Bé trai 7 tuổi vụ lũ quét thôn Làng Nủ được ra viện
Ngày 11/10,étraituổivụlũquétthônLàngNủđượcraviệlịch v-league bé H.G.B. (thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) được ra viện sau tròn 1 tháng được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Em trải qua những tháng ngày đầy khó khăn chiến đấu với những cơn đau, chấn thương nghiêm trọng do vụ lũ quét thôn Làng Nủ gây ra.
"Bệnh nhi xuất viện trong tình trạng ổn định, đi lại được nhờ dụng cụ hỗ trợ, và quan trọng nhất, tâm trạng em bé đã ổn hơn rất nhiều, nụ cười đã nở trên môi em", PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhi & Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết.
Trong suốt 1 tháng nằm viện, bé luôn được các y bác sĩ và người bác ruột chăm sóc chu đáo. Em bé thường xuyên được gọi điện trò chuyện với anh trai đang học tại trường dân tộc nội trú ở huyện Bảo Yên, Lào Cai.
Bé cũng rất chịu khó tập đi, tâm trạng vui vẻ vì được mọi người yêu thương, quan tâm thăm hỏi.
Trước đó, sau vụ lũ quét thôn Làng Nủ xảy ra khoảng 6h ngày 10/9, bé B. được người dân tìm thấy lẫn trong bùn nước cách làng 500m, được đưa vào bệnh viện huyện Bảo Yên cấp cứu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai và theo dõi chấn thương bụng, gan, có chấn thương thận, tuyến thượng thận.
Ngoài ra bệnh nhi gãy xương đùi, đã được kết hợp xương ở Bệnh viện Đa khoa Lào Cai. Vết thương hở sọ là nặng nhất, nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn yếm khí có thể nguy hiểm tính mạng, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức.
Tại Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhi được phẫu thuật để che phủ vết thương hở sọ. Tình trạng sức khỏe ổn định, tâm lý ổn, bệnh nhân được ra viện chiều 11/10.
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Macarthur FC, 11h00 ngày 1/2: Củng cố ngôi đầu
Bức ảnh 'Close Encounters' (Chạm mặt) chụp năm 2013 bằng điện thoại iPhone 5. Ảnh: Sheldon Serkin “Đối với tôi, nó giống như một phong cảnh ngoài hành tinh. Tôi tạo khuôn hình không có khán giả xung quanh. Một trong những chú chó thảo nguyên chiếm vị trí trung tâm, những đứa trẻ xuất hiện trong cả ba quả cầu bong bóng. Đó là thời điểm tuyệt vời và đã tạo ra một bức ảnh đẹp hơn tôi mong đợi”.
Trở lại năm 2013, Serkin đang sử dụng điện thoại iPhone 5 và ứng dụng Hipstamaticđể chỉnh sửa. “Thỉnh thoảng tôi vẫn sử dụng nó. Nó có một số bộ lọc tốt”, anh nói.
Serkin đã sáng tác ảnh nghiêm túc bằng iPhone từ khi anh bắt đầu chụp ảnh đường phố vào năm 2010.
Một số bức ảnh của nhiếp ảnh gia đường phố Sheldon Serkin.
Về bức ảnh tuyệt đẹp sau ngần ấy thời gian, Serkin nói: “Tôi luôn cố gắng dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo khi chụp ảnh, nhưng đôi khi mọi thứ kết hợp với nhau theo đúng cách vào đúng thời điểm”.
Đối với một nhiếp ảnh gia đường phố trong sở thú ở New York, động vật hoang dã và trẻ em đã kết hợp với nhau một cách xuất sắc. Anh Sheldon Serkin (gốc Canada) đã nhiều lần giành giải thưởng dành cho ảnh chụp bằng điện thoại di động.
Linh Nhi(Theo The Guardian)
Những bức ảnh đẹp thi 'Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 năm 2023'Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch VAPA, nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nhiếp ảnh phát triển mạnh mẽ." alt="Bức ảnh đẹp nhất chụp bằng iPhone: Như là cảnh ngoài hành tinh" />Mẹ chồng choáng ngợp vì nhan sắc của con dâu. “Lần đó vừa mở cửa thì tôi thấy một cô gái xinh đẹp đứng trước nhà mình. Tôi bị ấn tượng bởi ngoại hình của con dâu và ưng ý ngay dù chưa biết tính cách con thế nào”, bà Nga kể.
Về phía Ngọc Lan, cũng trong lần gặp đầu tiên ấy, cô cảm thấy mẹ chồng rất dễ gần. Vừa nhìn thấy cô, mẹ chủ động khôi hài: “Trời ơi cô gái nào đứng trong sân nhà mình mà xinh thế này” khiến Lan bớt phần ngại ngùng. Cũng từ lần đó, tình cảm của mẹ chồng và nàng dâu thêm gắn bó.
Thời gian đó Ngọc Lan còn làm tiếp viên hàng không nên một tháng chỉ ở nhà 7 ngày. Vì muốn gần bạn trai lại không sống cùng mẹ đẻ, cô đồng ý lời đề nghị về chung sống cùng gia đình bạn trai. Dù chưa kết hôn nhưng Ngọc Lan đã có thời gian dài "làm dâu" mẹ chồng.
Thấy tình cảm hai con gắn bó, bà Nga liên tục giục cưới. Nhưng vì gia đình Ngọc Lan có tang nên mọi việc phải hoãn lại một thời gian. Sau đó Ngọc Lan có bầu nên bà Nga giục các con đi đăng kí kết hôn trước rồi mới làm tiệc mời họ hàng sau.
Con dâu làm sếp của mẹ chồng
Nói về tình cảm dành cho con dâu, bà Nga chia sẻ coi con dâu như con gái của mình. Vì không có con gái nên mọi chuyện bà đều tâm sựvới con dâu. Gia đình bà Nga coi trọng nguyên tắc chung sống thẳng thắn, bình đẳng. Có chuyện gì không hài lòng, cả nhà sẽ nói với nhau để rút kinh nghiệm, không nói sau lưng. Vì vậy mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu khá tốt đẹp.
Ngọc Lan kể ngày sinh nở, mẹ chồng ở bên cạnh túc trực, chăm sóc rất chu đáo. Sau này mẹ chồng cô cũng lo toàn phần chăm cháu. Mọi việc trong nhà Ngọc Lan không phải động đến, dù là việc rửa bát, mẹ chồng cũng tranh phần.
Dù chung sống 10 năm nhưng hai mẹ con chưa từng khúc mắc. Không chỉ vậy, mẹ chồng nàng dâu còn rất hợp nhau về chuyện làm đẹp. Đi sắm đồ, đi spa, con dâu và mẹ chồng đều đi chung và tư vấn cho nhau.
Bà Nga kể, khi hết tiền, con dâu thường xuyên đưa thẻ cho bà dùng, còn dặn mẹ thích mua gì thì mua.
Sau khi từ bỏ công việc tiếp viên hàng không, Ngọc Lan về kinh doanh mỹ phẩm. Mẹ chồng và con dâu cùng nhau hùn vốn, hỗ trợ nhau nhiệt tình. Ngọc Lan hiện là sếp của mẹ chồng.
Trong công việc, bà Nga rất rõ ràng: “Ở nhà chúng ta là mẹ con nhưng khi đến công ty, sếp vẫn là sếp. Con là sếp vẫn phải làm đúng vai trò của sếp, mẹ là nhân viên làm đúng nhiệm vụ của nhân viên. Và đó cũng là nguyên tắc của gia đình mình”.
MC Quyền Linh cũng rất ủng hộ quan điểm này vì cho rằng trong công việc, mọi thứ phải rõ ràng, có trật tự thì mới thành công.
Không chỉ làm dâu mẹ chồng, Ngọc Lan còn tiết lộ mình sống chung với cả bà ngoại của chồng. Điều này khiến MC rất bất ngờ và lo rằng chuyện làm dâu sẽ có nhiều khó khăn. Tuy nhiên Ngọc Lan cảm thấy rất tự hào vì bà ngoại dễ tính và rất yêu thương cô. Cô còn khôi hài gia đình chồng “dễ có gen”.
Cuộc nói chuyện thú vị của cặp mẹ chồng nàng dâu đến từ Hà Nội khiến khán phòng thêm phần sôi động. Hai MC của chương trình cũng gửi lời chúc mừng tới gia đình và hi vọng mẹ chồng con dâu mãi mãi hòa thuận, vui vẻ.
Mẹ chồng dạy con dâu cách 'đánh ghen', quản lý tiền của chồng
Mẹ chồng dạy chị Trang phải học lái ô tô để đánh ghen văn minh. "Nếu chồng đi với người phụ nữ khác thì bảo họ xuống xe, rồi lái ô tô về cho má"." alt="Mẹ chồng nàng dâu tập 302: Tâm sự chuyện con dâu làm sếp của mẹ chồng" />Loren Gray (19 tuổi, đến từ Pennsylvania, Mỹ) là người mẫu, influencer đình đám mạng xã hội và được mệnh danh "thiên thần", "búp bê sống". Cô thu hút sự chú ý bởi gương mặt xinh như những nàng công chúa Disney với đôi mắt to, mũi thanh tú và đôi môi mọng.
Theo báo cáo của Forbesđược công bố vào tháng 8/2020, Loren đã kiếm được 2,4 triệu USD trong năm 2019 thông qua các hợp đồng quảng cáo, thương mại. Cô được xếp trong danh sách những ngôi sao mạng xã hội kiếm nhiều tiền nhất.
Chia sẻ những hình ảnh, clip hát nhép đầu tiên từ năm lớp 6, Loren nhanh chóng trở thành ngôi sao. Hiện cô có 21,7 triệu người theo dõi tại trang cá nhân. Đầu năm 2018, cô ký hợp đồng với công ty Virgin Records và phát hành đĩa đơn đầu tay "My story" vào tháng 8 cùng năm. Đến tháng 2 năm nay, Loren đã kết thúc hợp đồng và trở thành nghệ sĩ độc lập.
Loren thể hiện mình là ngôi sao đa tài khi thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cô được đề cử hạng mục Choice Muser tại Teen Choice Awards 2016, đề cử Nhạc sĩ của năm tại Shorty Awards thường niên lần thứ 9 năm 2017. Năm 2019, cô được đề cử Giải Ngôi sao Xã hội, một giải thưởng được bình chọn bởi dân mạng, tạ iHeart Radio Music Awards 2019. Cuối năm 2020, Loren ra mắt thương hiệu trang sức riêng.
Tại trang cá nhân, người đẹp sinh năm 2002 thường xuyên chia sẻ những bộ ảnh nghệ thuật đầy ấn tượng. Loren nhận nhiều lời khen khi trang điểm theo style cổ điển. Cô nàng không ngại thử sức với nhiều phong cách khác nhau, từ năng động, trẻ trung đến gợi cảm.
Có lợi thế ngoại hình, Loren là người mẫu được nhiều nhãn hàng mời hợp tác. Cô từng xuất hiện trên tạp chí thời trang Teen Vogue và Seventeen Magazine.
Bạn trai của Loren là nam ca sĩ DYSN (tên thật Kyle DeLoera, sinh năm 1995), hai người hẹn hò từ năm 2020. Đôi trẻ thường xuyên chia sẻ những hình ảnh tình cảm bên nhau, cùng du lịch và tham gia các sự kiện.
Theo Zing
Cô gái trường Luật trở thành 'thánh nữ bi-a', đạt hơn 3 triệu follow TikTok
Nhờ tài chơi bi-a ít đấng mày râu nào sánh bằng, cái tên Gấm Kami nổi lên như một hiện tượng TikTok, tăng hơn 1,6 triệu lượt theo dõi chỉ sau 3 ngày và được nhiều người gọi là "thánh nữ bi-a".
" alt="Nhan sắc được ví như búp bê của nàng mẫu 19 tuổi" />- Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều điểm mới, trong đó các trường chỉ được xét tuyển sớm 20% chỉ tiêu.
Theo Bộ, "xét tuyển sớm" là các đợt xét tuyển trước đợt chung của Bộ (sau kỳ thi tốt nghiệp THPT). Như vậy, với 80% chỉ tiêu xét ở đợt chung, các trường vẫn được sử dụng đa dạng phương thức (học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy, chứng chỉ quốc tế...). Tuy nhiên, điểm chuẩn đợt sớm không thấp hơn đợt xét tuyển chung. Nếu dùng nhiều phương thức, đại học phải quy đổi tất cả về chung một thang điểm.
Bộ cho rằng những thay đổi này nhằm điều tiết tuyển sinh đại học công bằng hơn, không ảnh hưởng đến thí sinh. Nhưng nhiều chuyên gia không đồng tình.
PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, nhìn nhận công bằng trong tuyển sinh là các thí sinh được đánh giá, lựa chọn trên một chuẩn chất lượng, ví dụ thông qua một kỳ tuyển sinh chung.
Tại Việt Nam, kỳ thi tốt nghiệp THPT có mục đích chính là xét tốt nghiệp, không đủ độ khó và phân hóa để chọn người tài vào đại học. Với điểm học bạ ở phổ thông, việc chấm điểm có độ chênh giữa các địa phương, nhà trường.
Do đó, các trường có thương hiệu có xu hướng xét dựa trên điểm thi đánh giá năng lực, tư duy hay chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT... Điều này hợp lý bởi các kỳ thi này được thiết kế dùng cho xét tuyển vào đại học. Nhưng khi các trường sử dụng đa dạng phương thức trên, chỉ tiêu xét bằng điểm thi tốt nghiệp ngày càng giảm, tính bất công bằng lại lộ ra, bởi không phải thí sinh nào cũng có điều kiện để học và thi các kỳ thi riêng hay lấy chứng chỉ quốc tế. Sự bất công bằng này đã được Bộ nhiều lần chỉ ra.
Tuy nhiên, việc khống chế 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm, theo ông Lập, vẫn không giúp việc tuyển sinh trở nên công bằng.
Ông phân tích quy định này có ưu điểm là chỉ tập trung tuyển những thí sinh thực sự nổi trội trước. Nhưng việc các trường tuyển bằng nhiều phương thức lại không phụ thuộc vào việc xét sớm hay muộn (trước hay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT).
Các trường có thể vẫn sử dụng tiếp các phương thức trên ở kỳ xét tuyển chung, sau khi dành 20% xét sớm. Điều này làm quá trình tuyển sinh trở nên phức tạp, do độ ảo tăng, thí sinh cũng phải chờ đợi.
Về lý thuyết, các trường vẫn có quyền giảm mạnh, thậm chí không dùng kết quả thi tốt nghiệp ở đợt xét tuyển chung, dành chỉ tiêu cho những phương thức khác.
"Như vậy, bài toán bất công bằng cho những thí sinh ở khu vực khó khăn, không có điều kiện học và thi các kỳ thi riêng và chứng chỉ quốc tế, vẫn không được giải quyết", ông Lập nói.
Đồng tình, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng cho rằng việc giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm chủ yếu mang tính kiểm soát hành chính. Bởi không có căn cứ khoa học nào chứng minh giới hạn này là công bằng cho thí sinh và các trường.
Theo ông, công bằng trong tuyển sinh là làm sao để tất cả thí sinh có cơ hội như nhau khi tiếp cận các kỳ thi, phương thức xét tuyển. Hiểu theo cách này, việc giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm không những không mang lại công bằng, mà còn có thể tạo ra sự bất bình đẳng.
Ông đặt giả thuyết các trường vẫn sử dụng 80% chỉ tiêu ở đợt xét tuyển chung để xét bằng chứng chỉ ngoại ngữ, hay điểm thi đánh giá năng lực thì "giới hạn xét tuyển sớm không thay đổi được điều gì". Thí sinh vùng sâu vùng xa vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận, ôn luyện các kỳ thi này.
"Con số 20% rất phiến diện, chủ quan, ảnh hưởng quyền tự chủ của các trường. Cơ quan quản lý nên đóng vai trò là 'bà đỡ' đưa ra giải pháp, điều chỉnh phù hợp, không nên áp đặt cơ học", ông nói.