Thông tin này được công bố tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường ĐH FPT hôm nay, 25/11.
![]() |
Ông Nguyễn Khắc Thành, Phó TGĐ Tập đoàn FPT được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT. |
Đầu tháng 11 vừa qua, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông qua quyết định công nhận Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhiệm kỳ 3 (2016-2021).
Hội đồng quản trị mới đã họp và tái bổ nhiệm ông Lê Trường Tùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 3.
Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng đã bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Thành làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.
Trong nhiệm kỳ trước, TS Đàm Quang Minh là người giữ chức vụ này tại Trường ĐH FPT.
Ông Nguyễn Khắc Thành sinh năm 1964, ốt nghiệp cử nhân Toán tại ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva (MGU) năm 1987 và hoàn thành luận án Phó Tiến sỹ Toán Lý của trường này năm 1990. Hiện tại ông Thành đang là Phó Tổng giám đốc FPT.
Cũng trong dịp này, FPT đã ra mắt Tổ chức Giáo dục FPT với những định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Theo đó, Tổ chức Giáo dục FPT sẽ là một hệ thống các trường thuộc các khối đào tạo khác nhau từ cấp tủng học phổ thông, cao đẳng thực hành, đại học và sau đại học, các khối liên kết và trao đổi sinh viên quốc tế.
Lê Văn
" alt=""/>Ông Nguyễn Khắc Thành làm Hiệu trưởng ĐH FPTMark Twain:Tên thật là Samuel Clemens, Mark Twain là một trong những tác giả được yêu thích nhất của Mỹ. Nổi tiếng với các tiểu thuyếtNhững cuộc phiêu lưu của Tom Sawyervà Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn,Twain bỏ học năm 12 tuổi sau sự ra đi của cha mình. Sau đó, ông làm thợ học việc in ấn, rồi lại làm hoa tiêu tàu sông - công việc đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông. Ảnh: Britannica.
![]() |
Charles Dickens:Là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất của thời đại Victoria nhưng Charles Dickens có một tuổi thơ khó khăn. Cha ông bị bỏ tù vì nợ nần, và ở tuổi 12, Dickens buộc phải bỏ học để làm việc trong một nhà máy. Bất chấp sự thất bại này, ông vẫn tiếp tục viết những tác phẩm kinh điển như A Christmas Carolvà Great Expectations,mô tả những cuộc đấu tranh của tầng lớp lao động trong các tác phẩm của mình. Ảnh: Curioustimes. |
![]() |
Jack London:Nổi tiếng với những câu chuyện phiêu lưu như The Call of the Wildvà White Fang, Jack London bỏ học phổ thông năm 14 tuổi để đi làm. Cuộc sống của London đầy rẫy những cuộc phiêu lưu, từ làm nghề săn trộm sò đến tham gia đào vàng ở Vùng đất Klondike (cơn sốt thời bấy giờ). Các trải nghiệm này đã ảnh hưởng đến nội dung những cuốn tiểu thuyết hành động, mạnh mẽ của ông. Mặc dù không được học hành bài bản, London đã trở thành một trong những tác giả đầu tiên của Mỹ kiếm sống chỉ bằng nghề viết. Ảnh: Smithsonian. |
![]() |
George Bernard Shaw: Nhà viết kịch và nhà hoạt động chính trị người Ireland George Bernard Shaw nổi tiếng nhất với các vở kịch Pygmalionvà Man and Superman. Shaw bỏ học năm 15 tuổi vì thấy hệ thống giáo dục chính quy không hấp dẫn. Tuy nhiên, ông đã trở thành một trí thức tự học, thông qua đọc sách và trải nghiệm cuộc sống. Shaw đã giành được Giải Nobel Văn học năm 1925 và được xem là một trong những nhà viết kịch vĩ đại nhất trong lịch sử. Ảnh: Pbs. |
![]() |
H.G. Wells:Là cha đẻ của khoa học viễn tưởng, H.G. Wells đã viết những tiểu thuyết vượt thời gian như The War of the Worldsvà The Time Machine. Wells bỏ học năm 11 tuổi sau khi gia đình gặp khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, niềm đam mê đọc sách đã giúp ông giành được học bổng để có thể tiếp tục học sau này. Wells tiếp tục viết những tác phẩm đột phá vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày nay. Ảnh: Unrevealedfiles. |
![]() |
William Faulkner:Tác giả đoạt giải Nobel Văn học năm 1949 William Faulkner nổi tiếng với những tiểu thuyết phức tạp lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ, như The Sound and the Furyvà As I Lay Dying. Faulkner đã theo học tại Đại học Mississippi trong một thời gian ngắn nhưng đã bỏ học sau 3 học kỳ. Mặc dù không được học đầy đủ, Faulkner đã trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong nền văn học Mỹ, nổi tiếng với phong cách viết sáng tạo và khám phá sâu sắc về tâm lý con người. Ảnh: Google Play. |
![]() |
Ray Bradbury: Ray Bradbury, một trong những nhà văn khoa học viễn tưởng có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, chưa bao giờ học đại học. Thay vào đó, Bradbury gọi thư viện là "trường đại học" của mình. Nổi tiếng nhất với tiểu thuyết Fahrenheit 451, Bradbury đã tự học viết bằng cách đọc ngấu nghiến và viết mỗi ngày. Tác phẩm của ông khám phá các chủ đề về kiểm duyệt, công nghệ và tương lai của nhân loại. Ảnh: Elviejotopo. |
![]() |
Agatha Christie: Được mệnh danh là "Nữ hoàng trinh thám", Agatha Christie bỏ học ở tuổi 15. Mặc dù vậy, bà đã trở thành tiểu thuyết gia bán chạy nhất mọi thời đại, với các tác phẩm như Murder on the Orient Expressvà The Murder of Roger Ackroyd. Tài năng đáng kinh ngạc của Christie trong việc tạo ra những bí ẩn hồi hộp đã thu hút độc giả trên toàn thế giới. Bà đã chứng minh rằng giáo dục chính quy không phải lúc nào cũng là điều kiện tiên quyết để thành công trong văn học. Ảnh: Ouestfrance. |
![]() |
Roald Dahl:Được yêu thích qua những cuốn sách thiếu nhi như Charlie and the Chocolate Factoryvà Matilda, tác giả Roald Dahl đã có một trải nghiệm giáo dục đầy biến động. Ông không thích trường học và bỏ học ở tuổi 18 để làm việc cho Công ty Dầu khí Shell. Những trải nghiệm của Dahl trong Thế chiến II và trí tưởng tượng phong phú của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều câu chuyện kỳ ảo, những câu chuyện này vẫn tiếp tục làm say đắm độc giả ở mọi lứa tuổi. Ảnh: Theindependent. |
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Những nhà văn nổi tiếng nghỉ học giữa chừngCả nước là một "nhóm" lớn
Theo Thứ trưởng Ga, với cơ sở dữ liệu của kỳ thi THPT năm 2016 là đủ để tất cả các trường trên cả nước xét tuyển chung. Tuy nhiên, năm ngoái, các trường vẫn muốn xét tuyển riêng.
Việc tổ chức xét tuyển riêng như năm 2016 dẫn đến lượng thí sinh ảo lớn, các trường khó khăn trong việc lọc ảo. Bên cạnh đó, cũng xảy ra tình trạng bất công cho thí sinh.
Chẳng hạn có thí sinh không đậu nguyện vọng 1 nhưng sau đó, các trường hạ điểm chuẩn để xét tuyển bổ sung thì những em đó mặc dù đủ điểm trúng tuyển nhưng lại không còn cơ hội vào học trường mình yêu thích.
Năm nay, với việc tổ chức xét tuyển chung trong cả nước thì những hạn chế bất cập nói trên sẽ được xử lý. Các trường sẽ không còn thí sinh ảo, đồng thời công bằng hơn với thí sinh. Thí sinh nào điểm cao sẽ đậu vào nguyện vọng cao hơn, không có chuyện điểm cao thì lại trượt còn người điểm thấp hơn lại đậu như năm 2016 nữa.
Thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương án tuyển sinh chung trong cả nước, năm nay, các thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng, nhiều trường chứ không chỉ 2 trường với 4 nguyện vọng như năm ngoái.
Tuy nhiên, với phương án xét tuyển chung, các thí sinh buộc phải lựa chọn từ khi đăng ký nguyện vọng. Theo đó, thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng của mình từ cao xuống thấp theo thứ tự ưu tiên.
![]() |
Năm 2017, tất cả các trường ĐH trong cả nước sẽ tổ chức xét tuyển chung. Ảnh: Lê Văn. |
Thí sinh đủ điểm chỉ có thể trúng tuyển duy nhất vào nguyện vọng cao nhất mà mình đăng ký. Không còn hiện tượng thí sinh có thể trúng tuyển cùng lúc vào 2 nguyện vọng như năm 2016.
Theo phương án này, năm nay, thí sinh vẫn phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học. Các trường sẽ căn cứ trên kết quả xác nhận nhập học để tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.
Các thí sinh không lựa chọn nguyện vọng (trường) mà mình trúng tuyển trong đợt đầu có thể không nộp giấy chứng nhận kết quả thi và chờ các đợt xét tuyển bổ sung.
Các trường sẽ được lợi
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương án xét tuyển chung trong cả nước, tất cả các trường ĐH đều sẽ tham gia, kể cả các trường khối quân đội công an. Do đó, việc tổ chức xét tuyển theo nhóm như nhóm GX năm ngoái cũng sẽ không còn nữa.
Đồng thời, các trường cũng sẽ tham gia cùng Bộ để điều chỉnh trong khâu chạy phần mềm dữ liệu để chọn ra số lượng thí sinh trúng tuyển của năm nay.
Theo đó, sau khi chạy cơ sở dữ liệu, Bộ sẽ cung cấp kết quả để các trường tham khảo. Sau khi các trường điều chỉnh, đưa ra các tiêu chí, điều kiện thêm, Bộ sẽ tiếp tục chạy cơ sở dữ liệu một lần nữa để đưa ra kết quả cuối cùng.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã tiến hành họp với một số trường ĐH đưa ra phương án để thảo luận với các trường để làm sao vừa có thể xét tuyển chung mà các trường vẫn có thể tự chủ trong xét tuyển được.
Theo đó, phương án xét tuyển chung các trường sẽ có lợi hơn khi không còn thí sinh ảo đồng thời cũng không ảnh hưởng gì tới chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Trong khi đó, khi đã xét tuyển chung trong cả nước, các trường không tham gia cũng sẽ không tuyển sinh được.
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, hiện tại, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện quy chế thi, xét tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017.
Dự kiến, dự thảo của các quy chế này sẽ được công bố trong tuần tới.
Lê Văn
" alt=""/>Tuyển sinh ĐH 2017: Tất cả các trường ĐH sẽ xét tuyển chung