"Hiện nay, TP HCM đã giao Sở Ngoại vụ xin ý kiến Bộ Ngoại giao và cũng làm việc với Bộ Tư lệnh TP, Quân khu 7 để bàn về vấn đề quốc phòng– an ninh liên quan đến địa đạo này và nhận được ý kiến là không có vấn đề gì. Vì thế, TPHCM đang giao Sở Văn hóa – Thể thao làm thủ tục đề nghị công nhận Địa đạo Củ Chi là di sản thế giới", ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ.
Theo gợi ý của đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, TP HCM sẽ làm hồ sơ đề nghị Khu di tích địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới. |
Theo ông Nguyễn Thành Phong, nếu như được công nhận là di sản thế giới thì TP mới có thể kêu gọi đầu tư, xây dựng hệ thống để thu hút khách du lịch. Ông Phong thừa nhận, hiện nay, tham quan Địa đạo Củ Chi mới chỉ dừng lại ở việc tham quan một số hầm chứ chưa thể tìm hiểu được sự vĩ đại của hệ thống địa đạo này.
Nằm cách trung tâm TPHCM khoảng 70km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Với tầm vóc chiến công của mình, Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.
Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm.
Năm 2016, Địa đạo Củ Chi được công nhân là di tích quốc gia đặc biệt.
Tình Lê
Cánh đồng chum (Xiêng Khoảng, Bắc Lào) với hàng nghìn chiếc chum đá bí ẩn nằm rải rác ở 52 điểm trên cao nguyên Mương Phuôn từ lâu là địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử nổi tiếng.
" alt=""/>Đề nghị công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới37 hạt giống của thế hệ IPL 2 đọc lời tuyên thệ trong lễ khai giảng. |
Vừa qua, Sharp đồng hành chương trình “Nối vòng tay lớn - Cùng em đến trường sau bão lũ” do báo Saigon Times tổ chức nhằm hỗ trợ các em học sinh và gia đình sớm vượt qua những khó khăn sau thiên tai. Chương trình được khởi động từ ngày 21/9 tại 2 địa điểm đầu tiên là tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Theo đó, Sharp đã trao tặng 608 nồi cơm điện với tổng giá trị quà tặng lên đến 486 triệu đồng.
Đại diện Sharp Việt Nam mong rằng những nỗ lực từ Sharp sẽ góp phần hỗ trợ các em nhỏ và gia đình sớm trở lại cuộc sống học tập, lao động thường nhật. Chương trình sẽ tiếp tục được tổ chức tại các tỉnh thành khác với tổng số lượng quà tặng dự kiến lên đến hàng ngàn nồi cơm điện.
Trước đó, nhằm nhanh chóng hỗ trợ người tiêu dùng bị ảnh hưởng sau bão số 3, Sharp đã triển khai chương trình miễn phí kiểm tra, sửa chữa các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng trực tiếp từ bão cho người dân trên 25 tỉnh thành miền Bắc từ ngày 13 - 30/9.
Với lịch sử lâu đời 112 năm hoạt động tại thị trường Nhật Bản và 15 năm gắn bó tại thị trường Việt Nam, tập đoàn Sharp không ngừng nỗ lực phục vụ khách hàng trong suốt những năm qua. Không chỉ mang đến những sản phẩm công nghệ vượt trội cùng chất lượng chuẩn Nhật, Sharp còn mong muốn cải thiện cuộc sống người tiêu dùng ngày một tốt hơn cũng như thể hiện trách nhiệm với xã hội thông qua những hoạt động ý nghĩa hướng về cộng đồng.
Ngọc Minh
" alt=""/>Sharp Việt Nam tích cực hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ