Thế giới

Đường Đồng Khởi ở TPHCM có giá thuê mặt bằng trong nhóm cao nhất thế giới

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-06 03:21:05 我要评论(0)

Báo cáo của Cushman & Wakefield tiếp tục đưa đường Đồng Khởi (quận 1,ĐườngĐồngKhởiởTPHCMcógiáthumc fcmc fc、、

Báo cáo của Cushman & Wakefield tiếp tục đưa đường Đồng Khởi (quận 1,ĐườngĐồngKhởiởTPHCMcógiáthuêmặtbằngtrongnhómcaonhấtthếgiớmc fc TPHCM) vào nhóm có giá thuê mặt bằng cao nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu.

Theo đơn vị này, giá thuê mặt bằng tại Đồng Khởi đạt 330 USD/m2/tháng (tương đương khoảng 8 triệu đồng/m2/tháng), tăng 32% so với trước dịch nhưng giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do đồng nội tệ biến động giá so với đồng USD.

Đường Đồng Khởi ở TPHCM có giá thuê mặt bằng trong nhóm cao nhất thế giới - 1

Đường Đồng Khởi, TPHCM trong nhóm có giá thuê mặt bằng đắt nhất thế giới (Ảnh: Quang Anh).

Khảo sát của phóng viên báo Dân trítrên một số trang rao bán, cho thuê nhà đất, giá thuê mặt bằng đường Đồng Khởi đều ở mức vài trăm triệu đồng mỗi tháng, tùy diện tích.

Một căn góc, 2 mặt tiền, 1 trệt 1 lầu, diện tích 236m2 được rao cho thuê 550 triệu đồng/tháng. Hay một căn góc khác có diện tích 250m2, được rao 400 triệu đồng/tháng. Thông tin tổng hợp cho thấy giá rao cho thuê phổ biến ở đường Đồng Khởi thời gian gần đây khoảng 300 triệu đồng/tháng, cao nhất lên tới 600 triệu đồng/tháng.

Tại mặt đường Đồng Khởi, khách thuê phần lớn là các thương hiệu xa xỉ hoặc khách sạn cao cấp. Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, cho biết Đồng Khởi là một trong những con phố sầm uất và nổi tiếng nhất tại trung tâm TPHCM, gần nhiều khách sạn cao cấp và các điểm du lịch nổi tiếng, giúp thu hút lượng khách hàng tiêu dùng cao cấp tiềm năng lớn.

Nhiều thương hiệu xa xỉ đã chọn Đồng Khởi làm địa điểm để mở cửa hàng và định vị thương hiệu của mình tại Việt Nam. Việc có mặt trên con phố này giúp các thương hiệu xa xỉ không chỉ tiếp cận được với khách hàng mục tiêu mà còn duy trì và nâng cao hình ảnh.

Đường Đồng Khởi ở TPHCM có giá thuê mặt bằng trong nhóm cao nhất thế giới - 2

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Tràng Tiền được ghi nhận là con phố có mức giá thuê mặt bằng bán lẻ cao thứ 18 trong khu vực. Giá thuê mặt bằng phố Tràng Tiền đạt 300 USD/m2/tháng, tương đương khoảng 7,8 triệu đồng.

Kể từ khi trung tâm thương mại đầu tiên của Việt Nam mở cửa, bao gồm Tràng Tiền Plaza ở Hà Nội và Thương xá Tax ở TPHCM, tổng nguồn cung bán lẻ đã bắt đầu với khoảng 30.000m2. Theo báo cáo, giai đoạn 1996-2019, trung bình mỗi năm thị trường chào đón 97.000m2 sàn bán lẻ gia nhập vào thị trường.

Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ có dấu hiệu chững lại về nguồn cung, đặc biệt là khu vực lõi trung tâm, điều này thúc đẩy giá thuê. Đến quý III năm nay, tổng nguồn cung bán lẻ cả 2 thành phố đạt khoảng 2,56 triệu m2.

Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh - Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE tại TPHCM - cho biết sau một khoảng thời gian dài yên ắng và chịu tác động của đại dịch, đến nay các nhãn hàng đã dần lấy lại niềm tin và mạnh dạn hơn trong việc mở rộng chuỗi cửa hàng của mình.

Thống kê của CBRE trên tổng số giao dịch trên thị trường trong 3 năm vừa qua ghi nhận sự mở rộng chủ yếu đến từ các nhãn hàng F&B (thực phẩm và đồ uống, chiếm đến 35%), theo sau đó là các nhãn hàng thời trang & phụ kiện (33%).

Ngành hàng Lifestyle (Phong cách sống) đứng thứ 3 với 13%, cũng đang dần vươn lên. Đây là ngành hàng có xu hướng phát triển khá mạnh ở nước ngoài và dần lan rộng ở Việt Nam, với diện tích kinh doanh mỗi cửa hàng cũng ngày càng lớn hơn, có thể lên đến 1.000m2.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
W-Tô Lâm7.jpg
Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Hoàng Hà

Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại khi “đọc đi đọc lại, lại thấy không chuẩn, vẫn còn tùy tiện thì rất khó khăn”. Nhà nước đòi hỏi cái này cái kia phải công chứng, phải xác thực thì dân mới đi làm.

Chủ tịch nước lưu ý, các cơ quan hành chính có những giai đoạn rất tùy tiện, cái gì cũng phải đi xác nhận, đi xin công chứng mới giải quyết, cứ bắt người dân công chứng mà không biết để làm gì.

“Cải cách thủ tục hành chính là để giảm những cái này, tự nhiên việc công chứng bớt hẳn đi. Ví dụ trước đây phải đi photo hộ khẩu, đến công chứng xác minh hộ khẩu, nhưng giờ không còn hộ khẩu giấy nữa thì lấy gì mà công chứng”, Chủ tịch nước nói và nhấn mạnh vừa qua quản lý, quản trị Nhà nước cải cách rất nhiều.

Cầm căn cước sẽ không cần công chứng

Chủ tịch nước Tô Lâm nêu thực tế, trước đây khi đi làm hộ chiếu, đăng ký xe máy phải cầm một tập giấy tờ, công chứng xác nhận. Hiện tại, qua cải cách thủ tục hành chính thì không cần nhiều giấy tờ nữa nên độ nóng của ngành công chứng giảm bớt đi.

“Bây giờ căn cước công dân là giấy tờ duy nhất xác định địa vị pháp lý của người giao dịch, cầm căn cước đi sẽ không cần xác nhận gì, chỉ cần một số định danh trên môi trường điện tử là giao dịch được, không cần công chứng”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Người dân có thể đi khám sức khoẻ, xác nhận thuế, bảo hiểm y tế qua việc tích hợp các giấy tờ vào số định danh và có thể xác định pháp lý, đủ quyền giao dịch trong xã hội, trực tiếp giao dịch điện tử rất chính xác, không cần xác nhận, công chứng.

“Do đó, công chứng giảm đi rất nhiều, đây cũng chính là cải cách thủ tục hành chính”, Chủ tịch nước khẳng định.

Từ những phân tích này, ông đề nghị dự luật cần quy định rõ trong những trường hợp nào phải công chứng chứ không phải một cơ quan hay cán bộ nào đặt ra thủ tục buộc người dân phải công chứng, nhưng khi hỏi công chứng để làm gì thì không biết.

Chủ tịch nước cũng thông tin thêm, vừa qua người dân rất đồng tình với cải cách thủ tục hành chính, “đến mức họ không nghĩ tại sao bây giờ đơn giản thế”.

“Trước đây, để làm các thủ tục phải xếp hàng, đến từ mấy giờ sáng, mang đầy đủ giấy tờ mới được giải quyết; còn bây giờ chỉ cần mang mỗi căn cước công dân đến là được xem xét, giải quyết, thậm chí cũng không cần phải đến mà giao dịch điện tử”, Chủ tịch nước so sánh.

Ông lưu ý, tổng thể phải xem công chứng thế nào, phục vụ cái gì, làm gì trong quản lý hành chính và hệ thống tư pháp, đồng thời "yêu cầu phải phục vụ nhân dân - đó là yêu cầu cao nhất".

“Cần rà soát lại tổng thể hơn để luật đi vào cuộc sống và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi hơn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải vào cuộc, quy định cái nào là công chứng và công chứng là phải chuẩn, để cải cách hành chính”, Chủ tịch nước nói.

Nhiều đại biểu góp ý Điều 8 dự thảo Luật  Công chứng (sửa đổi) về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên là “công dân Việt Nam không quá 70 tuổi”. 

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) cho rằng quy định này mâu thuẫn với Điều 14 của dự thảo Luật khi một trong những trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm là “đã quá 70 tuổi” mà không đề nghị được miễn nhiệm, hoặc không còn đủ các tiêu chuẩn khác theo quy định của luật.

“Vậy thì một người 69 tuổi, bổ nhiệm xong không lẽ người ta bị miễn nhiệm liền?", bà Hạnh nêu và đề nghị xem lại điều luật này.

Cũng băn khoăn về những trường hợp vừa được bổ nhiệm xong ở tuổi 70 sẽ bị miễn nhiệm, đại biểu Nguyễn Việt Thắng (Kiên Giang) đề nghị nên quy định tuổi hành nghề công chứng viên là "không quá 70" và điều kiện về tuổi bổ nhiệm cần quy định thời gian hợp lý hơn: Có thể còn ít nhất 24 tháng hoặc 36 tháng đến khi hết tuổi hành nghề công chứng, để bảo đảm tính hợp lý và khả thi khi triển khai thực hiện.

" alt="Chủ tịch nước: Trước đây cứ bắt người dân công chứng mà không biết để làm gì" width="90" height="59"/>

Chủ tịch nước: Trước đây cứ bắt người dân công chứng mà không biết để làm gì