![]() |
Đội trưởng Ramos được cho nhận 'thua' Perez bằng cách xuống nước giảm lương cũng như chỉ ký hợp đồng 12 tháng như Real Madrid đề nghị |
Tuy nhiên, khi đôi bên đang bước vào những ngày cuối cùng của mối lương duyên kéo dài suốt 16 năm, Sergio Ramos đã chấp nhận xuống nước.
Nói cách khác, chàng đội trưởng nhận rõ sự thật phũ: thời thế của anh đã thay đổi, thậm chí còn không được gọi vào ĐTQG Tây Ban Nha chơi ở EURO 2020.
Và trong cảnh ông trùm Perez sẵn sàng để Ramos rời Bernabeu, thậm chí còn được loan tin chuẩn bị lễ chia tay, trung vệ kỳ cựu… chấp nhận thua.
Cả Marca và Deportes Cuatro đều cho hay, Sergio Ramos từ chỗ kiên quyết không giảm lương, cũng như chỉ muốn ký một hợp đồng 2 năm thì giờ đồng ý yêu cầu Real Madrid đưa ra.
Tức anh chịu giảm lương, chấp nhận chỉ ký hợp đồng gia hạn 12 tháng ở Bernabeu, đến tháng 6/2022.
Điều níu chân Ramos ở lại Madrid chính là gia đình, cùng tình cảm gắn bó 16 năm với đội bóng áo trắng. Hơn nữa, một sự thay đổi ngoài ý muốn ở tuổi 35 cũng khiến anh chùn chân.
HLV Ancelotti, người trở lại ‘ghế nóng’ để thay Zidane, gần đây đã nói rằng, ông muốn giữ “cầu thủ rất quan trọng”Sergio Ramos để hướng tới mùa giải phía trước.
L.H
Đội trưởng Sergio Ramos sẽ khép lại ‘mối tình’ 16 năm với Real Madrid, giành 22 danh hiệu, để bắt đầu một mối lương duyên khác.
" alt=""/>Sergio Ramos nhận ‘thua’ Perez, giảm lương để ở lại Real MadridHỗn loạn chung cư cao cấp: Bảo vệ rút lui, camera bị tháo
Khách ‘mua’ đất thế kỷ trước trở lại ‘bao vây’ chủ đầu tư
Theo đó, để kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 8432/UBND-VX2, chỉ đạo nhiều cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý.
Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND thành phố Đà Lạt, Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm tổ chức kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, quản lý địa bàn để xảy ra liên tiếp nhiều vụ việc sai phạm về trật tự thuộc phạm vi Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm thời gian qua.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND thành phố Đà Lạt, Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm, không để xảy ra các vụ việc tương tự về sau.
![]() |
Thắng cảnh quốc gia hồ Tuyền Lâm đang bị sâm phạm nghiêm trọng |
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao UBND thành phố Đà Lạt chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và các cơ quan có liên quan tiếp tục kiểm tra, rà soát và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan (Công ty cổ phần đầu tư Lý Khương, Công ty cổ phần đầu tư Lan Anh Đà Lạt, Công ty TNHH Vườn Thương…) khẩn trương khắc phục các tồn tại, sai phạm do vi phạm trật tự xây dựng tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.
UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh: Trường hợp các doanh nghiệp không tự giác chấp hành thì thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục để cưỡng chế theo quy định.
UBND tỉnh Lâm Đồng còn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng rà sát, xử lý triệt để sai phạm đối với các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng kinh doanh trong phạm vi Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm. Kiểm tra việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính, khắc phục sai phạm của Công ty TNHH Li Mi; báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng kết quả thực hiện trước ngày 30/12/2018.
Đặc biệt, Sở Xây dựng tỉnh lâm Đồng được giao kiểm tra, rà soát việc khắc phục các sai phạm về quy hoạch, xây dựng tại dự án Khu du lịch Lan Anh – Đà Lạt của Công ty cổ phần đầu tư Lan Anh Đà Lạt; báo cáo đề xuất UBND tỉnh xử lý trước ngày 30/12/2018.
Được biết, Khu du lịch Lan Anh - Đà Lạt có diện tích 70,1 ha, nằm về phía Bắc hồ Tuyền Lâm, thuộc ranh giới địa bàn hành chính phường 4, thành phố Đà Lạt. Khu du lịch này gồm nhiều hạng mục. Trong đó có các hạng mục nhà rường, nhạc nước, khán đài, đập chắn nước… được xác định có sai phạm về quy hoạch và xây dựng.
Mạnh Đức
Tranh chấp chung cư tiếp tục căng thẳng trong năm 2018. Vấn đề này không chỉ xảy ra với chung cư mới bàn giao, mà thậm chí tranh chấp kéo dài nhiều năm vẫn chưa xử lý dứt điểm.
" alt=""/>Đại gia địa ốc ‘băm nát’ thắng cảnh quốc gia ở Đà LạtTP.HCM kiến nghị đặt tên quảng trường 2.000 tỷ tại Thủ Thiêm
TP.HCM rà soát 2.758 dự án, hàng trăm “ông lớn” bị xử lý
TP.HCM cần 125 tỷ USD để phát triển hạ tầng
Đó là một trong những vấn đề được đưa ra tại hội thảo “Quy hoạch Đô thị TP.HCM: Thực tiễn và Cơ hội đầu tư”, vừa được tổ chức vào sáng 30/10.
Hạn chế về quy hoạch
Tại buổi hội thảo, ông Lý Khánh Tâm Thảo, Quyền Trưởng Phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, cho biết, Bản quy hoạch chung của TP được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2010, đến nay đã trải qua thời gian thực hiện khoảng 8 năm. TP đang có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch chung. Sở Quy hoạch Kiến trúc được giao thực hiện nghiên cứu bước đầu cho việc điều chỉnh quy hoạch.
![]() |
Phát triển đô thị phía Nam Sài Gòn đang gặp thách thức vì biến đổi khí hậu |
Có 3 lý do điều chỉnh quy hoạch. Thứ nhất, TP.HCM nằm trong “vùng TP.HCM” gồm 8 tỉnh, thành. Tháng 12/2017, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch “vùng TP.HCM” đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó, đặt ra yêu cầu điều chỉnh quy hoạch chung TP cho phù hợp với định hướng chung của toàn vùng.
Thứ hai, điều chỉnh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thứ ba, trải qua thời gian thực hiện gần 1 thập niên, TP đã có những yêu cầu thực tiễn mới nên phải điều chỉnh quy hoạch chung.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết: “Trong một loạt các vấn đề hạn chế của TP, chúng tôi thấy rằng hạn chế lớn nhất và cũng là yếu kém lớn nhất của TP là vấn đề quy hoạch. Quy hoặc có 3 khâu đó là: Xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoặc và tổ chức thực hiện quy hoạch. Cả 3 khâu này TP đều có những hạn chế”.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, hiện nay quy hoạch chỉ là mong muốn chủ quan của cơ quan Nhà nước, nó chưa phải là cơ hội đầu tư của doanh nghiệp và là 1 vấn nạn của người dân TP. Bởi còn nhiều chính sách giải quyết chưa tốt, trong quá trình làm cũng còn nhiều vấn đề phiền hà, ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người dân. Hy vọng quy hoạch lần này sẽ trở thành 1 cơ hội cho tất cả nhà đầu tư và trở thành mong muốn của người dân.
Chuyển hướng phát triển
Theo Quyền Trưởng Phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, một trong những nội dung trọng tâm cần nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch là xem xét hướng ưu tiên phát triển TP. Trước đây thành phố đề ra 4 hướng, trong đó có 2 hướng chính là phía Đông và Nam, 2 hướng phụ là Tây Bắc và Tây Nam. Lần điều chỉnh này, cần phải xem xét điều chỉnh lại nhằm kết nối với các vùng kinh tế ở các tỉnh thành lân cận; phù hợp với điều kiện địa chất, thủy văn của TP, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Thảo nhấn mạnh, khu vực Tây Bắc TP là khu vực có quỹ đất trên nền cao, có nhiều điều kiện để phát triển đô thị. Nên có thể xem xét ưu tiên phát triển TP về hướng này.
Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng cho rằng, quy hoạch chung cũng cần nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và cấu trúc đô thị hiệu quả hơn. TP sẽ tiếp tục chỉnh trang khu trung tâm hiện hữu, ưu tiên phát triển theo định hướng giao thông công cộng, điều tiết dân số, phân bố dân cư và nhà ở. Cần tích hợp quản lý rủi ro ngập lụt, phát triển đô thị thích ứng biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, TP sẽ làm quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trước, rồi mới làm quy hoạch đô thị. Tức là định hướng phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp công nghệ cao, du lịch… rồi mới xây dựng các vùng đất phát triển theo các định hướng trên. Đây là cách làm của TP trong tương lai.
Ông Tuyến cho biết, việc điều chỉnh quy hoạch lần này phải giải quyết được vấn đề ảnh hưởng của biến đối khí hậu. Nếu tiếp tục phát triển ở Nhà Bè, Cần Giờ các dự án cao tầng thì sẽ tác động mạnh hơn đến việc lún sụt. Do đó, phát triển theo hướng Tây Bắc là một yêu cầu cấp thiết.
Mạnh Đức
TP.HCM đóng góp gần 30% cho ngân sách, cao nhất cả nước. Tuy nhiên, về giao thông, theo chuẩn của cả nước 1km2 đất, có ít nhất 10km đường, còn ở TP.HCM, 1km2 đất mới có 2km đường, thấp nhất cả nước.
" alt=""/>Nam Sài Gòn “thất thủ”, Tây Bắc sắp lên ngôi?