Người dùng Internet cần biết tự bảo vệ quyền riêng tư
Theo các chuyên gia, người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng chăm chăm yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình.
Muốn an toàn, chúng ta phải tự bảo vệ chính mình
Tại buổi tọa đàm Kinh tế số và Chính sách An ninh mạng vừa tổ chức ở Hà Nội, nhiều chuyên gia, các nhà hoạch định chích sách đã trao đổi, phân tích, thảo luận về xu thế kinh tế số, vấn đề an ninh, an toàn thông tin và chính sách an ninh mạng tại Việt Nam. Trong đó, quyền riêng tư là một chủ đề quan trọng khi nhắc tới nền kinh tế số.
Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng NHQuang & Cộng sự, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC): “Khi làm chính sách, mục tiêu là các đối tượng bị tác động bởi chính sách. Tuy vậy chúng ta cần quan tâm đến quyền kinh doanh của doanh nghiệp, quyền tự do ngôn luận, quyền tài sản và quyền riêng tư của người dùng, cần phải cân đối hài hoà những điều này trong các đạo luật”.
Các chuyên gia cùng trao đổi những vấn đề quan trọng liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế số. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước câu hỏi về biện pháp bảo vệ khi người dùng bị xuyên tạc đời tư, nói xấu, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, việc tăng chế tài xử phạt không phải là biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đề xâm phạm đời tư.
Theo ông Lập, khi nói về quyền riêng tư cũng có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau, điều này không được quy định trong luật. Vị luật sư này cũng cho rằng: “Nếu muốn khởi kiện về hành vi xâm phạm đời tư, việc cần thiết là phải tìm ra bằng chứng, tuy nhiên điều này vô cùng khó. Có bằng chứng rồi lại phải đánh giá bằng chứng đó có hợp pháp hay không. Chính bởi sự phức tạp như vậy, trước vấn đề xâm phạm đời tư cá nhân, tự người dùng phải biết cách bảo vệ quyền riêng tư của mình trước”.
Cần một thiết chế bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “An toàn thông tin đối với an ninh quốc gia và an toàn thông tin đối với quyền riêng tư người dùng đều quan trọng như nhau. Nếu một quốc gia muốn tồn tại thì các điều luật của quốc gia phải có tính cân đối”.
“Kinh tế số nếu muốn phát triển được thì phải có an ninh quốc gia. Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân lại giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn và đất nước trở nên hùng mạnh. Chính vì vậy, sự cân đối là rất quan trọng”, ông Nguyễn Sỹ Dũng cho biết.
Theo ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC Infosec, người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng chăm chăm yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình. Ảnh: Trọng Đạt |
Khi được hỏi về vấn đề quyền riêng tư, ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC (CMC InfoSec) cho rằng, người dùng cần hiểu tham gia vào thời đại số tức đòi hỏi phải có sự đánh đổi, giữa quyền riêng tư và lợi ích từ các dịch vụ.
“Chúng ta sẵn sàng chia sẻ thông tin việc mình vừa đi trên đường, đổi lại sẽ nhận được các thông tin khuyến mãi từ những cửa hàng quanh đó. Tham gia vào cuộc chơi này cần phải chấp nhận việc đánh đổi. Mọi thứ đều có giá của nó cả", ông Triệu Trần Đức cho biết.
Người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình. Theo ông Đức, các giải pháp công nghệ để đảm bảo quyền riêng tư đều chỉ mang tính tương đối.
Vị Tổng giám đốc CMC Infosec cũng cho rằng không nên thu phí doanh nghiệp với quyền truy cập dữ liệu người dùng của một quốc gia. Chỉ nên duy trì một mức lệ phí nho nhỏ để đóng góp cho việc vận hành hệ thống.
Trước vấn đề về quyền riêng tư, ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện nghiên cứu chính sách phát triển và truyền thông (IPS) cho rằng, trong xu thế sát nhập của các doanh nghiệp thương mại điện tử, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề về quyền sở hữu dữ liệu cá nhân người dùng.
Theo quy định của pháp luật, dữ liệu chỉ có thể được mua bán, chuyển nhượng giữa 2 bên. Tuy vậy, nếu một thương vụ sát nhập xảy ra, sẽ xuất hiện điểm tranh chấp về pháp lý trong câu chuyện này. Chính vì thế, ông Đồng cho rằng Việt Nam cần có một thiết chế trung gian để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng cá nhân.
Trọng Đạt - Đỗ Vân Anh - Minh Thuý
Cách mạng CN 4.0 giúp Việt Nam sớm tạo ra những doanh nghiệp tỷ USD
Trước đây, phải mất khoảng 20 năm để hình thành nên một doanh nghiệp tỷ USD, hiện tại chỉ mất 1-1,5 năm để đạt tới con số này, quan trọng là các doanh nghiệp phải làm chủ được về vấn đề công nghệ.
相关文章
Nhận định, soi kèo Istanbul BB vs Samsunspor, 23h00 ngày 1/2: Bệ phóng sân nhà
Nguyễn Quang Hải - 01/02/2025 10:56 Thổ Nhĩ K2025-02-04Bắt nguồn từ một clip livestream của hai bạn trẻ, câu nói "Chào bé Lê Văn Đạt, dạo này em còn làm ở đó hông ta?" bỗng trở nên viral. Nhiều người cho rằng chính cách nói ngô nghê và biểu cảm hài hước của nhân vật đã thu hút sự chú ý của dân mạng. Trong những clip chia sẻ lên mạng, một cô gái bán hàng online liên tục đọc ca dao, tục ngữ theo cách không giống ai. Hai câu "Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn cứ đúng không cả nhà" và "Một con ngựa ăn cả tàu bỏ cỏ" đầy hài hước của người này bỗng trở thành hot trend, xuất hiện khắp nơi. Trong một lần bán hàng, chính cô gái này lại tiếp tục cho ra đời phép tính sai 550 chia 2 bằng 225. Sau khi bị nhắc nhở, cô liên tục hỏi và nhấn mạnh câu "Ủa chứ nhiêu?" với thái độ bực dọc, khó chịu. Câu nói này tiếp tục trở thành trend của dân mạng. Trong MV Em đã thấy anh cùng người ấycủa Hương Giang, câu nói "Phản bội lần đầu là lỗi của anh, nhưng để anh phản bội thêm lần nữa thì là lỗi của tôi rồi" trở thành slogan được nhiều dân mạng sử dụng. Nguyễn Trang (21 tuổi, Đồng Tháp) nói: "Câu này nói đúng tâm trạng của các bạn gái. Trong tình yêu, phụ nữ luôn có sự vị tha nhất định, nhưng khi lòng tin bị phản bội thì họ chỉ biết tự trách bản thân". Vụ ly hôn "nghìn tỷ" của vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên thu hút sự chú ý của dư luận. Trong mỗi phiên tòa, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều có những câu nói khiến dân mạng chú ý, tiêu biểu là câu: "Tiền nhiều để làm gì?". Hàng loạt ảnh chế, trào lưu liên quan đến ông Vũ ra đời. Chỉ cần gõ cụm từ "Tiền nhiều để làm gì", bạn sẽ thấy hàng loạt lý giải hài hước của cộng đồng mạng. "Cục xì lầu ông bê lắp" được cho là cụm từ vô nghĩa nhưng liên tục được nhắc đến và chế ảnh trên mạng xã hội. Thực tế cụm từ trên được Việt hóa từ câu hát “Don't you know, pump it up. Don't you know, pump it up” trong ca khúc Pump It Up của ca sĩ người Bỉ tên Danzel.
'/>Trong đoạn video về sự cố "cầm nhầm" túi xách, nhân vật chính với lời nói và thái độ hài hước đã tạo ra một trào lưu mới mang tên "Chị hiểu hông?". Những ngày gần đây, ảnh chế về cô gái tóc đuôi gà ngập tràn trên mạng xã hội. Ngoài ra, câu nói của cô gái này cũng trở thành lời bông đùa trên khắp các diễn đàn. Nhận định, soi kèo Persebaya Surabaya vs Persita Tangerang, 19h00 ngày 31/1: Chặn đứng mạch bết bát
Phạm Xuân Hải - 31/01/2025 07:18 Nhận định bó2025-02-04
最新评论