- VietNamNet cập nhật liên tục,òngloạiWorldCupkhuvựcchâuÂumớinhấâm lịch 2023 lịch thi đấu, kết quả và bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Âu.
- VietNamNet cập nhật liên tục,òngloạiWorldCupkhuvựcchâuÂumớinhấâm lịch 2023 lịch thi đấu, kết quả và bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Âu.
Sáu tháng sau cưới, bụng tôi vẫn không chịu đầy ra thì mẹ chồng bắt đầu chửi con trai là đồ bất hiếu, cưới làm chi thứ "gái độc không con". Tôi và chồng đi làm hai công ty khác nhau, công ty tôi xa hơn nhưng tôi phải cố gắng về sớm hơn để nấu ăn cho cả nhà, nấu những món mẹ chồng thích hầu để bà vui dạ mà bớt mắng mỏ chửi bới...
Chịu đựng, phân bua mãi cũng chán, tôi bàn với chồng để hai đứa cùng đi khám sức khỏe sinh sản thì anh gạt phắt đi rằng dáng anh to khỏe thế, muốn chục đứa con cũng có, chỉ tại tôi "không biết đẻ" mà thôi.
Và để chứng minh mình khỏe mạnh, anh đã công khai cặp bồ với một người con gái mà mẹ anh giới thiệu với hi vọng rằng khi cô ta mang bầu thì sẽ ly hôn tôi. Đau đớn vì tình yêu bị khinh rẻ, tủi nhục, uất hận vì cô ta còn lên mặt với mình... tôi âm thầm tự đi khám sức khỏe sinh sản. Nhưng để có được số tiền gần hai triệu đồng để đi khám, tôi đã về nhà xin cha mẹ ruột, chứ tiền lương hàng tháng của tôi đưa hết cho mẹ chồng. Và thẻ tài khoản mẹ chồng cũng buộc tôi đưa bà cất "cho tiện rút tiền đi chợ".
Kết quả thăm khám cho biết cơ thể tôi bình thường. Và chồng tôi, cái kẻ lấy vợ tám tháng đã công khai cặp bồ ấy, nửa năm sau cô bồ cũng chưa chịu "to bụng" cho. Vậy là gia đình chồng đưa anh đi khám nam khoa. Kết quả anh hiếm muộn do tinh trùng rất yếu.
![]() |
Ảnh: Đặng Hồng Kỳ/PNO |
Những tưởng như thế mẹ chồng sẽ yêu thương tôi nhiều hơn để bù đắp bao hiểu lầm trong thời gian qua. Nhưng không phải vậy. Bà càng ngày càng khó khăn nhiều hơn, bắt bẻ nhiều hơn. Tôi nấu canh nhạt cũng chê, kho mặn quá cũng chê. Kể cả nồi canh rau và nồi canh củ hầm đều phải xắt hành nêm bằng hai kiểu khác nhau chứ giống nhau là xem như bữa cơm đó chan nước mắt. Mà nhà chồng tôi nào có giàu có dư ăn dư để gì. Chỉ một nếp nhà ba đứa con, một chị lấy chồng xa, một em trai còn đi học cao đẳng, cha chồng giữ vườn thuê, mẹ chồng ở nhà cơm nước.
Tôi buồn cười nhất là cách đây khoảng 3 tháng, đó là vào ngày chủ nhật, tôi về nhà cha mẹ ruột chơi, trước giờ mỗi tháng hai ngày chủ nhật thì tôi vẫn về nhà cha mẹ chơi như thế. Tôi không ngờ rằng ngày đó các dì chồng ở quê xa đến chơi và nhà thiếu người cơm nước. Đáng ra mẹ chồng gọi một tiếng cho tôi về nấu ăn vì nhà cha mẹ tôi xa nhà chồng không đầy 10km. Nhưng mẹ đã không gọi mà xế chiều tôi về thì các dì đã ăn uống rồi nhưng cứ ngoảnh mặt khi tôi chào hỏi. Nhưng chiều tối hôm ấy, khi các dì về rồi thì mẹ chồng tôi nói với chị em chồng rằng "Con H. không biết điều, không lễ phép, mất dạy... Gặp dì chồng cũng không chào".
Tôi đã làm dâu trong nhà 2 năm nay, lẽ nào tôi không biết điều như vậy? Nhưng tôi phân bua thì mẹ chồng không nghe. Đáng nói là trong các cuộc hiểu lầm giữa mẹ và vợ mình thì chồng tôi đều cho rằng mẹ anh hoàn toàn đúng.
Chưa có con cái, cuộc sống mẹ chồng nàng dâu lại nhiều va chạm, chồng cũng không mặn mà thương yêu, tôi cứ hết việc ở công ty thì chúi mũi vào bếp núc nhưng cũng không được mẹ chồng vừa ý. Cách đây gần 2 tháng, mẹ chồng lại mắng chửi tôi rằng "Nhà bà vô phúc nên mới rước mày về khiến con tao... khó có cơ hội làm cha chứ con trai người ta con rơi con rớt đầy đường!". Hai bộ hồ sơ thăm khám sức khỏe sinh sản rõ ràng đó mà mẹ lại nỡ mắng tôi như thế ư? Con trai của mẹ khó có con, tôi thân làm vợ có vui sướng gì khi cũng khó có khả năng được làm mẹ? Không chịu được sự vô lý của mẹ chồng nên tôi đã về nhà cha mẹ ruột mình sống sau khi nói rằng nếu mẹ muốn con sẽ ly hôn để anh cưới vợ khác, sinh con.
Tôi đi gần 2 tháng nay, sáng nào lúc chờ xe đưa rước công nhân tôi và chồng đều gặp mặt nhưng anh không nói lời nào. Cũng chưa một lần sang năn nỉ tôi về. Mà chỉ có 2 tin nhắn duy nhất "Em đừng gửi đơn ly hôn". Tôi bảo, không ly hôn cũng được nhưng vợ chồng mình phải thuê nhà trọ sống chứ sống chung em không chịu được. Và chồng tôi im lặng, từ đó đến nay cũng không nhắn tin, không gọi điện hỏi thăm hay sang nhà cha mẹ vợ tìm tôi...
Tôi đã mất hết niềm tin vào chồng. 24 tuổi, một đời chồng ư? Sao nghe kinh khủng quá. Nhưng nếu cứ ở mãi, liệu tôi có chịu được sự vô lý của mẹ chồng? Mà thật sự bây giờ ly hôn tôi cũng không có một xu dính túi. Hai năm qua, tiền lương tôi phải gửi cho mẹ chồng trừ vào khoản cơm nước hai đứa. Tiền lương chồng cất riêng để "lo tương lai tụi mình", bao nhiêu vàng cưới và của hồi môn (tất cả gồm 7 chỉ vàng 24K) của tôi sau ngày cưới thì mẹ chồng đã "cất giùm" vì "con trẻ người non dạ, giữ vàng làm gì".
Tôi muốn ly hôn vì đã quá sức chịu đựng nhưng lại sợ tiếng lòng vang vọng "24 tuổi đã qua một đời chồng...".
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Sợ tai tiếng ‘24 tuổi đã qua một đời chồng’Rút kinh nghiệm nên suốt cả tuần trăng mật ngày nào tôi cũng gọi điện về. Mẹ chồng nghe chẳng mấy mặn mà. Nỗi lo trong tôi càng tăng lên. Tôi cứ nghĩ về nhà bão không nổi thì cũng mưa dông, sấm chớp.
Nhưng vừa xuống sân bay, một cơn gió mát lành ùa đến:
- Hai đứa sắp về đến nơi chưa, mẹ chuẩn bị cơm nước xong rồi, đừng tạt ngang tạt ngửa ở đâu nhé!
Hồi mới làm dâu, tôi hết bỡ ngỡ này đến hụt hẫng khác. Dù chẳng dễ dàng để thích nghi nhưng lâu dần cũng quen. Gạt bỏ những phiền phức, rắc rối vì cá tính của mẹ chồng, tôi nhận ra bà có nhiều cái... lạ. Bà hay cáu nhưng chẳng giận ai lâu. Có lần, chỉ vì sơ ý, tôi hất nước vào đôi giày thể thao của mẹ, bị bà mắng té tát ngay trước giờ đi làm. Vậy mà sau đó bà làm tôi cảm động khi đi xe ôm đến tận cơ quan mang cặp lồng cơm tôi để quên. Chồng là con trai duy nhất, đi công tác vài ngày là bà đã cuống quýt lên, nhưng bà lại chủ động cho chúng tôi ra ở riêng. Nhớ có lần chồng tôi hay la cà quán xá về muộn, biết tôi buồn, mẹ gọi điện sang: “Đừng buồn nhiều, chóng già. Mày chọn bộ quần áo đẹp nhất, gọi bạn bè đi uống cà phê, xả hết buồn bực đi. Đừng quá phụ thuộc vào chồng. Mày cứ nhìn mẹ đây này, mẹ mà không như thế thì bao năm qua chắc héo mòn vì bố mày rồi”.
Có lần tôi nghe phong thanh chồng có “bồ”. Cũng chẳng có chứng cứ nhưng tin đồn đó đủ làm tôi phiền muộn, tìm cách theo dõi. Trong khi tôi khóc lóc thì mẹ chồng tôi bình thản: “Con có ba đầu sáu tay cũng chẳng kiểm soát được nó, vậy thì dại gì mà đi làm cái việc tốn công vô ích đó. Yêu chồng thì tốt, nhưng yêu chồng mà vứt cái bản thân mình đi thì quá dại dột. Con cứ sống vui vẻ, tươi trẻ, không chừng nó phải lo mất vợ”.
Cứ thế, dần dần mẹ đã thay đổi tôi. Từ một cô gái yếu đuối, tôi đã cố gắng nhiều để độc lập, mạnh mẽ. Chồng tôi ban đầu chẳng dễ chịu với sự thay đổi này. Biết tôi có mẹ chồng “chống lưng”, có lần chồng tôi đùa: “Đời thuở nhà ai mẹ chồng lại tiếp tay cho con dâu để hạ bệ con trai chứ!”, mẹ cười: “Mẹ chẳng thiên vị đứa nào cả, mẹ mong hai con luôn biết quan tâm, biết cách để giữ gìn hạnh phúc thôi”.
(Theo PNO)" alt=""/>Sốc với mẹ chồng hiện đại“Từ lúc hai đứa quen đến lúc cưới nhau, thời gian chỉ vẻn vẹn 2 tháng và gặp nhau đôi lần. Thật sự nhiều lần, mình cũng lo lắng khi nghĩ đến cảnh tương lai sống chung với người đàn ông mình không yêu. Do đó, càng đến gần ngày cưới, mình nhiều lúc cũng nghĩ đến quyết định ngủy hôn. Nhưng bố mẹ mình là người trọng danh dự, rồi cơ quan nơi mình làm việc, tất cả sẽ ra sao? Thế là mình đành ‘tát nước theo mưa’ cưới cho xong” - Chị H kể về lúc chị ra quyết định cưới người đàn ông không yêu.
Rồi ngày cưới của chị cũng tới. Trong khi bao cô dâu vui vẻ, háo hức và hồi hộp với ngày trọng đại của mình thì chị lại thấy thờ ơ, chán nản, mệt mỏi.
![]() |
Chị Đ.T.H, 30 tuổi |
“Hôm ấy, sau khi đón dâu xong, như bao cô dâu mới về nhà chồng, mình phải lao ngay vào việc dọn dẹp. Một mình phải làm bao nhiêu việc, còn người nhà chồng thì kiếm cớ mệt, cứ ngồi đó nghỉ ngơi rồi tán chuyện. Dường như người nhà chồng cho rằng, con dâu mới phải làm việc đó là đúng. Vì thế, không ai nói với mình một câu, không ai bảo mình nghỉ ngơi, tất cả cứ để mình dọn cho đến khi hết việc thì thôi” - Chị nhớ lại ngày đầu tiên về nhà chồng.
Người phụ nữ này kể tiếp: “Dọn dẹp xong xuôi, phần vì cảm thấy lạc lõng, phần vì cảm thấy hụt hững vì nhớ nhà nên tối mình xin về qua nhà một chút nhưng chồng không cho. Thế là mình cảm thấy ấm ức, tủi thân, cộng với trong người đã thấm mệt nên đêm tân hôn, mình đã không cho chồng chạm vào người. Anh ấy cũng không dám làm gì mình cả. Anh ấy thở dài và tức tối dậy đi ra ngoài. Mình cũng chẳng biết anh đi đâu nhưng gần một tiếng sau mới vào phòng ngủ. Chỉ thấy sáng hôm sau nghe mẹ chồng kể, anh ra vườn đứng khóc”.
Và mọi đau khổ của cô dâu mới ấy bắt đầu từ sự việc này. Ngay sáng hôm sau, vụ việc đêm tân hôn của vợ chồng chị đã được bố mẹ 2 bên biết. “Sáng hôm sau, bố đẻ của mình gọi điện, hỏi tại sao chồng và gia đình chồng mình nói là mình không cho chồng ngủ cùng. Rồi bố bảo mình, giờ lấy chồng rồi thì đừng có ương ngạnh. Được một lát sau thì mẹ chồng cũng gọi mình ra nói chuyện. Bà bảo đêm qua thấy N nó khóc. Bà hỏi thì N bảo lấy vợ về mà vợ lạnh nhạt coi khinh N”.
Tất nhiên, trong đầu của người phụ nữ trẻ này lúc ấy không nghĩ chuyện chị không cho chồng đụng vào người mà N có thể đi mách mẹ chồng và gia đình bên vợ. Nhưng đến đêm tân hôn thứ 2, mọi chuyện vẫn không khá hơn.
“Đến đêm thứ hai, giữa vợ chồng mình lại tái diễn cảnh như đêm tân hôn đầu. Nhưng anh ta cũng không hỏi mình lý do tại sao lại không cho anh ta đụng vào người. Anh ta cũng không chủ động gần gũi mình. Và rồi anh ta lại chạy ra ngoài khóc và mách mẹ chồng. Điều này càng làm cho mình mất mặt. Ngay sáng hôm sau, mình đã bị mẹ chồng mắng cho xối xả vì chuyện không cho chồng đụng vào người”.
Khi ấy, chị cũng đã phải nói với mẹ chồng: “Chuyện vợ chồng con mới cưới chưa hiểu nhau, để rồi từ từ bọn con sẽ có cách giải quyết, mẹ không phải bận tâm nhiều đâu”. Thế nhưng mẹ chồng chị H đã ngay tức tốc gọi điện cho vợ chồng anh cả về để họp gia đình. Sau đó, họ còn sang báo cáo với trưởng họ, với các bác các chú là không muốn chấp nhận đứa con dâu mất nết như chị.
“Mình thật bất ngờ không hiểu sự việc như thế nào. Và vào đúng đêm ngày thứ 3 ở nhà chồng thì cả gia đình nhà chồng đóng cửa không cho mình vào phòng ngủ. Họ sai chồng trở mình về nhà bố mẹ đẻ” - H đau khổ nói.
Đau đớn vì bị cả nhà chồng sỉ nhục và trả dâu
Bị chồng đưa thẳng lại nhà mẹ đẻ, chị H đã hiểu sắp có chuyện không hay xảy ra với mình. Nhưng sáng hôm sau, chị vẫn về lại nhà chồng: “Sáng hôm sau, mình về nhà chồng. Cả gia đình, họ hàng nhà chồng đã ngồi đó bàn tính chuyện từ lúc nào. Họ chỉ chờ mình sang để chất vấn. Họ hỏi nguyên nhân tại sao mình không cho chồng đụng vào người? Mình đã nhận lỗi việc làm đó là sai vì đã là vợ chồng rồi thì phải gần nhau. Nhưng mình làm thế cũng là có nguyên nhân sâu xa khác nữa. Trước khi cưới gần 3 tuần, mình đi chợ có quẹt phải chiếc kim tiêm. Vì là người trong nghề, mình hiểu và biết phải xử lý sự cố ấy như thế nào nên đã uống thuốc. Tính ra vẫn chưa hết đợt điều trị 28 ngày nên hai vợ chồng không thể gần nhau. Hơn nữa, N cũng không hỏi tại sao mình không cho anh gần gũi.
Khi nghe dâu mới giải thích xong, cả gia đình nhà chồng bảo xúm vào bĩu môi bảo chị bịa chuyện khéo: “Họ bảo mình không đẻ được con còn lấy chồng làm khổ chồng. Rồi gia đình chồng còn moi móc chì chiết quá khứ của mình. Họ cho rằng mình đã từng mổ u nang buồng trứng nên không còn khả năng làm mẹ. Rồi chuyện ngày xưa mình có yêu một người ở Ninh Bình hơn 2 năm nhưng không cưới, nên họ quy kết mình là đứa con gái không ra gì. Thực ra, tất cả những chuyện này, trước khi cưới N, mình đã nói chuyện hết với anh ta. Còn chuyện u nang, mình cũng bảo anh ta không biết có ảnh hưởng đến chuyện sinh nở sau này không vì bác sĩ cũng nói không đáng ngại”.
Trước bao lời đay nghiến, chì chiết của nhà chồng về chuyện quá khứ của vợ, người chồng mới cưới của chị đã im lặng và không nói một câu bảo vệ hay giải thích gì cho mọi người trong gia đình hiểu, thông cảm cho chị. “Anh chỉ có một hành động chờ mẹ nói gì là nghe theo. Vốn đã cưới nhau không có tình yêu, giờ qua sự việc này nên mình gần như mất hết niềm tin, hy vọng ở một người chồng có thể che chở cho mình suốt đời”.
Sau khi tổng sỉ vả nàng dâu xong, mọi người nhà chồng chị H còn kéo sang nhà chị để trả lại cô dâu với lý do: “Họ sang nhà và bảo với bố mẹ đẻ mình rằng, họ không chấp nhận đứa con dâu như mình. Họ còn bảo cũng may hai đứa mình chưa đi đăng ký kết hôn. Vì thế, họ sang đây nói chuyện và trả lại con gái cho bố mẹ mình sớm”.
![]() |
3 năm đã qua, nhưng mỗi khi nghĩ tới 2 chữ hôn nhân, người phụ nữ 30 tuổi này vẫn cảm thấy sợ hãi (Ảnh minh họa) |
Bị thông gia dắt con gái tới tận nhà trả lại, bố mẹ chị chỉ biết ôm nhau mà khóc vì nhục nhã, đau lòng: “Dù đau lòng nhưng bố mẹ mình cũng bảo với bố mẹ chồng rằng: Con dại cái mang, dù có như thế nào nó cũng là con của chúng tôi sinh ra. Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi nó. Gia đình bà không chấp nhận thì con tôi, tôi nhận. Chuyện xảy ra như thế này mong cả 2 gia đình giải quyết nội bộ, từ từ hãy cho bà con người ta biết kẻo họ cười cho. Hoa cưới còn chưa kịp héo mà đã xảy ra chuyện như thế này sẽ làm trò cười, là nỗi nhục cho cả hai họ”.
Buổi trả dâu của nhà chồng tại nhà chị diễn ra nhanh chóng: “Họ ngồi ở nhà mình đúng 10 phút. Sau khi nghe bố mẹ mình nói vậy, gia đình nhà chồng mới cưới đã vội vàng đứng dậy chào ra về”.
“Là người trong cuộc thật, nhưng tất cả mọi chuyện gần như do chồng và gia đình nhà chồng quyết định. Mình và gia đình mình không có quyền đồng ý hay không mà chỉ biết chấp nhận thôi. Bố mẹ mình sau khi bị người ta trả con gái thì buồn lắm. Song mọi chuyện cũng đã qua”.
Hiện, 3 năm đã qua, nhưng mỗi khi nghĩ tới 2 chữ hôn nhân, người phụ nữ 30 tuổi này vẫn cảm thấy sợ hãi. Chi tâm sự rằng, không biết đến bao giờ, vết sẹo từ cuộc hôn nhân dở dang kia mới lành lặn trong suy nghĩ và trái tim chị!
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Đêm tân hôn dang dở và người phụ nữ bị trả về nhà đẻ sau 3 ngày làm dâu