Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư 32 quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử (TTĐT) hoặc cổng TTĐT của cơ quan nhà nước.
Có hiệu lực từ ngày 1/6/2018 và thay thế cho Thông tư 26 ngày 31/7/2009 của Bộ TT&TT quy định việc cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang TTĐT của cơ quan nhà nước, Thông tư 32 được áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng cục, Cục và cơ quan tương đương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) và các cơ quan chuyên môn trực thuộc; UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bộ TT&TT cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức không thuộc các đối tượng trên vận dụng và thực hiện những quy định tại Thông tư 32 một cách phù hợp.
Thông tư 32 nêu rõ nguyên tắc chung khi xây dựng Cổng TTĐT và DVCTT của cơ quan nhà nước là lấy người sử dụng làm trung tâm, thể hiện ở chỗ: các giấy tờ, thông tin liên quan đến người sử dụng đã cung cấp một lần thành công cho một cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT thì vẫn những giấy tờ, thông tin đó, nếu còn giá trị sử dụng theo quy định, không phải cung cấp lại khi thực hiện DVCTT lần sau cho chính cơ quan nhà nước đó. Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan thuộc, trực thuộc thì các giấy tờ, thông tin này không phải cung cấp lại khi thực hiện DVCTT lần sau cho cơ quan thuộc, trực thuộc khác của bộ, tỉnh đó.
Đồng thời, thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn, giảm thiểu số lần mà người sử dụng phải đến cơ quan nhà nước trong một năm; và bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng.
Bên cạnh các quy định cụ thể về cung cấp DVCTT như yêu cầu đối với các mức độ của DVCTT, công bố danh mục DVCTT, hồ sơ hành chính điện tử, Biểu mẫu điện tử tương tác; bảo đảm hiệu quả sử dụng DVCTT mức độ 3,4…, tại Thông tư 32, Bộ TT&TT cũng quy định chi tiết về những yêu cầu với các trang/cổng TTĐT của cơ quan nhà nước để bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện.
" alt=""/>Cổng thông tin điện tử cơ quan nhà nước phải hỗ trợ IPv6, tiêu chuẩn an toàn DNSSECBan quản trị của Qualcomm, trong cuộc họp về tình hình thu nhập trong quý 4/2017, cho biết vụ kiện với Apple sẽ tiếp diễn trong năm 2018, nghĩa là có thể kéo theo một năm nữa với mức thu nhập ảm đạm.
Cuộc chiến pháp lý có thể buộc Qualcomm phải thay đổi thực tế cấp phép bản quyền. Công ty có thể buộc phải đưa ra mức giá cố định trên từng thiết bị, hoặc phải dựa vào tỷ lệ phí bản quyền trên giá thành của thành phần linh kiện. Trong cả hai trường hợp, thu nhập từ việc cấp phép bản quyền của Qualcomm đều bị tác động tiêu cực. Vì hơn 70% thu nhập hiện tại của công ty đến từ lợi nhuận của việc cấp phép này, nên lợi nhuận của công ty sẽ phải trải qua cú sốc lớn.
Điều này làm cho nền tảng tài chính của Qualcomm bị lung lay và công ty này trở thành mục tiêu dễ bị mua lại.
Nếu Broadcomm mua lại Qualcomm, lợi nhuận của công ty sau khi sáp nhập sẽ cao hơn vì biên lợi nhuận hoạt động khoảng 20% của Qualcomm sẽ được hỗ trợ bởi biên lợi nhuận khoảng 40% của Broadcom.
Để vững vàng trong cuộc chiến pháp lý với Qualcomm, Apple đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho các modem của Qualcomm bằng các tìm nguồn cung từ Intel và MediaTek hay thậm chí thiết kế chip riêng.
Một số báo cáo cho thấy Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn chip của Qualcomm khỏi loạt thiết bị trình làng năm 2018 của họ. Thậm chí ngay cả khi Apple hiện ngưng sử dụng modem của Qualcomm, thì họ gần như sẽ quay trở lại bàn đàm phán với Qualcomm về công nghệ 5G – thế mạnh gần như độc quyền mà hãng này đang nắm giữ.
Nên nếu Apple không đồng ý trả phí bản quyền bây giờ, thì điều đó sẽ chỉ làm giá tăng phí bản quyền mà họ phải trả cho Qualcomm trong tương lai, khi đối mặt với những yêu cầu bồi thường.
Apple có thể thử và chạy khỏi Qualcomm trong thời gian ngắn, nhưng họ không thể trốn tránh công ty bán dẫn hàng đầu này trong thời gian dài.
Những rắc rối về pháp lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của Qualcomm trong ngắn hạn, nhưng Broadcom tuyên bố rằng họ có thể góp phần giúp cuộc chiến pháp lý của Qualcomm dễ dàng hơn, dù họ chưa tiết lộ thực hiện điều đó bằng cách nào.
" alt=""/>Broadcom có thâu tóm thành công Qualcomm?Theo một báo cáo gần đây của New Yorker, ngày càng có nhiều doanh nhân tại Thung lũng Silicon cũng như người giàu trên khắp nước Mỹ thực hiện các động thái chuẩn bị cho tương lai xa. Nhiều người lo ngại rằng sự chênh lệch giàu nghèo khủng khiếp này có thể gây ra những bất ổn xã hội cũng như sự sụp đổ của các luật lệ và trật tự đương thời.
Cụ thể, những cá nhân giàu có này đang làm mọi thứ như trữ vàng, thức ăn đóng hộp, mua đất đai trên các hòn đảo hẻo lánh hay thậm chí là xây hầm trú ẩn. Một số trường hợp có thể kể ra là:
- Steve Huffman, CEO của diễn đàn nổi tiếng Reddit: Đã thực hiện một ca phẩu thuật mắt bằng laser khi cho rằng nếu một ngày xã hội trở nên hỗn loạn, việc tìm kính bị rơi có thể trở thành một vấn đề lớn.
- Marvin Liao, đối tác của một quỹ đầu tư mạo hiểm: Đã mua nhiều vũ khí và tham gia các lớp dạy bắn cung.
- Antonio Garcia Martinez, một cựu lãnh đạo cấp cao tại Facebook: Đã mua một miếng đất hơn 2 hecta trên một hòn đảo ngoài xa và trang bị cho nó hàng loạt máy phát điện cũng như hàng nghìn tầng an ninh xung quanh.
- Reid Hoffman, nhà đồng sáng lập LinkedIn: Coi New Zealand là điểm dừng chân lý tưởng của các nhân vật hàng đầu giới công nghệ trong trường hợp xảy ra thảm họa. Ông thậm chí còn gọi quốc gia này là “bảo hiểm tận thế”.
Chuẩn bị trước cho ngày tận thế có lẽ không còn là điều gì mới mẻ. Thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy cũng từng khuyến khích người dân xây hầm tránh bom. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối lo ngại về thảm họa sắp đến vẫn cứ đeo bám không ít người. Cuối năm 1999, xã hội Mỹ lại được một phen lo sợ về việc máy tính hiển thị năm 2000 dưới dạng 2 chữ số “00” (không khác gì cách viết năm “1900”), gây ra trục trặc hệ thống và xáo trộn tất cả các thông tin giao dịch trên diện rộng. Thật trớ trêu là 17 năm trước, chính những người thành đạt nhất trong xã hội lại đứng ra cam đoan với thế giới rằng công nghệ sẽ khắc phục được vấn đề trên.
Thế nhưng lần này thì sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ lại chính là thứ khiến con người ta lo sợ hơn. Một vị CEO chia sẻ: “Nguồn cung thực phẩm của chúng ta phụ thuộc vào GPS, logistics và dự báo thời tiết – trong khi các hệ thống đó lại đều phụ thuộc vào Internet.”
Đối với giới giàu có, chuẩn bị cho ngày tận thế cũng chỉ giống như việc mua thêm một món đồ khi họ đã có mọi thứ trên đời. Còn đối với chúng ta, những người khó có thể trốn chạy theo cách của họ thì cách tốt nhất để chuẩn bị có lẽ là làm việc cật lực để đảm bảo tương lai đó không bao giờ đến.
Theo Genk/Quartz
![]() NASA nói về tin thiên thạch hủy diệt Trái Đất ngày 25/2" alt=""/>Nhiều người thành đạt tại Thung lũng Silicon đang chuẩn bị cho ngày tận thế
|