh nóng bỏng và quyến rũ hiện tại, cô gái trẻ đã có màn lột xác đáng kinh ngạc.
" alt=""/>Người vợ bất hạnh bị chồng biến thành công cụ kiếm tiềnTrong email, nhân viên này trình bày ngắn gọn tiêu đề "nghỉ phép ngày 8/11" và nội dung là "chào Siddharth Shah. Tôi sẽ nghỉ phép hôm 8/11/2024. Tạm biệt". Bức email khiến ông Siddharth Shah bị sốc. Ông đã chụp màn hình và đăng tải lên mạng xã hội.
Nhanh chóng, bài viết thu hút hơn 2,6 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt tương tác. Nhiều cư dân mạng tranh cãi về cách báo phép của nhân viên Gen Z nói trên và thực trạng giao tiếp nơi công sở giữa nhân viên với sếp trong thời đại hiện nay.
Không ít người bênh vực cho nhân sự Gen Z và cho rằng cần bình thường hóa việc xin nghỉ phép một cách ngắn gọn. Bởi nghỉ phép là quyền lợi của người lao động, không cần trình bày quá rườm rà.
Tuy nhiên, ở quan điểm ngược lại, nhiều người chỉ trích rằng thế hệ trẻ ngày nay đang "thổi phồng" văn hóa làm việc thiếu kỷ luật, rồi than thở bản thân không có cơ hội phát triển.
"Nếu tôi gửi email như thế này cho cấp trên, chắc chắn tôi sẽ bị gọi lên phòng nhân sự để làm việc về hành động của tôi", một tài khoản mạng xã hội bình luận.
Một người quản lý cũng tỏ vẻ đồng cảm với ông Siddharth. Quản lý này kể trải nghiệm tương tự: "Một nhân viên Gen Z của tôi cũng đột nhiên tuyên bố nghỉ phép 1 tuần. Mặc dù tôi cố gắng giải thích dự án mà nhóm phụ trách đang rất quan trọng đối với công ty, nhưng nhân viên ấy vẫn không để tâm. Nguyên nhân mà người này xin nghỉ phép là do mới chia tay người yêu, cần lên núi để quên đi nỗi buồn đó".
Không ít cư dân mạng cũng chung quan điểm, nếu nhân sự không thể viết một email xin nghỉ phép trang trọng thì có thể sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để hỗ trợ.
Theo báo cáo của Google Trends, cụm từ "email xin nghỉ việc của nhân viên Gen Z" đã trở thành một trong những thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất tại Ấn Độ, với hơn 20.000 lượt. Sự gia tăng bất ngờ này phản ánh sự tò mò của dư luận về phong cách giao tiếp "độc, dị" tại nơi làm việc của các nhân sự Gen Z.
" alt=""/>Đơn nghỉ phép 2 dòng của nhân viên Gen Z khiến sếp sững ngườiNăm 2016, ông trở thành Giám đốc kỹ thuật của Lexus. Năm 2020, ông trở thành Chủ tịch của Lexus International và Gazoo Racing. Tháng 1/2021, ông được bổ nhiệm là Giám đốc thương hiệu Toyota.
Ông Akio Toyoda đánh giá Koji Sato là người đã "làm việc tận tụy, biết tiếp thu kỹ thuật, tác phong và triết lý của Toyota", đó là lý do chính để vị kỹ sư kỳ cựu này được bổ nhiệm vào cương vị Tổng giám đốc của Toyota.
Nhà phân tích Seiji Sugiura của Viện nghiên cứu Tokai Tokyo cho biết: "Koji Sato là người có tính cách gần như giống với tân Chủ tịch Toyoda, luôn đòi hỏi sự phối hợp của hàng trăm kỹ sư tham gia sản xuất ô tô".
Mặc dù Koji Sato không phải là ứng cử viên hàng đầu cho những người kế nhiệm Akio Toyoda, nhưng kỹ năng quản lý của ông đã được chứng nhận trong suốt sự nghiệp 30 làm việc tại Toyota.
Một vị giám đốc điều hành từng làm việc với Koji Sato từ những ngày đầu tiên nhận xét: "Anh ấy luôn duy trì tính cách mạnh mẽ, cách tiếp cận thực tế và hành động dựa trên niềm tin rằng không thể tạo ra điều gì mới nếu không đẩy mọi thứ đến giới hạn".
Chia sẻ trên Reuters, ông Koji Sato tiết lộ rằng, ông đã được ông Akio Toyoda đề nghị vị trí CEO khi cả hai ở Thái Lan tham dự sự kiện kỷ niệm 60 năm Toyota hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á. Lúc đó, "tôi không biết nên phản ứng ra sao. Tôi nghĩ đó là câu nói đùa", Koji Sato thuật lại.
Sự nghiệp 30 năm tại Toyota với xuất bản điểm là một kỹ sư cơ khí trẻ tuổi cho đến vị trí quyền lực cao nhất- người đứng đầu điều hành Tập đoàn hẳn sẽ là một câu chuyện khơi gợi cảm hứng cho nhiều người trẻ hiện nay.
Tuy nhiên, chặng đường năm thứ 31 tại Toyota đối với người ngoại tộc Koji Sato là không dễ dàng.
Ngày hôm qua, cổ phiếu của Toyota chỉ tăng nhẹ ở Nhật Bản và Mỹ, cho thấy các nhà đầu tư có lẽ chưa đặt nhiều sự tin tưởng đối với nhà lãnh đạo mới. Đóng cửa phiên ngày thứ Sáu tại Tokyo, cổ phiếu của Toyota được giao dịch ở mức 1900,5 Yên, chỉ tăng 0,4% so với ngày hôm trước.
Hiện tại, Toyota phải đối mặt với nhiều vấn đề trong ngắn hạn. Chi phí nguyên vật liệu tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn. Dự kiến triển vọng lợi nhuận ròng cả năm cho năm tài chính 2022 là 2,36 nghìn tỷ Yên (18,15 tỷ USD), giảm 17% so với năm trước.
Tình trạng thiếu chất bán dẫn và nguồn cung linh kiện cũng khiến Tập đoàn thận trọng đưa ra kế hoạch năm 2023 với mục tiêu sản lượng sản xuất tối đa chỉ là 10,6 triệu xe. Năm 2022, Toyota cũng đã phải nhiều lần điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất.
Đặc biệt, chiến lược phát triển dài hạn của Toyota có thể sẽ phải thay đổi đối với vấn đề xe điện khi hàng loạt quốc gia và các hãng xe đã và đang trong lộ trình thực hiện "xanh hoá các phương tiện giao thông" để cắt giảm lượng khí thải CO2 theo cam kết CoP26.
Tuy nhiên, "vị tân Chủ tịch Toyoda có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và CEO mới Koji Sato dường như không phải là kiểu người làm mọi việc theo cách của mình mà không hỏi ý kiến của lãnh đạo cấp trên", nhà phân tích Sugiura của Tokai Tokyo nhận định.
Trong vài năm qua, ông Akio Toyoda đã thăng chức cho các nhà quản lý ở độ tuổi từ giữa 40 đến giữa 50 lên các vị trí cấp cao với mục tiêu tìm kiếm người kế nhiệm. Ông thậm chí còn nói riêng với ban quản lý của Toyota là công ty sẽ gặp rủi ro lớn nhất nếu ông vẫn tiếp tục làm CEO.
Ngô Minh(theo Nikkei)
Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!