
- Tại tọa đàm trực tuyến "đổi mới thi cử" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 13/9, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho rằng, trong lộ trình 4 năm đi vào triển khai, kỳ thi THPT quốc gia ngày càng thân thiện hơn và các quy định, quy chế cũng chặt chẽ hơn. |
Ảnh: Thanh Hùng. |
Tuy nhiên, dù chuẩn bị kỹ như vậy nhưng vẫn có tiêu cực xảy ra. “Chúng tôi thấy trách nhiệm về hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát tại các địa phương".
Bộ GD-ĐT cũng nhận thấy những bất cập về mặt kỹ thuật. Do đó, ở kỳ thi năm 2019, sẽ hoàn thiện, chuẩn chỉnh ngân hàng câu hỏi để đủ lớn, đạt chất lượng phù hợp với tính chất kỳ thi là đánh giá học vấn phổ thông, xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH,CĐ dựa vào tuyển sinh.
 |
PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Trong lộ trình tiến tới hoàn thiện kỳ thi, đặc biệt trong giai đoạn từ nay cho đến khi kết thúc thi theo chương trình, SGK hiện hành thì cũng đồng thời hoàn thiện, cũng như là sự chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi theo chương trình phổ thông mới - dự kiến năm 2024 sẽ được tổ chức. Bộ sẽ tính toán làm sao việc đổi mới thi là một lộ trình, không bị ngắt quãng, không bị "sốc".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, nếu như với quy chế như hiện nay, mỗi thành viên tham gia làm hết trách nhiệm của mình thì chắc sẽ không xảy ra những sự việc như vậy. “Trách nhiệm đầu tiên thuộc về những người trực tiếp tham gia các khâu”, Thứ trưởng Độ thẳng thắn.
 |
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Độ, thời gian tới Bộ cũng có những điều chỉnh mang tính kỹ thuật, nhằm phát hiện sai phạm, tiêu cực.
Một đại biểu cũng phản biện rằng nói quy trình chặt chẽ, nhưng thực tế việc phát hiện sai phạm lại xuất phát từ những đánh giá về độ khó của đề, thông qua phân tích điểm thi.
“Khâu chuẩn bị phải hạn chế tiêu cực một cách bao quát. Bộ cần có những giải pháp để việc phát hiện phải do mình chứ không phải đến lúc xảy ra sự việc rồi mới vào xem từng cái tem một”, vị này nói.
 |
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS &THPT Marie Curie. Ảnh:Thanh Hùng. |
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS &THPT Marie Curie chia sẻ: “Yêu cầu số 1 của mọi kỳ thi là khách quan, trung thực, công bằng và chính xác đã bị chà đạp thô bạo thực tế bởi chính những người vốn có tránh nhiệm bảo vệ kỳ thi, chứ không phải người thi”.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói Bộ cần quan tâm việc xử lý từ việc tổ chức thi, ra đề đến đánh giá,…
 |
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Thanh Hùng. |
“Qua kỳ thi đã thấy những sai sót, những lỗ hổng. Do đó cần quy định định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng cá nhân, để các khâu đều tường minh, một người không thể tác động đến nhiều khâu của quá trình tổ chức thi".
Nói về những vụ tiêu cực trong thi cử vừa qua, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng những “chữ ký” là chưa đủ mà phải có sự tham gia của các chuyên viên thực sự kỳ cựu, có kinh nghiệm trong các khâu.
 |
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. |
Do đó, ông Đức đề xuất có cơ chế giám sát, nhưng đồng thời phải tăng cường tập huấn. "Và phải đưa vào những hội đồng thi những cán bộ thực sự có năng lực, có kiến thức, chứ đừng lấy chức vụ, cơ cấu. Chức vụ, cơ cấu tốt để chỉ đạo, huy động nguồn lực xã hội, còn với những khâu chuyên môn phải là người có kinh nghiệm”.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) đưa ra phương án có thể cũng “2 trong 1” nhưng thêm chữ “buổi” vào là giải quyết được. “Tức chúng ta có 2 phần đề (tốt nghiệp THPT, thi đại học). Em nào không muốn thi đại học cho ngồi 1 phòng, thi xong được ra. Còn em nào xét tuyển đại học, vẫn buổi đó sẽ làm tiếp – đó là 2 trong 1 buổi. Làm vậy sẽ cực tốt, cực rẻ”, TS Ngọc nói.
“Cái “2 trong 1” mà chúng ta đang làm cũng có ngầm ý ấy tuy không nói thẳng ra. Nay thẳng ra đây là phần đề thi THPT, nếu không xét ĐH chỉ làm phần này, để nói rằng phần thi ĐH phải do ĐH chủ trì”.
 |
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Theo ông Ngọc, sau khi có điểm thi, Bộ nên đưa ra thống kê và công bố luôn để các tổ chức, cá nhân có thể tham gia phân tích.
“Công nghệ thông tin giúp phát hiện sớm, qua phân tích dữ liệu không chỉ phát hiện sai phạm mà có thể phân tích xu hướng học các ngành học. Thậm chí từ đó, có thể thấy sự phân hóa đề, phân hóa học sinh với đề đó như thế nào để điều chỉnh đề thi cho những năm tới”.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ GD – ĐT báo cáo Chính phủ đồng ý giữ ổn định phương thức thi này cho đến năm 2020, trên tinh thần kế thừa kết quả và khắc phục những hạn chế phương án thi các năm trước.
 |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ. Ảnh:Thanh Hùng. |
“Để khắc phục những tồn tại của kỳ thi năm nay, Bộ sẽ bổ sung nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi, theo hướng phong phú hơn, chất lượng, chuẩn hóa, bảo đảm có dữ liệu, cơ sở để ra kỳ thi phù hợp, đạt mục tiêu đề ra. Hoàn thiện quy chế, khắc phục những điểm hạn chế về kỹ thuật. Cùng đó, tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là công tác thanh kiểm tra. Tăng cường công tác tập huấn cho giáo viên, giảng viên coi thi, chấm thi. Đặc biệt chấm thi cũng có sự điều chỉnh, làm sao để giáo viên không chấm thi học sinh của tỉnh mình. Giảng viên đại học địa phương cũng vậy, không coi thi, chấm thi ở địa phương mình, để đảm bảo khách quan. Ngoài ra sẽ phối hợp chặt chẽ giữa ban chỉ đạo TƯ và địa phương để chỉ đạo kỳ thi”, ông Độ nói.
Thanh Hùng

ĐHQG Hà Nội lo lắng vì 2 năm qua khoảng 700 sinh viên bỏ học mỗi năm
GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội bày tỏ lo lắng khi 2 năm qua, mỗi năm có khoảng 700 sinh viên bỏ học.
" alt="Bộ Giáo dục khẳng định sẽ tính toán để đổi mới thi cử ổn định"/>
Bộ Giáo dục khẳng định sẽ tính toán để đổi mới thi cử ổn định


Michels và Cruyff, hai người khổng lồ của bóng đá Hà Lan, đã sáng tạo ra "bóng đá tổng lực".
Có thể xem cầu thủ Hà Lan là “Pi-ta-go xỏ giày bóng đá”, mỗi người đều cảm nhận sâu sắc về cấu trúc linh hoạt và kích thước của mặt sân. Một phần, đó là bản năng. Phần khác, dựa trên các phép tính toán học thiết kế thực dụng để tối đa hóa năng lực thể thao.
Danh thủ Ruud Krol nhớ lại: “Cấu trúc không gian thiết thực là một giải pháp cho vấn đề thể lực. Làm sao có thể chơi suốt 90 phút mà vẫn sung sức? Nếu tôi, với tư cách là hậu vệ trái, chạy 70 m lên cánh, sẽ không tốt nếu tôi ngay lập tức phải chạy ngược 70 mét về vị trí xuất phát để phòng thủ”.
“Vì vậy, nếu tiền vệ trái trám vào vị trí của tôi, và tôi đảm nhận vị trí anh ta thì khoảng cách sẽ được rút ngắn. Nếu bạn chạy 10 lần 70 m lên và quay lại 10 lần, tổng cộng là 1.400 m. Nếu bạn thay đổi, để bạn chỉ phải chạy 1.000 m, bạn sẽ dự trữ được sức hơn 400 m”. Nói cách khác, việc cầu thủ được giao “vị trí” nào không quan trọng. Thời điểm sẽ quyết định ai chơi vị trí nào.
Krol tiếp tục: “Khi phòng thủ, chúng tôi tìm cách giữ chân đối thủ ở giữa sân. Chúng tôi không bảo vệ khung thành của mình, mà muốn cướp bóng ở giữa sân. Đó là lý do chúng tôi dâng cao hàng thủ, bắt việt vị. Ít chạy lùi sâu phòng thủ, bạn sẽ tiết kiệm sức. Thay vì chạy 80 m về phía sau và 80 m về phía trước, tốt hơn là chỉ chạy 10 m cho mỗi hướng. 20 m thay vì 160 m”.
Luôn tồn tại sự vô thức về không gian trong bóng đá. Các cầu thủ giỏi là những người có bản năng tìm vị trí nhận bóng tối ưu nhất. Tuy nhiên, thay đổi lớn trong bóng đá Hà Lan xảy ra khi ý tưởng trên trở thành từ ngữ, khi Cruyff và Michels bắt đầu nói về “không gian”.
Trước đó, không ai nhìn nhận không gian nghiêm túc như cách của người Hà Lan. Danh thủ Barry Hulshoff nói: “Cruyff luôn nói về chỗ mọi người nên chạy, chỗ họ nên đứng, khi nào họ không nên di chuyển. Đó là tất cả về việc tạo ra không gian và đi vào không gian. Đó là về chuyển động nhưng vẫn là về tổ chức không gian”.
Nỗi ám ảnh về không gian của người Hà Lan
Người Hà Lan có giác quan đặc biệt về cảm nhận không gian. Nó được hình thành bởi hoàn cảnh sống của họ. Nếu bảo người Italy hay người Pháp vẽ đường chân trời, sẽ có những khúc cua và ngọn đồi. Nếu bảo người Hà Lan, họ sẽ vẽ một đường thẳng. Địa thế Hà Lan bằng phẳng, họ phát triển khả năng tính toán, đo lường không gian chính xác, tỉ mỉ, trật tự. Điều này đi vào văn hóa, hội họa, kiến trúc và cả bóng đá.
 |
Cruyff được ngưỡng mộ vì sự hiểu biết bẩm sinh về hình học và trật tự trên sân. |
Khi bạn xem một bức tranh của Mondrian, Saenredam hay Vermeer, bạn sẽ cảm thấy rất tĩnh lặng, tươi mới và rộng rãi. Đặc biệt là Saenredam, ông bị ám ảnh bởi các chi tiết không gian, các bức tranh trong nhà thờ của ông thường mất nhiều năm để hoàn thành, qua nhiều công đoạn đo lường, phối cảnh.
Khi bạn nhìn Hà Lan từ trên không, nó chính xác và toán học đến mức đáng sợ. Những con kênh cũ thẳng tắp, tất cả đều có khoảng cách hoàn toàn giống nhau. Bạn đi đến các thị trấn mới, các kiến trúc sư làm những mái nhà uốn cong vui tươi. Nhưng mỗi ngôi nhà nhỏ vẫn cách nhau chính xác 10 m và tất cả chúng đều nằm trên những đường thẳng hoàn toàn.
Hà Lan là một trong những nước được quy hoạch kỹ lưỡng nhất trên Trái Đất. Maarten Hajer, giáo sư chính sách công tại Đại học Amsterdam, giải thích rằng người Hà Lan phát triển học thuyết quy hoạch của họ từ thế kỷ thứ 12. Không gian là một mặt hàng rất quý giá, và trong nhiều thế kỷ, việc sử dụng từng cm vuông của mọi thành phố, cánh đồng và vùng đất lấn biển của Hà Lan được xem xét và tranh luận cẩn thận.
Đất đai được kiểm soát bởi vì đó là vấn đề sống còn của quốc gia. Hệ thống nước của Hà Lan phải được kiểm soát chặt chẽ vì hơn 50% diện tích đất nước nằm dưới mực nước biển.
Ở phía tây Hà Lan, toàn bộ cảnh quan đều do con người tạo ra, từ mạng lưới kênh, đê, đường thủy đến hệ thống phòng thủ biển đáng kinh ngạc ở Zeeland, đến cảng lớn Rotterdam, sân bay khổng lồ ở Schiphol. Người ta nói: “Chúa đã tạo ra thế giới, nhưng người Hà Lan đã tạo ra Hà Lan”.
Việc các cầu thủ hợp tác với nhau để sử dụng không gian trên sân bóng một cách đồng bộ bắt nguồn từ việc tổ tiên họ thực hiện hành động chính trị tập thể là cùng nhau hợp tác để xây dựng đê điều. Không thể làm điều đó một mình. Việc hợp tác xây đê cũng là nguồn gốc của nền dân chủ Hà Lan, nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, trước cả Anh.
Làm sao các cầu thủ Hà Lan có thể “nén” không gian sân bóng lại một cách hiệu quả? Cũng bắt nguồn từ xã hội. Những dải đất bằng phẳng trải dài vô tận, có trật tự về mặt hình học cũng biến người Hà Lan thành những kẻ sợ khoảng trống. Trong trường hợp không có núi tự nhiên, hay thậm chí là những ngọn đồi, người Hà Lan tạo ra những ngôi nhà cao tầng với cầu thang dốc và hẹp đáng sợ. Cầu thang Hà Lan là một cú sốc đối với một người không phải người bản địa.
Trong số những ví dụ cực đoan nhất là các khu chung cư thời đầu thế kỷ 20 ở phía Tây Amsterdam. Những bậc cầu thang dựng gần như thẳng đứng trong năm tầng lầu, với mặt thang nhỏ hầu như không đủ chỗ để chân, và những chiếu nghỉ nhỏ xíu suốt quãng đường đi lên. Lời giải thích cho những cấu trúc đặc biệt này là giúp tiết kiệm không gian sống quý giá. Tuy nhiên, các trang trại cũ của Hà Lan cũng có cầu thang dốc.
Nhà nhân chủng học người Anh Mark Turin nói: “Sự phong phú tuyệt đối của mặt phẳng nằm ngang trong cuộc sống hàng ngày ở nông thôn khiến mọi người khao khát một thứ gì đó thẳng đứng hơn. Cứ như thể người Hà Lan bù đắp cho bầu trời và đường chân trời bao la đến choáng ngợp của họ bằng cách tạo ra những không gian nhỏ đến khó chịu để họ có thể chui vào”.
Vẻ đẹp nằm trong không gian và sân cỏ
Người Hà Lan theo bản năng tôn kính các “kiến trúc sư” trên sân cỏ, người nắm bắt được bức tranh tổng thể và mọi chi tiết trong đó, như Cruyff, ông được ngưỡng mộ vì sự hiểu biết bẩm sinh về hình học và trật tự trên sân.
Vào thời của Cruyff, các cầu thủ Ajax bắt đầu muốn những thứ giống như các họa sĩ. Đột nhiên, bóng đá không còn là đá vào chân nhau nữa. Bạn đến xem các trận đấu ở Ajax và ra về với cảm giác rằng đã thấy điều gì đó rất đặc biệt mà chỉ bạn mới có thể thấy được. Nhưng sau đó, bạn nói chuyện với những người khác và bạn nhận ra rằng mọi người đều cảm thấy như vậy.
 |
Denis Bergkamp, truyền nhân số một của Cruyff về khả năng cảm thụ không gian. |
Có điều tâm linh gì đó đang diễn ra, mặc dù khó khám phá chính xác điều gì. Có lẽ nó liên quan đến vẻ đẹp của bóng đá Hà Lan. Vẻ đẹp nằm trong không gian và sân cỏ. Nó ở trên cỏ, nhưng cũng ở trên không trung, nơi quả bóng có thể cuộn tròn, uốn cong, rơi xuống và di chuyển giống như các hành tinh trong vũ trụ. Người Hà Lan thích tìm cách đánh bại ai đó bằng trí thông minh và sắc đẹp hơn là sức mạnh.
Bóng đá Hà Lan có nhiều người đo lường không gian giỏi, nhưng vĩ đại nhất là Cruyff. Ông mới 17 tuổi khi lần đầu tiên chơi cho Ajax, nhưng ngay cả khi đó, ông đưa ra những lời bình luận về việc sử dụng không gian cho các đồng đội, nói cho họ biết nên chạy chỗ nào và không nên chạy chỗ nào. Họ làm theo những gì cậu thiếu niên gầy gò bảo họ làm vì cậu ấy đúng.
Cruyff không nói về không gian trừu tượng, mà nói về những tương quan không gian cụ thể, chi tiết trên sân. Thật vậy, hình ảnh lâu bền nhất về ông với tư cách là một cầu thủ không phải là ghi bàn hay lừa bóng. Mà là Cruyff chỉ tay. “Không, không phải ở đó, lùi lại một chút… về phía trước hai m… bốn m nữa về bên trái". Như một nhạc trưởng chỉ đạo một dàn nhạc giao hưởng.
Kiến trúc sư cảnh quan Dirk Sijmons ngạc nhiên: “Cruyff giống như một kiện tướng cờ vua đang chơi đồng thời hai mươi ván cờ trong đầu. Anh ấy gần như có siêu năng ngoại cảm, có khả ăn điều khiển chuyển động của đồ vật bằng sức mạnh của suy nghĩ. Anh ấy dường như biết mọi người sẽ ở đâu trong ba giây tới. Anh ấy không chỉ đá quả bóng theo một hướng nhất định, mà anh ấy còn đảm bảo rằng cầu thủ của mình sẽ xuất hiện ở đúng nơi đó vào đúng thời điểm”.
Mục Thể thao giới thiệu Soccernomics của hai tác giả Simon Kuper và Stefan Szymanski, cuốn sách phơi bày phần nào sự thật về nền công nghiệp bóng đá với đại diện tiêu biểu là những ông lớn như Real Madrid, Barcelona, Manchester United...
" alt="Giác quan thứ sáu của người Hà Lan"/>
Giác quan thứ sáu của người Hà Lan