当前位置:首页 > Thể thao > Kèo vàng bóng đá Man City vs Aston Villa, 02h00 ngày 23/4: Đối thủ yêu thích 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Baniyas Club vs Al Ain, 23h45 ngày 22/4: Khó cho khách
Sự đổi mới về gameplay
Trong những năm gần đây, dòng game FIFA không có nhiều cải tiến đột phá. Đánh giá dưới góc độ một game độc lập, thay vì là bản nâng cấp từ FIFA 15 , có thể thấy FIFA 16 là game không có gì nổi bật, thậm chí là khá cổ lỗ. Được xây dựng trên nền tảng engine đã già cỗi, gameplay của FIFA 16 bị ảnh hưởng rất nhiều, từ chuyển động của cầu thủ, cho tới nền tảng vật lý và tương tác với trái bóng. EA đã cố gắng áp dụng nhiều thay đổi, nhưng không có một sự đột phá đáng kể nào trong phiên bản này. Những gì nhà sản xuất làm được chỉ giới hạn ở phần da thịt, trong khi phần linh hồn của game vẫn không có gì khác biệt. Trải nghiệm trong game vẫn giữ nguyên, ngoại trừ phần Ultimate Team. Điều mà dòng game FIFA đang cần là một sự đổi mới và lột xác hoàn toàn.
Ngược lại, PES lại tập trung vào yếu tố quan trọng nhất trong game bóng đá, đó là những gì diễn ra trên sân cỏ. Konami đã mạnh dạn chuyển sang Fox Engine để có nhiều khoảng trống phát triển hơn.PES 2016 có thể coi là game next-gen hoàn thiện. Cảm giác chuyền bóng trong game rất gọn gàng, các pha sút bóng đều có sự chính xác, trong khi phòng thủ cũng được cải tiến nhiều. Người chơiPES 2016 có thể cảm nhận rõ yếu tố thực tế trên sân cỏ, điều mà FIFA 16 không làm được.
" alt="PES 16 vượt xa FIFA 16 về gameplay"/>![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đối thoại với Hội Doanh nghiệp trẻ VN sáng 27/5. |
Những chia sẻ đầy tâm huyết của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn hay đại diện các doanh nghiệp như FPT trong cuộc đối thoại giữa Bộ TT&TT với Hội Doanh nghiệp trẻ VN sáng 27/5 đã thể hiện rõ điều này.
"Hầu hết doanh nghiệp tư nhân của chúng ta là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nói hình tượng thì giống như những con thuyền thúng. Vậy thì ta bơi ra biển cả như thế nào? Đánh bắt xa bờ bằng cách nào?", Bộ trưởng nêu câu hỏi.
Không giấu việc mình luôn ấp ủ về một chiến lược bứt phá của ngành TT&TT Việt Nam để tiến ra tầm khu vực, ông nói: "Việt Nam có thể trở thành trung tâm CNTT của khu vực không? Nhiều người sẽ trả lời là "Có thể", nhưng bằng cách nào? Hiện hạ tầng viễn thông của chúng ta đã đầu tư mạnh trong nước, nếu tận dụng để khai thác cho cả khu vực Đông Dương, Đông Nam Á thì sẽ tối ưu hóa được hiệu quả đầu tư. Chúng ta phải hướng tới thị trường Đông Dương, Đông Nam Á, thậm chí xa hơn. Các doanh nghiệp giờ nếu chỉ chăm chú phát triển thị trường trong nước là không đủ, phải coi dịch vụ CNTT - VT là sản phẩm xuất khẩu, tăng GDP quốc gia".
Khẳng định Đảng và Nhà nước đã xác định doanh nghiệp tư nhân là đầu tàu, là động lực của nền kinh tế, "Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo không có nghĩa doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo", Bộ trưởng đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp về vai trò của hành động: "Nhiệm kỳ 5 năm có thể trôi qua rất nhanh, do đó, chúng ta cố gắng bắt tay ngay vào hành động để đưa lĩnh vực TT&TT phát triển, giúp VN trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực".
Việt Nam đang có 500.000 lao động. Nếu chúng ta phấn đấu có một triệu lao động thì mới có thể mong đưa VN trở thành nước mạnh về CNTT, đồng thời phải xuất khẩu được sản phẩm, dịch vụ CNTT ra nước ngoài. Các doanh nghiệp quốc tế như Samsung, Telstra đều sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và chúng ta có đủ điều kiện để đạt được mục tiêu đó. Vậy thì Việt Nam cần gì? - đó là vấn đề được người đứng đầu ngành TT&TT nêu ra với đại diện các doanh nghiệp có mặt sáng nay.
Chưa có nền kinh tế số rõ nét?
Được mở lời, ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn FPT đã có những chia sẻ rất thẳng thắn tới Bộ trưởng. "Ở Việt Nam chưa hình thành rõ lắm nền kinh tế số nhưng chúng ta có những lợi thế như nền kinh tế không đòi hỏi vốn quá nhiều (trong lúc chúng ta đang thiếu vốn), nguồn nhân lực trẻ, các xu hướng CNTT mới như IoT, SMAC...".
"Chúng ta đã để lỡ nhiều cơ hội vì không thể theo kịp. Chẳng hạn như cơn sốt dotcom của thế giới, Việt Nam không đón bắt được. Giờ đây với nền kinh tế số, liệu chúng ta có bắt kịp được hay không? Không chỉ có cơ quan quản lý mà Doanh nghiệp trong nghề chúng tôi cũng rất trăn trở. Ít ai biết là ngay từ những năm 80, chúng ta đã xây dựng được chiếc máy tính đầu tiên, trước cả Đài Loan, Hàn Quốc, nhưng rất tiếc là ta đã tuột mất cái đà đó, còn Hàn Quốc, Đài Loan giờ đã vượt ta rất xa".
"Thời cơ có, vận hội có, nhưng có nắm bắt được không là câu hỏi rất lớn đặt ra cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp. Quan điểm của FPT là Nhà nước cần có chính sách đặc biệt cho vấn đề này, DN và người dân cũng phải hưởng ứng những chính sách đó. Nói cách khác, đó phải là quan hệ hai chiều", ông Ngọc đề xuất.
Cụ thể hơn, Nhà nước phải tạo được hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư vào nền kinh tế số, vào những yếu tố cấu thành nên nền kinh tế số như hạn chế giao dịch tiền mặt (chỉ có như vậy mới thúc đẩy được thẻ phát triển), hoặc xây dựng Chính phủ điện tử, pháp lý hóa chứng từ điện tử (hóa đơn điện tử, tờ khai điện tử); ERP hóa các doanh nghiệp... Theo ông Ngọc, chỉ khi nào đẩy mạnh được những yếu tố cấu thành đó thì nền kinh tế số mới có cơ hội phát triển tại VN.
"Chúng ta không thể dừng lại ở khẩu hiệu, chủ trương lớn mà phải đi vào từng chi tiết nhỏ, như thuế thu nhập cá nhân ưu đãi cho người làm CNTT, nếu không thì nhân lực chất lượng cao sẽ đầu quân cho nước ngoài hết. Nền kinh tế số của chúng ta sẽ bị suy giảm chất lượng nhân lực". Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần cải tiến thủ tục hành chính, môi trường pháp lý để tạo điều kiện cho nền kinh tế số vận hành trơn tru..., vị Phó Chủ tịch FPT phân tích.
Trong khi đó, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Cty CP Quốc tế Sơn Hà khẳng định, kinh tế số là một trong số rất hiếm hoi các cơ hội để Việt Nam có thể bứt phá trong tương lai gần, để lật ngược thế cờ và vượt lên các nước khác. Với đa số các ngành kinh tế khác, chúng ta cần phải chấp nhận thực tế rằng đã tụt lại khá xa so với nhiều quốc gia. "Nền kinh tế số không đòi hỏi vốn lớn mà cần trí tuệ - vốn là thế mạnh của Việt Nam".
Tích cực "mở đường" cho DN tư nhân
Trước những kiến nghị xác đáng từ doanh nghiệp, Bộ trưởng khẳng định, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường CNTT. Đặc biệt là những chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các chương trình ứng dụng CNTT của nhà nước. Bộ cũng sẽ có những ưu đãi phù hợp nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực CNTT - VT...
Tuy vậy, về phần mình, ngoài việc tham vấn cho Bộ TT&TT và các Bộ, ngành liên quan để có các chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển phù hợp, ông cho rằng các doanh nghiệp cũng cần ý thức được trách nhiệm của mình, tham gia một cách chủ động, tích cực vào nền kinh tế số để nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh bị đào thải.
Các DN tư nhân cũng cần nhìn thẳng vào thực tế rằng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu. An toàn thông tin cũng là yếu tố tiên quyết phải đảm bảo trong việc hướng tới nền kinh tế số, bên cạnh nguồn nhân lực. Đây sẽ là những khía cạnh mà DN cần đặc biệt lưu ý nếu thực sự muốn bắt kịp xu hướng thế giới.
Với tư cách cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp trong lĩnh vực CNTT, Bộ trưởng tái khẳng định lập trường "quản lý nhưng phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, không gò bó sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp cũng phải hướng tới mục tiêu vì người dân".
Bộ sẵn sàng đối thoại, trao đổi, đồng hành và phối hợp cùng các hiệp hội, doanh nghiệp trong hành trình này, ông khẳng định, đồng thời ủng hộ đề nghị của Hội Doanh nghiệp trẻ VN về cơ chế tham vấn định kỳ để kịp thời nắm bắt các đề xuất, ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, từ đó có phương án xử lý, hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc kịp thời.
"Hôm nay, chúng ta gặp mặt để hiểu nhau hơn chứ không phải kiểu "mở ra một chương mới trong sự hợp tác đôi bên", Bộ trưởng nói vui. Mục đích cuộc gặp, theo ông để nhằm tạo sự cởi mở, thông thoáng trong đối thoại giữa doanh nghiệp và Nhà nước, mà mục tiêu cuối cùng, cao nhất, chính là để phục vụ người dân, xã hội tốt nhất. Bộ TT&TT luôn mong sẽ có những trao đổi thẳng thắn với doanh nghiệp để cùng nhau đồng hành đưa ngành TT&TT VN phát triển bền vững.
T.C
" alt="Việt Nam không thể lỡ hẹn với 'kinh tế số'"/>Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu. Một chỉ thị do 28 nước thành viên EU thông qua sẽ buộc Google phải trả thuế tại những nước mà họ đã thu được lợi nhuận.
Bài báo tựa đề “Quyền lực thật sự của Google tại Pháp” đăng trên tuần báo Pháp L’Obs mới đây cho thấy các cách thức mà một tập đoàn công nghệ Mỹ sử dụng để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tại châu lục già.
Google hầu như chiếm lĩnh trên mọi lĩnh vực. Ngoài chức năng công cụ dò tìm, Google còn ngự trị trong lĩnh vực viễn thông hay như đầu tư trong mọi ngành công nghệ tương lai...
Một số người cho rằng Google muốn điều tốt cho chúng ta, để cho “thế giới này được tốt đẹp hơn” khi tập đoàn này tiến hành các hoạt động công tác xã hội, giúp các tổ chức thiện nguyện mở các trang mạng xã hội riêng để giúp đỡ người khốn khó, hay như hào phóng hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ, và kể cả giúp đỡ giới truyền thông.
Thế nhưng, theo tuần báo Pháp L’Obs, đó chỉ là những cách để tự nâng mình và đánh bóng hình ảnh trước các đòn tấn công của các nhà điều tra EU và các chính phủ thành viên.
Tờ báo trên cũng cho biết gọng kìm pháp lý đang siết chặt đối với Google. Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin thông báo tiến hành các biện pháp có thể để truy thu khoản tiền thuế trị giá 1,6 tỷ euro từ Google, đã ra lệnh khám xét trụ sở của Google tại Paris ngày 24/4 vừa qua.
Theo Vietnam+
XEM THÊM: Facebook phải nộp thêm hàng triệu Bảng tiền thuế ở Anh |
Honda Civic 2016 mang dáng vẻ đậm chất của một chiếc coupe 4 cửa với đường dốc mái được kéo dài về phía sau, phần đuôi dốc hơn và được thay đổi khá nhiều đi kèm cụm đèn hậu LED hình vuốt nhọn sắc sảo. Honda trang bị cho Civic 2016 bộ mâm 5 chấu kiểu mới lạ mắt. Ngoài ra, Civic thế hệ mới có trục cơ sở dài hơn 30 (mm),rộng hơn 50 (mm) và thấp hơn 25 (mm) so với phiên bản hiện tại. Nhờ việc tăng kích thước này giúp cho không gian bên trong Honda Civic 2016 rộng rãi và thoải mái hơn.
Thay đổi về thiết kế ngoại thất, Civic 2016 cũng trang bị hàng loạt tiện nghi về nội thất bên trong. Civic 2016 hiện đại hơn với đồng hồ tốc độ kỹ thuật số, màn hình TFT hiển thị đa màu sắc, hệ thống thông tin giải trí với màn hình cảm ứng 7 inch tích hợp Apple CarPlay và Android Auto, hệ thống kiểm soát khí hậu tự động.
Honda mang đến cho Civic 2016 2 tùy chọn về động cơ: Động cơ 1.5 Lít với chế độ phun xăng trực tiếp kết hợp hộp số tự động biến thiên liên tục CVT, sản sinh công suất tối đa lên tới 173 mã lực trên các phiên bản EX-T, EX-L và Touring. Phiên bản tiếp theo động cơ 2.0 Lít VTEC, 4 xi-lanh trên bản tiêu chuẩn LX cho công suất 158 mã lực đi kèm hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số CVT.
Một số hình ảnh về Honda Civic 2016:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Apple vừa được cấp bằng sáng chế cho một phát minh đăng ký năm 2013 liên quan đến một loại màn hình cong. Điều thú vị là bằng sáng chế này của Apple không chỉ liên quan đến kiểu màn hình cong được dùng trên Samsung Galaxy S6 Edge mà còn đề cập đến khả năng “cong linh hoạt”. Với loại màn hình này, những sản phẩm của Apple có thể thể hiện nhiều nội dung hơn so với màn hình của các đối thủ khác mà không cần phải tăng kích thước chữ. Ví dụ như, màn hình của Apple có thể gấp lại nhưng các video và hình ảnh vẫn hiện lên như thể chúng xuất hiện từ một vòng lặp liên tiếp.
Với bằng sáng chế này, táo khuyết có thể sản xuất những chiếc iPhone hình ống, hình cầu hoặc bất cứ hình dáng nào mà các nhà thiết kế của hãng nghĩ ra được. Về mặt lý thuyết, Apple có thể phát triển những chiếc iPhone hoàn toàn từ kính và thay thế các nút vật lý bằng công nghệ 3D Touch. Ngoài ra, khi sản xuất các loại màn hình uốn cong này, hãng có thể chế tạo một màn hình thứ 2 đằng sau màn hình thứ nhất để tạo nên hiệu ứng 3D. Chúng ta đã nhìn nghe nói đến những smartphone có khả năng dựng hình 3D như chiếc HTC EVO 3D và LG Thrill 4G, nhưng những chiếc điện thoại này sử dụng một kỹ thuật lập thể khác.
" alt="iPhone 7 có thể sở hữu màn hinh cong như Galaxy S6 Edge"/>Ngày 31/5/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã tiếp xã giao Cố vấn Đối ngoại của Thủ tướng Slovakia - ông Lê Hồng Quang. Ông Lê Hồng Quang cũng là Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Slovakia.
Phát biểu tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, hiện Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh phát triển lĩnh vực CNTT – viễn thông và có tới 500.000 lao động trong lĩnh vực này. Mục tiêu của Việt Nam sẽ trở thành quốc gia mạnh về CNTT.
Tại buổi làm việc, ông Lê Hồng Quang cho biết: “Tôi là một người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nên hiểu các điều kiện của Việt Nam. Tôi cũng đã có 30 năm sống và làm việc tại Slovakia. Vì vậy, tôi sẽ thúc đẩy sự hợp tác của hai nước. Tôi cũng là người đầu tiên gây dựng Đại sứ quán Slovakia tại Việt Nam năm 2008. Tại thời điểm tháng 10/2008, khi khai trương Đại sứ quán Slovakia ở Việt Nam, kim ngạch thương mại của hai nước chỉ đạt 70 triệu USD, nhưng đến năm 2015 đã đạt 1,8 tỷ USD”.
Ông Lê Hồng Quang cho biết, theo kế hoạch, tháng 7 tới, Thủ tướng Slovakia sẽ có chuyến thăm và làm việc với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sau khi Slovakia chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch Châu Âu (từ 1/7). Từ 19 – 22/6, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn sẽ tới thăm và làm việc tại Slovakia. Đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Bộ TT&TT của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. Cũng trong thời điểm này sẽ diễn ra diễn đàn CNTT – truyền thông giữa Việt Nam và Slovakia. Bốn doanh nghiệp CNTT-TT lớn như Viettel, VNPT, FPT, MobiFone sẽ tham dự diễn đàn này.
" alt="Cố vấn người Việt của Thủ tướng Slovakia mời Viettel, MobiFone, VNPT sang đầu tư"/>Cố vấn người Việt của Thủ tướng Slovakia mời Viettel, MobiFone, VNPT sang đầu tư