Trong đợt mua sắm 6/6, kênh bán hàng qua video phát trực tiếp livestream của Lazada cũng ghi nhận doanh thu tăng mạnh gấp 6,5 lần, số lượt xem và người dùng mua sắm cũng tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Theo phân tích, bán hàng livestream giúp người bán giới thiệu sản phẩm dễ dàng hơn khi có thể cho người tiêu dùng thấy rõ chất liệu, kích cỡ, màu sắc… của sản phẩm. Điều này cũng đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng khi mua hàng trên nền tảng online.
Theo khảo sát của Lazada, 80% người dùng cho biết, dễ mua hàng hơn khi xem livestream so với khi xem 1 bài đăng thông thường. Trong đó, tệp khách hàng chủ yếu của hình thức mua sắm này là thế hệ GenZ.
Về phía nhà bán hàng, hình thức livestream đem đến nhiều thuận lợi như nội dung các video có thể tái sử dụng nhiều lần, vừa tiết kiệm chi phí marketing vừa chủ động nội dung và có thể đánh giá chỉ số người xem dễ dàng thông qua lượt xem, like, share và bình luận… Từ đó, người bán hàng có thể đánh giá hiệu quả của livestream và có những điều chỉnh phù hợp hơn.
Số liệu trong đợt mua sắm trên Shopee 12/12 còn cho thấy, những chương trình khuyến mại đồng loạt từ sàn thương mại điện tử không chỉ giúp gia tăng doanh thu mà còn thu hút lượng người dùng mới rất lớn.
Theo đó, số lượng người dùng mới trên sàn này tăng gấp 3 lần so với ngày thường, trên phạm vi cả nước.
Điều này phù hợp với các nghiên cứu chỉ ra rằng, các chương trình khuyến mại giảm giá vẫn là phương thức chủ lực trong việc hút khách hàng trên thương mại điện tử.
Không chỉ hút người mới tham gia mua sắm trực tuyến, đợt giảm giá đồng loạt ngày 12/12 mới đây cũng giúp người dùng gia tăng sử dụng các dịch vụ đi kèm. Cụ thể, số lượng người dùng mới liên kết thành công ví điện tử ShopeePay tăng gấp đôi so với ngày thường, cho thấy sự phổ biến và tiện lợi của phương thức thanh toán không tiền mặt.
Nhờ các chương trình ưu đãi, giảm giá sản phẩm trên toàn sàn, số lượng sản phẩm của gian hàng chính hãng bán ra tăng gấp 9 lần ngày thường.
Theo đánh giá của Criteo, ngày 12/12 là dịp tăng doanh số bán hàng trực tuyến cao nhất trong các đợt khuyến mại tại Việt Nam, với mức tăng 143% so với ngày thường.
Những con số ấn tượng trong các đợt cao điểm mua sắm cho thấy tiềm năng của thương mại điện tử tại Việt Nam. Báo cáo mới phát hành của Google, Temasek và Bain & Company, khẳng định sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử góp phần giúp nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD.
Sau đại dịch, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới" một cách nhanh chóng. Một số thói quen và xu hướng tiêu dùng được hình thành và thúc đẩy trong đại dịch vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển.
Trong đó, thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).
" alt=""/>Mua hàng qua livestream tăng gấp 18 lần trong ngày siêu giảm giáTrưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải.
"Theo chương trình dự kiến, tại ngày họp đầu tiên của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thực hiện quy trình nhân sự với chức danh Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đã biểu quyết thống nhất giới thiệu nhân sự đủ điều kiện và sẽ trình để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Việc thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước là cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Quốc hội", bà Nguyễn Thanh Hải nói.
Liên quan đếc các nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu nêu rõ, Quốc hội thực hiện theo quy định tại pháp luật.
"Trong chương trình kỳ họp đã bố trí để thực hiện quy trình công tác nhân sự thuộc thẩm quyền", bà Nguyễn Thanh Hải nêu rõ.
Trình bày tóm tắt dự kiến chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 8, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Kỳ họp thứ 8 họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 21/10, dự kiến bế mạc vào sáng ngày 30/11, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kỳ họp thứ 8 diễn ra theo 2 đợt. Đợt 1: từ ngày 21/10 đến hết ngày 13/11; Đợt 2: từ ngày 20/11 đến sáng 30/11, trong đó Quốc hội làm việc 4 ngày thứ Bảy. Dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 29,5 ngày.
Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.
Cụ thể, ông Vũ Minh Tuấn cho hay, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 15 luật, gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập và Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Quốc hội sẽ xem xét thông qua 3 nghị quyết, gồm: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng; Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 13 dự án luật, gồm: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Dữ liệu; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Luật Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023".
Một số nội dung khác được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề cập là xem xét, quyết định thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Chương trình Kỳ họp thứ 8 còn có xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015 của Quốc hội; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; xem xét, quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư vốn nhà nước tại Ngân hàng Vietcombank.
Anh Văn" alt=""/>Ngày mai, Quốc hội thực hiện quy trình nhân sự với chức danh Chủ tịch nước