
Đây là hoạt động du lịch thú vị mới được đề xuất bởi Untourist Guide to Amsterdam (một website du lịch ở Hà Lan). Ý tưởng có tên "kết hôn với một người dân Amsterdam trong một ngày" được đông đảo du khách ủng hộ.
 |
Nữ du khách được trải nghiệm đám cưới một ngày với một "chú rể" là người dân Amsterdam. |
Đám cưới giả này nhằm tăng mối liên kết giữa người dân địa phương và du khách thông qua các hoạt động thú vị, bao gồm tuần trăng mật một ngày.
Dù không phải "hàng thật", mọi thứ vẫn được chuẩn bị hoàn chỉnh từ nghi thức, nhẫn, váy cưới, đồ trang trí và hoa.
Sau khi trao lời thề, đôi "vợ chồng" đặc biệt sẽ dành cho nhau một cái ôm thắm thiết thay vì một nụ hôn như những cặp vợ chồng bình thường.
Họ cũng có tuần trăng mật một ngày với những trải nghiệm lý thú như cùng nhau đạp xe khám phá ngoại ô thành phố, đi câu cá hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện.
Mỗi người đăng ký dịch vụ này sẽ phải trả 100 Euro (khoảng 2.500.000 đồng). Những người tham gia đám cưới này không phải chịu bất cứ ràng buộc về pháp lý nào.
Deborah Nicholls-Lee - một trong những người đăng ký trải nghiệm "đám cưới một ngày với một người Amsterdam" - đã cùng "chồng" mình là Julian du Perron (30) làm lễ thành hôn.
Sau khi làm lễ, cả hai bước ra phố với tư cách "cặp vợ chồng mới cưới". Tài xế trên xe bấm còi chúc mừng, một du khách Pháp chụp cho họ bức hình kỷ niệm.
Còn Julian, một anh chàng lãng mạn và cởi mở, cầm đàn guitar của mình đánh tặng "cô dâu" bài Thinking Out Loud của Ed Sheeran.
"Vì tôi là một nhà văn còn anh ấy là nhạc sĩ, Julian gợi ý hợp tác cùng tạo nên một bài hát tình yêu riêng cho thành phố này", Deborah hạnh phúc với trải nghiệm của mình.
"Làm đám cưới với Julian không khiến tôi thấy thành phố này trông đẹp hơn nhưng thú thực, việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt với một người dân địa phương, dù là tượng trưng vẫn mang một cảm giác liên kết kỳ lạ. Lễ đường mà tôi bước xuống, màn trao nhẫn mua cửa hàng lưu niệm, âm nhạc... tất cả đều có ấn tượng mạnh mẽ", Deborah nói thêm.

Đám cưới Lạng Sơn, chú rể vái lạy hơn 300 lần, cô dâu thay áo giữa đường
Phong tục cưới xưa của người dân tộc Dao Lù Gang ở Lạng Sơn, chú rể phải làm lễ vái lạy hơn 300 lần, còn cô dâu thay quần áo mới trước khi vào nhà chồng.
" alt="Gái ế được 'phát chồng' khi du lịch đến Amsterdam"/>
Gái ế được 'phát chồng' khi du lịch đến Amsterdam
Video được đăng tải trên Facebook cho thấy người đàn ông đã mạo hiểm tính mạng của mình để chạy ra giữa dòng nước lũ giải cứu chú chó bị xích ở một chòi gỗ giữa cánh đồng. |
Bojod giải cứu chú chó bị mắc kẹt giữa dòng nước lũ. |
Thời điểm người đàn ông tên là Bojod giải cứu chú chó, mực nước đã lên tới cổ con chó. Khi anh tiến lại gần, con chó vẫy đuôi và sủa lên mừng rỡ.
Sau đó anh tháo xích cho chú chó và dẫn nó tới nơi an toàn.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ China Press, Bojod cho biết anh làm việc trong bộ máy chính quyền. Hôm giải cứu chú chó, anh đã phải lái xe đi qua một đồn điền nhà máy dầu để kiểm tra tình hình sau trận lũ.
Khi đi qua khu cánh đồng, anh và bạn nghe thấy tiếng chó sủa. ‘Tôi nghĩ rằng có một con chó đang bị mắc kẹt giữa nước lũ, nên tôi đã đi tìm. Sau đó, tôi nhìn thấy một cái chòi gỗ giữa cánh đồng, còn con chó thì không ngừng sủa’.
Trong khi người bạn cảnh báo anh đừng lại gần con chó vì sợ nó sẽ cắn, thì Bojod đã kiên quyết sẽ cứu nó. Anh nói rằng, đó cũng là một mạng sống.
Sau khi giải cứu, Bojod đã cho chú chó ăn chút bánh mỳ, uống nước và kéo nó đi theo mình nhưng chú chó không chịu bước đi. ‘Có thể nó muốn đợi chủ’ , anh giải thích.
Trên Facebook, hành động tử tế của Bojod được cộng đồng mạng vô cùng cảm kích và khen ngợi.

Cô gái thuê máy bay và chi thưởng hàng trăm triệu để tìm chó cưng bị lạc
Một phụ nữ ở San Francisco (Mỹ) tuyên bố sẽ trao phần thưởng trị giá 7 nghìn USD và đã thuê một chiếc máy bay để tìm kiếm chú chó mắt xanh bị đánh cắp vào cuối tuần trước.
" alt="Người đàn ông giải cứu chú chó giữa dòng nước lũ"/>
Người đàn ông giải cứu chú chó giữa dòng nước lũ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhật (xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng). Ảnh: Nguyễn ThảoTháng 11/1968, như bao thanh niên khác ở quê nhà, ông Nhật lên đường nhập ngũ. Vào chiến trường, ông được biên chế về Đoàn 551, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị, chiến trường Lào, tham gia các trận đánh ở Savalakhẹt, Xiêng Khoảng, Cánh đồng Chum…
Cuối năm 1973, bị căn bệnh sốt rét hành hạ, ông được chuyển ra Trạm điều dưỡng ở Cây số 0, đường mòn Hồ Chí Minh. Tình hình sức khoẻ ngày một xấu đi, ông rụng tóc, sức khỏe giảm sút nên không thể trở lại chiến trường. Tháng 11/1974, ông được cho xuất ngũ trở về địa phương.
Năm 1979, chính quyền vận động một nửa làng đi làm kinh tế mới ở Hà Cối, Quảng Ninh. ‘Nhưng làm ăn khó khăn quá, năm 1981 tôi lại về quê’.
Lúc này, ông Nhật đi vay mượn, bắt tay vào làm đầm.
‘Huyện về dạy lớp chăn nuôi đúng 6 ngày’ - ông nhớ lại.
‘Đầu tiên, tôi nuôi cá trắm nhưng không thành công vì cá rẻ quá, nhiều khi không bán được’.
Thất bại với cá trắm, ông chuyển sang nuôi cá vược, rô phi dương tính. Lúc ấy, ông chỉ có 11 ha đầm, đấu thầu thêm hơn 40 ha của xã. Ông bắt đầu ‘thắng’ từ đó, kinh tế gia đình đi lên trông thấy.
Đang đà làm ăn thuận lợi, năm 1999, ông quyết định bán căn nhà 3 tầng ở trung tâm xã với giá 160 triệu đồng - một tài sản lớn lúc đó để có tiền xoay vòng vốn.
Đang nhà cao cửa rộng ở trung tâm xã, cả gia đình ông gồm 6 nhân khẩu dọn ra túp lều 16 m2 cạnh chân đê. Thời điểm ấy, khu vực này được gọi là xóm liều, chưa có ai ở.
Vợ con ông phản đối, chẳng ai đồng ý, có người bảo ông hoang tưởng. ‘Vợ tôi cảnh báo ‘không khéo lại phải căng bạt mà ngủ’. Tôi nói ‘bà cứ yên tâm, tôi căng bạt quen rồi, đi bộ đội toàn mắc võng ngủ không’.
Dùng tiền bán nhà và vay mượn thêm, ông cải tạo hơn 60 ha ở đảo Vũ Yên để nuôi cá và làm vườn. Lợi nhuận thu về 250-300 triệu đồng. Ông trả hết nợ, tái đầu tư, mỗi năm nộp thuế cho nhà nước hàng trăm triệu đồng.
 |
Ngôi nhà khang trang được ông Nhật xây dựng sau khi làm kinh tế thuận lợi. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Năm 2014, sau khi trả lại toàn bộ diện tích đầm ở đảo Vũ Yên cho nhà nước để xây dựng khu du lịch, ông tiếp tục nhận thầu hơn 24ha đầm Sơn Môi (xã Lập Lễ) để cùng con cháu nuôi thủy sản.
Từ ngày kinh tế khấm khá, ông có điều kiện quan tâm tới các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương hơn.
Nuôi 2 cháu ngoại mồ côi cả bố lẫn mẹ từ khi các cháu 18 tháng và 2 tuổi, ông thường xuyên đi họp phụ huynh cho các cháu. Thấy đám trẻ mặc áo mưa rách, không có xe đạp, phải cuốc bộ mấy cây số đi học, thương quá, ông nảy ra ý tưởng tặng xe đạp cho các cháu.
 |
Ông Nguyễn Hữu Nhật tặng xe đạp cho học sinh nghèo mỗi dịp khai giảng năm học mới. |
Món quà này cũng xuất phát từ quá khứ nghèo khó của chính bản thân ông. ‘Thời thanh niên của tôi, cái xe đạp là cả một ước mơ. Đến lúc lấy vợ, ước mơ ấy vẫn chưa thực hiện được. Thế rồi, năm 1970 được về phép 45 ngày để cưới vợ, tôi quyết tâm phải có cái xe đạp bằng được’.
‘Tôi đi kéo cưa thuê, mua được một cái giường và một chiếc xe khung dựng đầu tiên năm 1971 bằng số tiền đi làm thuê suốt 45 ngày nghỉ phép’.
Bắt đầu từ năm 2014, cứ mỗi dịp năm học mới, ông lại tặng 10-30 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo. Đến nay, số xe đạp mà ông Nhật tặng cho học sinh xã Lập Lễ đã lên tới 51 chiếc, trị giá 100 triệu đồng.
Năm 2009, ông phát hiện một gia đình 4 người cùng xã không có nhà ở, phải ở trong túp lều dựng tạm bên góc nhà văn hoá. Đó là gia đình anh Nguyễn Văn Tý, chị Vũ Thị Nguyện - cả hai vợ chồng đều khuyết tật bẩm sinh.
Năm ấy 2 con gái của anh chị đã 16-17 tuổi nhưng vẫn cùng bố mẹ sinh sống trong căn nhà chỉ kê được đúng một chiếc giường bẹp. Khách vào nhà phải cúi đầu xuống, không là đầu chạm nóc. ‘Gọi đó là nhà cũng không phải. Mái lợp tạm bờ-rô xi măng, gạch xung quanh không có vữa trát, mà chỉ xếp chồng lên nhau rồi lấy cây chống’.
Ông Nhật kể, hai vợ chồng họ lấy nhau đã ở đấy rồi. Xã cho họ mượn một góc bên hồi nhà văn hoá. Họ sống từ đó đến khi con lớn. Gia tài lớn nhất trong nhà là con lợn 40kg.
‘Nếu chỉ thiếu 1 gian nhà thì tôi cho cả luôn, nhưng sau hỏi ra thì họ không có đất. Tôi lại đề xuất chính quyền xã cấp đất’.
Có đất, ông đi đầu ủng hộ 20 triệu đồng, còn lại ông đích thân đi vận động bà con làng xóm, họ hàng thân thích của 2 vợ chồng anh Tý trong đúng 3 ngày.
Kết quả là một ngôi nhà 56m2 trị giá hơn 60 triệu đồng được xây lên. Đến nay, gia đình anh Tý vẫn đang ở đó, 2 cô con gái cũng đã trưởng thành, kinh tế bớt khó khăn hơn trước.
Xúc động trước tình cảm của ông, gia đình anh Tý chia sẻ: ‘Nếu không có bác Nhật thì không bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện làm nhà’.
 |
Những tấm giấy khen, bằng khen được ông trân trọng treo ở một góc nhà. |
Sau đó ít năm, thấy đoạn đường đất 1km gần nhà gây bất tiện cho việc đi lại của gia đình và người dân, ông mạnh dạn đứng ra ủng hộ 50 triệu đồng, kêu gọi thêm bà con đóng góp được 100 triệu đồng để hoàn thành con đường.
‘Đến mỗi nhà, tôi kêu gọi bà con có bao nhiêu ủng hộ bấy nhiêu, còn bao nhiêu tôi sẽ bù’ - ông nói.
Hiện tại, tuổi đã cao, ông giao lại việc làm đầm cho các con. Ông chỉ còn nhận nhiệm vụ quản lý 2 khu chợ của xã. Với vị trí của mình, ông còn tạo điều kiện cho 2 cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn làm công việc thu vé chợ, kiếm thêm thu nhập. Cùng với đó, ông thường xuyên tặng quà, hỗ trợ vật chất những hoạt động tập thể của làng, xã.
Với những đóng góp cho cộng đồng suốt nhiều năm, người cựu chiến binh 71 tuổi nhiều lần được vinh danh ở xã, huyện, thành phố và cấp trung ương.
Nhận xét về những đóng góp của ông Nhật cho cộng đồng địa phương, ông Đinh Văn Ba - Phó Chủ tịch UBND xã Lập Lễ cho biết: ‘Hằng năm ông Nhật vẫn tặng quà cho các học sinh nghèo vượt khó của xã. Quan điểm của chính quyền là ghi nhận và khuyến khích các cá nhân có khả năng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn như ông’.

Chàng trai khởi nghiệp kiếm tiền tỷ năm nào cũng đi thi đại học
SN 1987, Nguyễn Văn Mão có sự nhạy bén với kinh doanh, chất lãng mạn của một nghệ sĩ thổi sáo và nhiều nét mơ mộng của một chàng sinh viên.
" alt="Cựu binh mua hơn 50 xe đạp tặng học sinh nghèo"/>
Cựu binh mua hơn 50 xe đạp tặng học sinh nghèo