Nhận định, soi kèo Chadormalou Ardakan vs Damash Gilan, 20h00 ngày 02/11


相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Thế trận hấp dẫn -
ĐH Đại Nam xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo dựa vào chuẩn năng lực của điều dưỡng Việt Nam và Asean. Đồng thời, nhà trường ký kết hợp tác đào tạo và việc làm với Nhật Bản để hỗ trợ tối đa cho sinh viên. Cơ hội việc làm cho sinh viên điều dưỡng ĐH Đại NamĐây là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam tại ội thảo quốc tế “Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam, bài học từ Nhật Bản” diễn ra ngày 9/6/2018. Sự kiện do ĐH Đại Nam phối hợp cùng tổ chức Hỗ trợ nguồn nhân lực Châu Á (AJK) và Hiệp hội Kinh doanh phúc lợi quốc tế (KFJK) chủ trì.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều dưỡng cùng với 3 yếu tố điều trị, thuốc/TTBYT, hậu cần là nhưng yếu tố quan trọng hình thành bốn trụ cột cho hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh. Thực trạng nhân lực điều dưỡng hiện nay tại Việt Nam còn đang thiếu về số lượng và chất lượng.
Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng ở mọi quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát như Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản…. Trước bối cảnh như vậy, trường ĐH Đại Nam phối hợp với tổ chức Hỗ trợ nguồn nhân lực Châu Á (AJK) và Hiệp hội Kinh doanh phúc lợi quốc tế (KFJK) chủ trì Hội thảo quốc tế “Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam, bài học từ Nhật Bản”.
Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các diễn giả đến từ Nhật Bản và các học giả, nhà quản lý đến từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Tại hội thảo, 04 báo cáo điển hình đã được trình bày. Trước tiên là 02 báo cáo về bài học kinh nghiệm đến từ Nhật Bản “Các khái niệm cơ bản về dịch tễ học” - do GS. Koji Kawakami - Chủ tịch Trường Y khoa và Sức khỏe cộng đồng, Đại học Kyoto báo cáo và “Khái niệm về điều trị y tế tiên tiến tại Nhật Bản” - do GS. Norihiro Matsuoka - Đại học Kyoto.
GS Norihiro Matsuoka M.D trường ĐH Kyoto, Chủ tịch Tập đoàn Y khoa Nhật Bản. GS Norihiro Matsuoka đã nêu lên những dự án hợp tác khả thi trong lĩnh vực điều dưỡng. GS Norihiro Matsuoka cũng nhấn mạnh Nhật Bản đang đưa ra chính sách thu hút nguồn nhân lực bổ sung từ nước ngoài, trong đó nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn từ Việt Nam. Đây là cơ hội lớn đối với sinh viên Điều dưỡng nói chung và trường Đại học Đại Nam nói riêng trong việc tham gia chương trình đào tạo nghề tiên tiến tại Nhật Bản.
Tiếp nối báo cáo trên, bà Đoàn Quỳnh Anh, đại diện Bộ Y tế đã đưa ra một bức tranh chi tiết về “Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành điều dưỡng tại Việt Nam trong 5-10 năm tới”. Báo cáo đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của ngành điều dưỡng trong thời gian tới.
Với tư cách là một cơ sở đào tạo, nhằm góp phần đào tạo ra cử nhân điều dưỡng đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động, ĐH Đại Nam đã đem đến hội thảo “Chuẩn nghề nghiệp ngành điều dưỡng tại Việt Nam; chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân điều dưỡng tại ĐH Đại Nam đáp ứng nhu cầu xã hội” do PGS Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Phó Chủ tịch Hội nội khoa Việt Nam, Phó hiệu trưởng trình bày.
Đại diện Bộ y tế, ĐH Đại Nam và Nhật bản tham luận trong hội thảo Buổi hội thảo mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai Để thực thi chính sách đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nêu trên, TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam chia sẻ: "Trường Đại học Đại Nam xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo dựa vào chuẩn năng lực của điều dưỡng Việt Nam và Asean.
Chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân điều dưỡng tại ĐH Đại Nam đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường đã ký kết hợp tác liên kết đào tạo và việc làm với Nhật Bản để hỗ trợ tối đa cho sinh viên như: hỗ trợ hoàn toàn kinh phí học tiếng Nhật, bố trí thực tập hưởng lương tại các cơ sở điều dưỡng tại Nhật Bản để học luôn đi đôi với thực hành”.
Ông Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam cũng tham gia thảo luận Thông qua buổi hội thảo lần này, ĐH Đại Nam mong muốn góp một phần sức lực vào việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe thông qua đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.
Doãn Phong
"> -
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn.
Theo Nghị quyết 18-NQ/TW của BCH Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.
Phó thủ tướng cho rằng để các tập đoàn, tổng công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh thì mới tạo sự cạnh tranh bình đẳng với khu vực tư nhân, tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Phó thủ tướng nhấn mạnh việc cơ cấu bộ máy nhiều tầng lớp không có sự phối hợp đồng bộ, dẫn đến khó khăn, bất cập trong quản lý. Do đó, việc Ủy ban thực hiện theo yêu cầu của Nghị quyết 18 sẽ giúp doanh nghiệp thực sự lớn mạnh, tạo sự đột phá như tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW.
“Quan điểm là đưa các doanh nghiệp về các bộ, ngành, nhưng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý vốn như thế nào để được hiệu quả nhất. Đây là vấn đề sẽ được làm và phải làm rất nhanh, trước ngày 25/2 sẽ phải hoàn thành”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng đề nghị Ủy ban thực hiện việc sáp nhập, chia tách một cách khoa học, hiệu quả nhất, tránh xáo trộn, tránh tâm lý hoang mang trong cán bộ nhân viên.
Theo Phó thủ tướng, công việc của các đơn vị không thể gián đoạn, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước, để doanh nghiệp Nhà nước thực sự là “quả đấm thép”, thu hút nguồn lực. Yêu cầu này chúng ta phải đoàn kết một lòng để thực hiện.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định các tập đoàn, tổng công ty cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển, thực hiện quyết liệt, thực chất có hiệu quả việc tái cơ cấu doanh nghiệp theo điều kiện và lộ trình phù hợp.
Ông Hoàng Anh cũng khẳng định Ủy ban thống nhất cao với chủ trương của Trung ương Đảng trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18. Theo đó, Ủy ban sẽ kết thúc hoạt động chức năng quản lý vốn Nhà nước.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Thanh Tuấn.
“Ủy ban đã thành lập Ban chỉ đạo và triển khai các nội dung theo hướng dẫn của Chính phủ. Tuần tới Ủy ban sẽ xin ý kiến Thủ tướng trước khi họp với các Bộ, ngành. Dù với vị trí nào thì các cán bộ nhân viên trong các tập đoàn, tổng công ty vẫn luôn nỗ lực cao”, ông Nguyễn Hoàng Anh nói. “Chúng tôi đã xin ý kiến Thủ tướng sắp xếp cán bộ nhân viên về các cơ quan của Chính phủ để tạo điều kiện cho anh em tiếp tục được cống hiến cho sự nghiệp của Đảng và Nhà nước”.
Hơn 5 năm không phát sinh tham nhũng, tiêu cực
Theo ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, đến nay, tổng vốn chủ sở hữu 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước do Ủy ban quản lý đạt 1,18 triệu tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2018); tổng tài sản đạt 2,54 triệu tỷ đồng (tăng 5%); tổng doanh thu hợp nhất đạt 1,85 triệu tỷ đồng (tăng 44%). Tổng nộp NSNN giai đoạn 2018-2023 đạt 1,28 triệu tỷ đồng, chiếm bình quân 10-12% tổng thu NSNN hàng năm của cả nước.
Một số doanh nghiệp thua lỗ nhiều năm hoặc có nguy cơ thua lỗ khi chuyển giao về Ủy ban, sau khi quá trình tái cơ cấu, kiện toàn thay thế cán bộ lãnh đạo chủ chốt đến nay đều hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, các Tổng công ty: Đầu tư và phát triển đường cao tốc, Hàng hải Việt Nam, Lương thực Miền Nam, Cà phê Việt Nam, Đường sắt Việt Nam...
Tổng giá trị đầu tư giai đoạn 2018-2023 của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 777.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu lĩnh vực năng lượng, hạ tầng giao thông, viễn thông…
Các dự án bị chậm tiến độ nhiều năm trước khi chuyển giao về Ủy ban cũng đã được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai.
Các dự án lớn còn tồn tại, vướng mắc nhiều năm của các doanh nghiệp trước khi chuyển giao về Ủy ban đã và đang được tích cực xử lý các vướng mắc, cụ thể như các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gồm: các dự án dầu khí đầu tư ra nước ngoài, Long Phú 1, Lô B, Ô Môn 3-4, Cá Voi Xanh… Các dự án của EVN gồm: Quảng Trạch 2; ĐZ 500 KV Lào Cai - Vĩnh Yên… Các dự án của TKV gồm: dự án Bauxite Tân Rai và Nhân Cơ; Sắt Thạch Khê; dự án khai thác than liên doanh với Vietmindo, dự án Cromit Cổ Định…
Ủy ban cho biết còn tồn tại những hạn chế như chưa thể hiện được sự vượt trội so với trước về tính chuyên nghiệp, hiệu quả, hoạt động còn mang tính chất hành chính; chưa đạt mục tiêu, kỳ vọng ban đầu đặt ra với Ủy ban là ngay sau khi thành lập thì tạo ra bước đột phá trong quản lý một cách chuyên nghiệp và hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty.
Nhắc lại lời của Tổng Bí thư Tô Lâm về mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, trong đó nổi bật lên là tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế và tinh gọn bộ máy, ông Nguyễn Ngọc Cảnh khẳng định Ủy ban sẽ nghiêm túc thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW. Ông Cảnh cũng khẳng định các tập đoàn, tổng công ty sẽ tuân thủ và không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.