![]() |
Điều kiện dự thi vào lớp 10 Chuyên ở TP.HCM |
Kỳ thi vào lớp 10 ở TP.HCM diễn ra vào ngày 2 và 3/6 tới. Học sinh dự thi 3 môn bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Trong đó thời gian thi hai môn Ngữ văn và Toán là 120 phút, riêng môn Ngoại ngữ 90 phút. Học sinh đăng ký vào trường chuyên lớp chuyên thi thêm môn chuyên. Thời gian thi môn Chuyên là 150 phút.
Các môn Chuyên gồm: Toán, Ngữ văn, Lý, Hóa, Sinh, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, Tin học.
Năm ngoái, TP.HCM có 6.703 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 trường chuyên, lớp chuyên.
Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh là 1.645 học sinh. Riêng Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và THPT Chuyên Lê Hồng Phong tuyển thêm 270 học sinh không chuyên.
Điểm xét tuyển vào lớp 10 chuyên TP.HCM = (Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ) + (Điểm thi môn chuyên x 2)+ Điểm ưu tiên.
Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã dự thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.
Xét tuyển vào lớp chuyên từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng môn chuyên.
Nếu không trúng tuyển vào các trường, lớp chuyên, học sinh tốt nghiệp THCS tại TP.HCM vẫn được tham gia dự tuyển vào lớp 10 thường theo 3 nguyện vọng ưu tiên.
Minh Anh
Sáng nay (28/7), Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên năm học 2020-2021.
" alt=""/>Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các Trường THPT chuyên tại TP.HCM năm 2021Theo kế hoạch dự kiến, các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong hai ngày 7 và 8/7; ngày thi dự phòng là 9/7. Thứ tự thi các môn được giữ nguyên như năm trước, tức môn Ngữ văn vào sáng 7/7, buổi chiều thi môn Toán.
Ngày 8/7, buổi sáng, các thí sinh thi một trong 2 bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân) theo lựa chọn; buổi chiều thi môn Ngoại ngữ.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định như năm 2020.
Với nhiệm vụ chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi, Bộ trưởng lưu ý phải phản ánh được nội dung chương trình và phạm vi giới hạn trong điều kiện cụ thể của năm học chịu tác động của dịch bệnh. Cấu trúc đề thi giữ ổn định để thuận lợi cho việc dạy học, ôn tập của giáo viên, học sinh; trong đó rất chú trọng tới chất lượng, độ tin cậy của đề thi để phân loại học sinh.
“Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không chỉ chịu tác động bởi tình hình dịch bệnh của năm nay mà còn chịu ảnh hưởng từ năm học lớp 11, bởi vậy nội dung đề thi phải gắn rất sát với hoạt động dạy và học trong điều kiện dịch bệnh, đồng thời gắn với chuẩn đầu ra chương trình phổ thông”, Bộ trưởng nói.
Thanh Hùng
Một số giáo viên dạy văn cho rằng, Bộ GD-ĐT không cần thiết ra đề tham khảo nếu không có gì mới so với mọi năm. Việc này không những gây tốn kém mà lại khiến giáo viên và học sinh phải mất công chờ đợi.
" alt=""/>Đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Ngữ vănCô Tuất cho biết, mình đang là giáo viên chủ nhiệm khối 2 từ đầu năm học, nhưng tới tháng 10/2020 bị điều sang dạy môn Lịch sử - Địa lý khối 4, 5.
Đầu tháng 3, cô không được đứng lớp giảng dạy mà phải ra cổng đón học sinh, dọn vệ sinh, trực văn thư…
Sáng 26/3, cô giáo Nguyễn Thị Quyên - Hiệu trưởng trường Tiểu học Sài Sơn B cho biết, BGH nhà trường phân công cô Tuất coi kỳ kiểm tra cuối năm học 2019 - 2020 của lớp 4B.
Vì lo lắng cô Tuất sẽ chủ nhiệm lớp con mình vào năm tới nên phụ huynh lớp 4B đã gửi đơn lên các cấp, đề nghị không phân công cô Tuất chủ nhiệm lớp này vào năm học 2020 - 2021 với lý do trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cô Nguyễn Thị Tuất không phù hợp.
Trước ý kiến của phụ huynh, lãnh đạo trường Tiểu học Sài Sơn B đã xem xét đổi cô Tuất dạy buổi 2 của lớp 5C năm học 2020 - 2021.
Tuy nhiên, phụ huynh học sinh lớp 5C lại tiếp tục có đơn đề nghị nhà trường không phân công cô Tuất làm chủ nhiệm lớp 5C năm học 2020 - 2021.
Sau khi tiếp nhận đơn của phụ huynh lớp 5C, ngày 16/9/2020, nhà trường tổ chức họp phụ huynh lớp 5C và mời cô Nguyễn Thị Tuất dự họp cùng.
Trường Tiểu học Sài Sơn B - nơi xảy ra sự việc giáo viên tố bị "trù dập" trong công tác (Ảnh: Website nhà trường).
Trong buổi họp, cô Tuất đã dùng điện thoại ghi hình và không phối hợp với BGH nhà trường để trả lời các thắc mắc của phụ huynh.
Sau buổi họp, phụ huynh học sinh lớp 5C tiếp tục gửi đơn yêu cầu nhà trường không bố trí cô Tuất làm chủ nhiệm lớp.
Để tránh tình trạng phụ huynh bức xúc, gửi đơn thư đến các cấp, từ cuối tháng 9/2020, BGH trường đã xem xét không bố trí cô Nguyễn Thị Tuất làm giáo viên chủ nhiệm nữa mà phân công dạy Lịch sử, Địa lý khối 4, 5.
Từ ngày 15/3, cô Tuất được BGH giao nhiệm vụ phổ cập giáo dục và làm các thủ tục sổ sách liên quan tới công tác chuẩn bị tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2021 - 2022.
"Tất cả phản ánh của cô Tuất đều được các cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền.
Còn việc phân công cô Tuất dọn vệ sinh, trực cổng trường đón học sinh trong bối cảnh các em đi học lại sau dịch Covid-19 là nhiệm vụ chung của toàn trường chứ không riêng cô Tuất.
Hoàn toàn không có chuyện nhà trường trù dập giáo viên như phản ánh", cô Quyên khẳng định.
Huyện đã thanh tra toàn diện
Theo Trưởng Phòng GD&ĐT Quốc Oai Nguyễn Khắc Thắng, đơn vị này đã tiếp nhận thông tin phản ánh của cô Tuất, đồng thời báo cáo UBND huyện để lập đoàn thanh tra, xử lý theo quy định.
Qua xác minh của đoàn kiểm tra UBND huyện, chất lượng giảng dạy của cô Tuất được thể hiện tại kết quả kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ 1 năm học 2020-2021 như ý kiến của phụ huynh học sinh nêu là đúng thực tế.
Điều này thể hiện ở môn Lịch sử - Địa lý lớp 4, lớp 5 do cô Tuất giảng dạy kết quả thấp, tỷ lệ học sinh xếp loại Hoàn thành tốt thấp hơn nhiều so với bình quân chung của huyện. Khối 4: 0% (huyện: 41,5%); khối 5: 9% (huyện: 41,5%).
Trong khi đó tỷ lệ học sinh xếp loại Chưa hoàn thành môn học quá cao so với tỷ lệ bình quân chung của huyện. Khối 4: 59,7% (huyện: 2,9%); khối 5: 16,27% (huyện 0,96%).
Việc tổ chức lớp học trên lớp qua các tiết thực dạy của cô Nguyễn Thị Tuất cho thấy, cô chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một người giáo viên trong việc tổ chức lớp học, cô không bao quát học sinh trong giờ học để học sinh đùa nghịch tự do, làm việc riêng trong lớp, tiết học không hiệu quả dẫn đến chất lượng không cao.
Cô Tuất còn có những hành vi thiếu chuẩn mực, thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm, trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, với công việc, nhất là đối với học sinh làm ảnh hưởng uy tín nhà giáo.
Cũng theo ông Nguyễn Khắc Thắng, Phòng GD&ĐT đã làm công tác tư tưởng, động viên, góp ý nhiều lần với cô Tuất nhưng không hiệu quả. Thời điểm cô Tuất bắt đầu kiện cáo từ những năm 2000 cho đến nay, qua 4 đời cán bộ quản lý của trường.
Phòng GD&ĐT Quốc Oai yêu cầu hiệu trưởng trường Tiểu học Sài Sơn B rút kinh nghiệm, có kế hoạch phân công giáo viên giảng dạy môn Lịch sử - Địa lý khối 4, khối 5 cho phù hợp, đảm bảo chất lượng dạy và học.
Đồng thời tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với cô Nguyễn Thị Tuất trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục đối với học sinh.
TheoĐình Cường (Dantri)
Sáng 29/3, UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã tổ chức buổi công bố quyết định thanh tra liên ngành liên quan đến các nội dung trong đơn thư phản ánh của cô Nguyễn Thị Tuất, giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B.
" alt=""/>Trưởng phòng GD