Chia sẻ cảm xúc với PV Dân trí, Dương Hoàng Yến bày tỏ: "Tôi vừa vui vừa bất ngờ. Tôi không nghĩ mọi người lại ưu ái và dành tình cảm cho mình đến vậy. Vì Yến biết việc sử dụng âm thanh trên máy bay là việc ngoại lệ nên khi nhận được lời mời từ mọi người cũng như sự đồng ý của tổ bay, tôi đã "gật đầu" ngay".
Ca khúc mà nữ ca sĩ người Hà Nội lựa chọn thể hiện là bài hát "Hello Vietnam" quen thuộc. Dương Hoàng Yến cho biết, hành khách trên chuyến bay không chỉ có người Việt mà còn có nhiều người ngoại quốc nữa.
Vì thế, bài hát này phù hợp để giới thiệu những điều tốt đẹp nhất của mảnh đất hình chữ S tới bạn bè quốc tế. Hơn nữa, đây cũng là ca khúc được ngành hàng không ưa chuộng.
Dương Hoàng Yến hát trên máy bay (Video: FBNV).
Trong đoạn video, không cần tới sự hỗ trợ của âm nhạc, Dương Hoàng Yến tự tin "khoe" chất giọng thật của mình, mộc mạc nhưng cao vút. Cô đã thể hiện bài hát này bằng phiên bản song ngữ Anh - Việt. Ngay sau khi kết thúc màn thể hiện, đông đảo hành khách trên chuyến bay đã vỗ tay cổ vũ cho nữ ca sĩ.
"Trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, được cất lên giọng hát của mình, thể hiện "Hello Vietnam", tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc vì là một người con đất Việt. Bầu không khí càng tuyệt vời hơn nữa khi mọi người yêu thích màn biểu diễn của tôi và nhiệt liệt tán dương", Dương Hoàng Yến bộc bạch.
Video này hiện đang nhận về hơn 73.000 lượt thích và gần 2 triệu lượt xem của người hâm mộ. Nhiều bình luận tích cực dành lời khen cho giọng hát của nữ ca sĩ: "Thật là tuyệt vời, hát trên độ cao 8.000 - 10.000 m", "Siêu nhân cân mọi thể loại loa", "Hát bất chấp mọi địa hình"...
Trước đó, video quay lại khoảnh khắc nữ ca sĩ hát ngẫu hứng bằng loa kẹo kéo trên vỉa hè cũng đã nhận được sự quan tâm lớn. Những nốt cao, những đoạn gằn giọng hay những quãng phiêu của Dương Hoàng Yến đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Tuy nhiên, cả hai màn trình diễn này đều đến từ sự ngẫu hứng của nữ ca sĩ. "Mọi thứ đến với tôi đều tự nhiên, không có bất kì chủ đích nào. Vì "máu nghề nghiệp" nổi lên nên Yến chỉ nghĩ mình nên góp vui trước yêu cầu của mọi người xung quanh thôi. Và trên chuyến bay cũng vậy, hoàn toàn không có bất kỳ sự sắp đặt nào", nữ ca sĩ cho hay.
Nhiều năm nay, ngoài vai trò là ca sĩ, Dương Hoàng Yến còn tích cực hoạt động trong vai trò giảng viên Khoa Thanh nhạc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Được biết, chị đã thuộc biên chế Nhà nước tròn 10 năm. Thời gian gần đây, chị cũng chăm chỉ xuất hiện trong các chương trình thực tế, nổi bật trong số đó là "Sao nhập ngũ".
Nữ ca sĩ tiết lộ về cuộc sống hiện tại: "Âm nhạc đối với Yến là máu thịt không thể thiếu, và Yến phát huy nó ở mọi nơi, từ sân khấu, các nền tảng nghe nhạc, tới giảng đường… Yến và ekip của mình đã, đang và sẽ luôn tâm huyết với nghề.
Điều đó được minh chứng ở những sản phẩm âm nhạc được trau chuốt và đầu tư chỉn chu mà Yến ra mắt mỗi năm, chúng đều có sức ảnh hưởng nhất định với khán giả. Vì vậy, sau khi quyết định Nam tiến, mục đích của Yến là phát triển hình ảnh của mình nhiều hơn nữa, tiếp cận tới nhiều đối tượng khán giả hơn."
Dương Hoàng Yến (SN 1991) là một nữ ca sĩ sở hữu giọng hát soprano. Cô bắt đầu được công chúng biết đến kể từ cuộc thi Sao Mai Điểm hẹn 2008 với giải Triển vọng. Tuy gia đình không có ai theo đuổi nghệ thuật nhưng nữ ca sĩ vẫn được bố mẹ tạo điều kiện, cho phép sinh hoạt Cung thiếu nhi và các trung tâm nghệ thuật từ khi 4-5 tuổi.
" alt=""/>Dương Hoàng Yến "khoe" giọng thật trên máy bayLý do đau đớn khiến chủ quán cơm cam chịu việc vợ ngoại tình
Biệt phủ 4000 m2 của vị Tổng đốc giàu có một thời ở Lạng Sơn
Nàng dâu bất bình khi mẹ chồng thương cháu ngoại hơn cháu nội
Với mong muốn chia sẻ, giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn huyện miền núi Trà My, tỉnh Quảng Nam - một trong những huyện khó khăn nhất của địa phương này, sư thầy Thích An Giác ở chùa Pháp Đàn, Long An đã đứng ra tổ chức chương trình ca nhạc gây quỹ xây nhà tình thương "Xuân ấm tình thương 2019" và nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nghệ sĩ.
![]() |
Nhiều nghệ sĩ 2 miền Nam-Bắc chung tay góp sức gây quỹ xây nhà tình thương. |
Cụ thể, đêm nhạc này sẽ có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ như NSND Thu Hiền, NSƯT Thanh Điền, ca sĩ Ngọc Sơn, Thủy Tiên, Phương Vy, "ngọc nữ" Bolero Tố My... Bằng giọng hát của mình và những ca khúc đầy cảm xúc, các nghệ sĩ sẽ mang đến nhiều tiết mục đặc sắc nhằm quyên góp tiền xây nhà tình thương.
Được biết, số tiền thu được từ đêm nhạc sẽ dùng để giúp đỡ trẻ em, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không đủ ăn, đủ mặc có một cái Tết ấm áp, đầy yêu thương ở Trà My, Quảng Nam.
"Cho đi là còn mãi, sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắt xích quan trọng trong vòng liên kết ấy.
Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Yêu thương sinh ra vốn là để được cho đi", sư thầy Thích An Giác chia sẻ.
Chương trình sẽ diễn ra vào 20h ngày 13/1/2019 tại Nhà hát Bến Thành, TP.HCM.
Ngôi nhà được xây dựng từ những năm 30 thế kỷ trước, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế với đầy đủ hệ thống lò sưởi, ống khói...
" alt=""/>Ngọc Sơn góp mặt trong đêm nhạc gây quỹ từ thiện 'Xuân ấm tình thương 2019'Tuy nhiên, đừng vội mừng, có một lý do hợp lý hơn phía sau sự bùng nổ của xe điện, đó là Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang là thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Nếu như bạn chưa biết, doanh số bán xe ô tô tại Mỹ vào năm 2022 là 13,73 triệu xe, thì con số này ở mức 23,24 triệu xe ở thị trường Trung Quốc. Điều này có nghĩa là số lượng ô tô mới bán ra mỗi năm tại Trung Quốc nhiều hơn tới 69,3% so với Mỹ.
Doanh số ô tô tại Trung Quốc còn được kỳ vọng sẽ sớm chạm mốc 45 triệu xe/năm, gấp 3 lần số lượng xe bán ra tại Mỹ.
Nói như vậy để thấy rằng Trung Quốc đang được xem là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất ô tô Mỹ nói riêng và nhiều “cây đa cây đề” trong ngành công nghiệp ô tô nói chung. Đây không phải là điều ai cũng có thể làm được.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản chỉ được coi trọng khi họ bán được xe của mình tại Mỹ với số lượng lớn. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các hãng xe Hàn Quốc. Những ông lớn như Hyundai, Toyota, Mazda,…đã phải "trầy da tróc vảy" trong nhiều năm trời mới có thể thực hiện được giấc mơ Mỹ. Họ cần thị trường Mỹ giống như một bệ phóng để củng cố tên tuổi của mình. Có được khách hàng Mỹ là coi như chạm tay vào một phần của thành công.
Nhưng các hãng xe Trung Quốc lại không làm như vậy. Hãy nhìn vào những gì BYD đang làm. Sau khi “chắc chân” tại thị trường Trung Quốc trong nhiều năm, BYD hiện đang “bành trướng” với tốc độ đáng kinh ngạc.
BYD có cần phải “Mỹ tiến” mới chứng minh được giá trị của mình không? Hoàn toàn không. BYD đang hạ gục Volkswagen ngay tại thị trường quê nhà – điều mà chưa hãng xe Trung Quốc nào làm được kể từ khi nhà sản xuất ô tô Đức đặt chân đến đây vào những năm 1980.
Và khi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc bùng nổ với hàng loạt dòng xe điện, các ông lớn cũng cuống cuồng chuyển đổi kế hoạch sản xuất của mình. Volkswagen không ngoại lệ, "gã khổng lồ" của Đức rất nhiệt tình trong việc chuyển sang ô tô điện!
Chẳng riêng hãng xe Đức, Honda gần đây cũng khẳng định họ cần cải thiện dòng sản phẩm xe điện của mình với các mẫu mã mới, quy trình sản xuất được sửa đổi, công nghệ pin tốt hơn. Toyota cũng thế.
Thị trường Nhật không yêu thích ô tô điện cho lắm, nhưng Trung Quốc thì có. Nikkei Asia cho biết 9 triệu xe điện sẽ được bán ra ở Trung Quốc vào năm 2023. Và để được “góp mặt” trong 9 triệu xe điện đó, nhiều hãng xe nước ngoài đang tích cực chạy đua sản xuất và giới thiệu xe điện tại Trung Quốc.
Toyota mới đây đã phát triển bZ3 với sự giúp đỡ của BYD trong khi mẫu Toyota Corolla điện bán chạy như tôm tươi ở Trung Quốc.
Đầu tháng 4, Volkswagen công bố Trung tâm nghiên cứu phát triển và đổi mới ô tô điện trị giá 1 tỷ euro (khoảng 1,1 tỷ USD) tại Hợp Phì với mục đích “điều chỉnh và phát triển các sản phẩm của tập đoàn một cách nhanh chóng và kịp thời hơn nữa, phù hợp với mong muốn của khách hàng Trung Quốc và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường”.
Sức nóng của thị trường xe điện Trung Quốc khiến các "ông lớn" không muốn, hay nói đúng hơn là không thể ngồi yên được nữa.
Không thể chối cãi một điều là Trung Quốc đang phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và chiến lược của các hãng xe lão làng trên toàn cầu. Thế mới nói các nhà sản xuất ô tô chuyển hướng sang xe điện chưa hẳn là vì môi trường hay những đạo luật cấm xe xăng, dầu, mà là vì sức ép đến từ các hãng xe Trung Quốc.
Minh Nhật (Theo Autoevolution)