Nhận định, soi kèo Sociedad vs Valladolid, 20h00 ngày 29/3: Chưa thể khá hơn


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’ -
Bi kịch thần đồng vào đại học từ năm 13 tuổi: Bị mẹ ruồng bỏ, trường đuổi họcNgụy Vĩnh Khang được nhìn nhận là một trong những thần đồng Trung Quốc nổi tiếng nhất trong nhiều thập kỷ, theo hãng tin QQ News.
Vĩnh Khang sinh năm 1983 tại quận Hoa Dung, TP Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam. Được mẹ dạy dỗ từ nhỏ, cậu nhanh chóng trở thành thần đồng với loạt thành tích đáng nể.
Ngụy Vĩnh Khang cùng cha mẹ. Năm 2 tuổi, cậu đã thành thạo 1.000 ký tự tiếng Trung, học xong cấp hai khi mới lên 4. Năm 8 tuổi, cậu đỗ vào trường cấp ba trọng điểm của tỉnh.
Năm 13 tuổi, Vĩnh Khang tham gia kỳ thi tuyển sinh Cao Khảo gắt gao và trở thành sinh viên khoa Vật lý của Đại học Tương Đàm với điểm số rất cao. Năm 17 tuổi, cậu được Trung tâm Vật lý năng lượng cao thuộc Viện Khoa học quốc gia đặc cách nhận vào học khóa thạc sĩ liên thông tiến sĩ. Truyền thông Trung Quốc đặt cho Vĩnh Khang biệt danh “thần đồng Phương Đông” 10 năm hiếm gặp.
Tại nhà Ngụy Vĩnh Khang, trên các bức tường đều chi chít những công thức toán học, từ vựng tiếng Anh... nhằm giúp cậu dễ dàng ghi nhớ và học hỏi mọi lúc. Nhờ vào phương pháp giáo dục đặc biệt này, cậu liên tiếp giành được những giải thưởng lớn, trở thành tấm gương "con người ta" hàng triệu phụ huynh Trung Quốc mơ ước.
Vĩnh Khang được truyền thông trong nước gọi là "thần đồng phương Đông". Tuy nhiên, giống như nhiều "thần đồng nhí" khác, cuộc đời Ngụy Vĩnh Khang không tránh khỏi nốt trầm buồn trước ngưỡng cửa tuổi trưởng thành. Cậu không những không lấy được bằng thạc sĩ, còn bị nhà trường đuổi học. Cú ngã của thần đồng làm nổ ra cuộc tranh luận lớn về nguyên nhân phía sau.
Năm 2013, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin thần đồng Ngụy Vĩnh Khang bị đuổi học. Tuy nhiên, lý do không phải do khả năng học tập kém mà do chàng trai không có khả năng sắp xếp việc học và quản lý cuộc sống.
Nam sinh không thể tự sinh hoạt như người bình thường dẫn đến hoảng loạn tâm lý, không bắt kịp việc học. Dư luận đất nước tỷ dân bắt đầu đặt dấu hỏi, câu chuyện phía sau dần được hé lộ.
Cuộc sống bị sắp đặt sẵn
Vĩnh Khang là niềm hy vọng lớn nhất của mẹ cậu, bà Tằng Học Mai, với ước nguyện cả đời của bà là con trở thành thiên tài. Bà Tằng không thực hiện được giấc mơ đại học do thời cuộc, vì vậy bà dành hết tâm trí cho con cái và giáo dục con bằng phương pháp của riêng mình. Cuộc sống của Vĩnh Khang, bởi đó, đã được sắp đặt sẵn.
Theo truyền thông Trung Quốc, ngoài việc học, bà Tằng không để Vĩnh Khang can thiệp vào bất cứ việc gì ở nhà, thậm chí còn đánh răng cho con mỗi sáng. Để con trai không bỏ lỡ việc đọc sách khi ăn, bà cũng đút cho con ăn đến năm cấp ba.
Cửa và tường phòng ngủ của Vĩnh Khang dán đầy các công thức và từ mới khác nhau, ngay cả khi đi vệ sinh, cậu cũng không thoát khỏi việc học.
Mẹ bao bọc quá mức khiến Ngụy Vĩnh Khang không thể thực hiện nổi sinh hoạt cá nhân đơn giản. Bản thân Ngụy Vĩnh Khang từng kể rằng khi còn nhỏ, mẹ luôn bắt cậu ở nhà đọc sách và không bao giờ cho cậu ra ngoài chơi. Chỉ cần có bạn nữ gọi điện cho anh, bà Tằng sẽ nói anh không có ở nhà bởi lo lắng làm con mất tập trung.
Quá phụ thuộc nên khi rời khỏi vòng tay của mẹ, Ngụy Vĩnh Khang không thể tự mình giải quyết những việc sinh hoạt cá nhân đơn giản nhất. Theo lời các bạn cùng trường, cậu thường mặc một bộ quần áo liên tục không thay, mùa đông thời tiết lạnh 0 độ nhưng vẫn thấy cậu ăn vận một bộ quần áo mỏng manh ra ngoài.
Không chỉ gặp khó khăn trong cuộc sống cá nhân, Ngụy Vĩnh Khang cũng đối mặt với vấn đề về quản lý thời gian và giao tiếp do không có bạn bè. Do đó, sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, cậu gặp khó khăn trong việc hòa nhập với các bạn nghiên cứu sinh khác và không biết cách nói chuyện với thầy hướng dẫn.
Điều đáng chú ý là trong buổi lễ tốt nghiệp, Vĩnh Khang đã quên giờ và bỏ lỡ cơ hội tiếp tục học lên tiến sĩ. Kết quả, cậu bị buộc phải rời trường vì không thích nghi được với môi trường nghiên cứu.
Chuyến bỏ nhà kéo dài 39 ngày
Nhận được tin từ nhà trường, bà Tăng lập tức đến tìm và trách móc Vĩnh Khang. Sau đó, bà bỏ về quê Hồ Nam, không liên lạc với con trai trong khi Vĩnh Khang không dám về nhà mà đi lang thang khắp 16 tỉnh, thành Trung Quốc.
Đến khi trong túi không còn một đồng, cậu mới nhờ cảnh sát để được về nhà. "Chuyên đi của tôi kéo dài 39 ngày. Thời gian này tôi đã phải tự lo cho mình, đó là kinh nghiệm tốt", Vĩnh Khang nói, theo Sohu.
Sau cú sốc, Nguỵ Vĩnh Khang trở về nhà. Bà Tằng dần nhận ra mình đã sai lầm trong cách giáo dục con và bắt đầu dạy anh làm việc nhà, tự chăm lo cho bản thân. Anh cũng lui về ở ẩn, bắt đầu sống như người bình thường, tìm công việc với mức lương ổn định và kết hôn sinh con năm 2010.
Bức tường kiến thức "huyền thoại" tại nhà Vĩnh Khang, nơi mẹ bắt cậu học mọi lúc mọi nơi. Trong mắt vợ, Ngụy Vĩnh Khang "từ một đứa trẻ thần đồng đã thay đổi thành một người chồng hiểu đời". Có người xót xa cho rằng đây là sự sa ngã của thần đồng, nhưng nhìn từ góc độ cuộc đời của Ngụy Vĩnh Khang, đó có thể là con đường bình thường và hạnh phúc hơn.
Năm 2021, vợ Ngụy Vĩnh Khang bất ngờ đăng tải cáo phó trên Weibo, thông báo chồng đã qua đời ở tuổi 38 do bạo bệnh, kết thúc chặng đường vinh hiển nhưng cũng muôn phần tủi nhục của "thần đồng phương Đông".
Ngụy Vĩnh Khang không phải là trường hợp cá biệt, trên thực tế có rất nhiều tấm gương “thần đồng sa ngã”. Trong nhiều trường hợp, cái gọi là “thần đồng” chỉ là sự phát triển trí tuệ tương đối sớm hơn, không nhất thiết có nghĩa là ưu thế tuyệt đối về chỉ số IQ.
Đồng thời, một số phụ huynh của “thần đồng” không có đủ kiến thức cũng như trình độ nhận thức, chưa hiểu khoa học giáo dục, chạy theo “sự đốt cháy” một cách mù quáng có thể dẫn đến làm hỏng cả một cuộc đời.
Vì vậy, bên cạnh kiến thức sách vở, phụ huynh nên dành nhiều thời gian bồi dưỡng cho những con kỹ năng sống để con có thể học hỏi và phát triển một cách toàn diện. Có như vậy, các con mới có thể tồn tại, không bị đẩy lại phía sau khi bước vào xã hội đầy khắc nghiệt.
Tử Huy
Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần
Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ."> -
Thu Đông năm 1943, Liên Xô tiến hành một chuỗi các chiến dịch tấn công chiến lược nhằm thu hồi vùng Donbas và toàn bộ tả ngạn Ukraina - một trong những nguồn cung cấp quặng sắt, than đá cho nền kinh tế và các nhà máy quốc phòng. Trận đánh vượt sông Dnepr lớn nhất Thế chiến IIĐó chính là trận sông Dnepr, một trong những trận đánh lớn nhất của Thế chiến thứ II, diễn ra trên phần phía nam của khu vực trung tâm và suốt chiều dài cánh nam mặt trận Xô-Đức, với tổng độ dài mặt trận lên đến hơn 1.600 km trên toàn bộ phần tả ngạn sông Dnepr và vùng Donbass, thu hút khoảng 3.900.000 sĩ quan và binh sĩ của cả hai bên.
Hồng quân Liên Xô xây dựng cầu phao vượt qua sông Dnepr để tiến về phía đông bắc Kiev vào cuối 1943. Ảnh: Arkady Shaikhet/TASS Tham gia trận đánh, phía Hồng quân Liên Xô có: Phương diện quân (PDQ) Trung Tâm (từ ngày 20/10/1943 đổi tên thành PDQ Belorussia) do Đại tướng Rokossovsky làm Tư lệnh; PDQ Voronezh (từ ngày 20/10 là PDQ Ukraina 1) do Đại tướng Vatutin làm Tư lệnh; PDQ Thảo Nguyên (từ ngày 20/10 là PDQ Ukraina 2) do Thượng tướng Konev làm Tư lệnh; PDQ Tây Nam (từ ngày 20/10 đổi thành PDQ Ukraina 3) do Đại tướng Manilovsky làm Tư lệnh; PDQ Nam (từ ngày 20/10 đổi thành PDQ Ukraina 4) do Thượng tướng Tolbukhin làm Tư lệnh.
Nguyên soái Zhukov được cử làm Đại diện Đại bản doanh, chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các PDQ Trung Tâm, Voronezh và Thảo Nguyên; Nguyên soái Vasilevsky làm Đại diện Đại bản doanh, chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các PDQ Tây Nam và Nam. Các Đại diện Đại bản doanh có quyền thay mặt Tổng tư lệnh Tối cao quyết định các vấn đề chiến lược của các phương diện quân được giao phụ trách, ngay tại mặt trận.
Lính Đức lập tuyến phòng thủ bên bờ sông Dnepr. Ảnh tư liệu Về phía quân Đức, vào thời điểm 4 tháng cuối năm 1943, quân đội Đức quốc xã tại cánh nam mặt trận Xô-Đức có Cụm tập đoàn quân (TĐQ) Nam do thống chế Erich von Manstein làm tư lệnh, gồm 3 TĐQ bộ binh, 2 TĐQ xe tăng, 1 TĐQ không quân, tổng cộng có 70 sư đoàn. Đây là Cụm TĐQ mạnh nhất của quân đội Đức trên mặt trận phía Đông nhưng lại phải phụ trách tuyến mặt trận dài, chiếm khoảng gần 50% tổng chiều dài mặt trận Xô-Đức. Tham gia phòng ngự còn có TĐQ 2 ở cánh trái của Cụm TĐQ Trung Tâm do các thống chế Gunther von Kluge và Ernst Busch (từ tháng 10/1943) làm tư lệnh.
Giai đoạn đầu (26/8 đến 30/9/1943) của trận đánh, mặc dù chiếm ưu thế về quân số và phương tiện nhưng cuộc tấn công của Hồng quân trên 1.400 km tổng độ dài mặt trận từ Nam Smolensk đến Taganrog lại khởi đầu chậm chạp và khó khăn, quân Đức đã biến các thành phố, thị xã, thị trấn và làng mạc ở Đông Ukraina thành các cụm cứ điểm phòng ngự mạnh.
Tuy nhiên, chỉ sau ba tuần đầu tiên, trên không gian tương đối bằng phẳng của vùng tả ngạn sông Dnepr, các binh đoàn xung kích của Hồng quân đã tiến về phía tây từ 100 đến hơn 200 cây số. Trên hai hướng Kiev và hạ lưu sông Dnepr, các cuộc tấn công của các PDQ Belorussia, Ukraina 3 và 4 đã đạt đến chiều sâu chiến thuật trên 300 km; tốc độ tấn công đạt 10 đến 15 km/ngày đối với xe tăng-cơ giới và từ 7 đến 8 km/ngày đối với bộ binh; thu hồi 41 thành phố, thị xã, thị trấn.
Hồng quân Liên Xô sử dụng súng máy hạng nặng DShK để phòng thủ bên bờ sông Dnepr năm 1943. Ảnh tư liệu Giai đoạn sau bắt đầu ở hạ lưu sông Dnepr ngày 26/9/1943 và kết thúc đúng một tuần trước khi bước sang năm mới 1944. Kết quả, Hồng quân Liên Xô thu hồi toàn bộ phần đông lãnh thổ Ukraina và một phần lãnh thổ Nga, tiến về phía tây từ 300 đến 450 km, giải phóng toàn bộ bờ tả ngạn sông Dnepr và thành phố Kiev. Ngoài ra, Hồng quân còn chiếm được nhiều căn cứ đầu cầu quan trọng làm bàn đạp cho chiến dịch tấn công hữu ngạn Dnepr kế tiếp ngay sau đó, thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ Ukraina và tiến ra tuyến biên giới quốc gia của Liên Xô.
Ngoài ra, do toàn bộ TĐQ 17 Đức phải rút về Crưm và bị cô lập với chủ lực quân đội Đức tại mặt trận phía đông, đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số đơn vị của TĐQ ven biển Hồng quân (nguyên là PDQ Bắc Kavkaz) đổ bộ thành công lên bán đảo Kerch làm căn cứ đầu cầu để tấn công Crưm từ phía đông, phối hợp với PDQ Nam tấn công từ phía bắc qua eo đất Perekop, thu hồi toàn bộ bán đảo Crưm vào mùa xuân năm 1944.
Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng Ukraina năm 1944. Ảnh tư liệu Trận sông Dnepr trở thành một trong những trận đánh có tổng số thương vong cao nhất trong Thế chiến thứ hai. Trong đó, quân đội Liên Xô thiệt hại nặng nề nhất trong các cuộc vượt sông sang Kiev và các trận đánh trước cửa ngõ phía bắc Krivoy Rog; còn quân đội Đức thiệt hại nặng nhất trong cuộc phòng thủ Poltava và các cuộc phản kích không thành vào Kiev ở giai đoạn cuối chiến dịch.
Tổng tổn thất về quân số của lục quân Đức quốc xã là 749.458 người (chưa tính số thiệt hại của các đơn vị SS, không quân và các đơn vị Romania tham gia tại cánh cực nam của Cụm TĐQ Trung Tâm), chiếm 59,96% tổng quân số tham gia chiến dịch. Còn tổn thất quân sự - kinh tế nghiêm trọng nhất của quân Đức là đã để mất toàn bộ vùng công - nông nghiệp Donbas trù phú.
Trong suốt hơn 2 năm bị chiếm đóng, đây là nơi cung cấp cho nước Đức than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu, nhiều nguyên liệu quan trọng và một khối lượng lớn lượng thực, thực phẩm. Việc Quân đội Liên Xô chiếm lại toàn bộ Donbas đồng nghĩa với sự phá sản của chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của quân đội Đức tại mặt trận phía đông.
2.500 cán bộ, chiến sĩ Hồng quân đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong trận sông Dnepr.
>>> Đọc tin quân sự thế giới trên VietNamNet
Nguyên Phong
Chuyện kể về một đoàn quân oai hùng của Hồng quân Liên Xô
Lịch sử dường như đã sắp xếp để 2 trong số 4 tập đoàn quân (TĐQ) nổi tiếng nhất Thế chiến thứ hai đối đầu nhau tại chiến trường ác liệt nhất-Stalingrad.
"> -
Ở mùa giải trước, được tổ chức năm 2016, chỉ có một nhà tài trợ Trung Quốc - nhà sản xuất tivi HiSense. Lần này, HiSense không một mình, mà còn có TikTok, Vivo và Alipay cùng tham gia. Vì sao các thương hiệu công nghệ Trung Quốc đổ xô vào Euro 2020?Ảnh: BBC Không có dấu hiệu nào cho thấy có bất kỳ sản phẩm tương đương nào của Mỹ - chẳng hạn như Facebook, Google, Amazon hay Apple – xuất hiện trong danh sách "đối tác" chính thức.
Trao đổi với BBC, nhà tổ chức UEFA khẳng định họ "không có chiến lược cụ thể" nào liên quan đến sự hợp tác của Trung Quốc. "Tuy nhiên, chúng tôi muốn thu hút khán giả toàn cầu, cũng như các thương hiệu tham gia chương trình thương mại của chúng tôi", UEFA cho biết.
TikTok – hãng tuyên bố nền tảng toàn cầu của mình tách biệt với hoạt động ở Trung Quốc – chỉ hợp tác với UEFA cho giải đấu này và tập trung cao độ cho quảng cáo, bao gồm các hiệu ứng thực tế ảo tăng cường.
UEFA thậm chí mở cả tài khoản giải đấu chính thức của riêng mình trong dịp này, với 4,2 triệu người theo dõi.
Alipay, một nền tảng thanh toán của Trung Quốc, còn mang theo Antchain - một công ty blockchain. Cả hai đều là thành viên của tập đoàn công nghệ Ant Group.
Bình thường, một người không thể sử dụng Alipay mà không có ID Trung Quốc ở tất cả các nước. Nhưng vào tháng trước, Ainchain đã công bố hợp đồng tài trợ 5 năm với UEFA, và Alipay cũng đã có thỏa thuận 8 năm độc lập của riêng mình.
Hiện Alipay đang cung cấp cúp cho cầu thủ ghi bàn hàng đầu của các trận đấu, với tất cả điểm số đều được ghi trên Antchain. Theo thông báo chính thức từ UEFA, biểu tượng hashtag trên đế của chiếc cúp "nhấn mạnh cam kết của AntChain trong việc đảm bảo kỷ lục thành tích vĩnh viễn và không thể xóa bỏ của Vua phá lưới bằng công nghệ blockchain".
ShuShu Chen, giảng viên về chính sách và quản lý thể thao tại Đại học Birmingham, chỉ ra rằng HiSense đã báo cáo doanh số bán hàng tăng lên sau khi tài trợ cho giải đấu năm 2016. Còn theo chuyên gia cấp cao về phân tích quảng cáo Matt Bailey thuộc hãng Omdia, châu Âu "đang ngày càng trở thành một thị trường quan trọng đối với các hãng của Trung Quốc".
Trong khi đó, bóng đá phương Tây cũng thu hút đông đảo người hâm mộ Trung Quốc. Được biết, Arsenal FC của Anh có tới 200 triệu người ủng hộ ở quốc gia tỷ dân – gấp khoảng 5 lần dân số Anh. Họ cũng đang xem những trận bóng này.
Nhà phân tích truyền thông Kerry Allen của BBC cho biết, có hơn 5 triệu lượt đăng trên trang Weibo của Trung Quốc có gắn hashtag Euro.
Và mặc dù tình yêu dành cho bóng đá ở Trung Quốc rất lớn, đội tuyển quốc gia nước này chỉ đứng thứ 75 trong bảng xếp hạng thế giới, và lần cuối họ đấu trong giải FIFA World Cup là cách đây gần 20 năm, năm 2002.
Nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo có thể góp phần làm cho người Trung Quốc cảm thấy họ tiến gần hơn tới niềm vinh quang chiến thắng trong bóng đá nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất.
"Tất cả là về nhận thức thương hiệu", chuyên gia Joe de Kwant Stoner thuộc hãng tiếp thị Big Orange Media ở Tunbridge Wells, Anh, bình luận với BBC. "Không có quảng cáo nào thực sự giải thích về sản phẩm hoặc dịch vụ, mà chỉ đơn thuần là lặp đi lặp lại thương hiệu. Ngay cả đứa con 8 tuổi của tôi giờ đây cũng luôn miệng nhắc những thương hiệu đó vì nó nghe thấy ở tất cả các đoạn giới thiệu", ông phản ánh và mô tả đó chính là minh chứng cho sức mạnh quảng cáo liên tục trên truyền hình.
"Quảng cáo trực tuyến và thời gian dành cho trực tuyến đã tăng lên rất nhiều - không gian quảng cáo trên các phương tiện truyền thông bên ngoài nhà ở đã bị thu hẹp nhiều trong 15 tháng qua", vị chuyên gia phân tích thêm. "Giải Euro mang đến cơ hội thực sự về tiếp cận khán giả thị trường đại chúng. Mọi người đã không theo dõi những thứ như vậy trong một thời gian dài".
Thanh Hảo
Diễn biến dịch Covid-19 sau các khán đài đông nghẹt Euro 2020
Sau hơn một năm trì hoãn, giải Vô địch bóng đá châu Âu Euro 2020 cuối cùng đã diễn ra, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở một số nước.
">