Nhận định, soi kèo Tampines Rovers FC vs Geylang International, 18h45 ngày 4/4: Tiếp tục gieo sầu
本文地址:http://casino.tour-time.com/html/46a891078.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo CSM Resita vs Hermannstadt, 21h00 ngày 2/4: Khó phân định thắng thua
Nhận định, soi kèo Al Riffa Club vs Al
Đại gia địa ốc và cuộc chơi “sống chết mặc bay”
Chuyên gia nói thẳng: Siết tín dụng bất động sản là hợp lý
Cần chiến lược gia tăng bền vững giá trị bất động sản
HoREA cho rằng, "Vị trí - Vị trí và Vị trí" là nhân tố hàng đầu quyết định giá trị bất động sản. Điều này vẫn còn đúng với thị trường bất động sản Việt Nam trong vài thập kỷ tới.
“Tỷ phú Donald Trump từng nói: Cho tôi một bất động sản hạng ba; Tôi sẽ đầu tư để biến thành bất động sản hạng nhất. Các nhà phát triển bất động sản tầm cỡ thế giới đã nêu ra tầm nhìn "Điểm đến mới (New Destination)", cho rằng cần phát triển các dự án bất động sản khác biệt, giao thông tiện lợi, tích hợp rất nhiều tiện ích, dịch vụ, kể cả du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... để thu hút mọi người đến tận hưởng, tiêu tiền, làm ăn. Điển hình như mô hình thành phố Las Vegas, bang Nevada Hoa Kỳ.
Do vậy, lựa chọn vị trí bất động sản là yếu tố hàng đầu quyết định giá trị gia tăng của bất động sản. Ở nước ta, cần quan tâm các dự án bất động sản được kết nối giao thông thuận tiện, xung quanh các ga Metro, trong các khu đô thị mới, trong các dự án chỉnh trang đô thị, trong các khu vực ngoại ô đón đầu các dự án đô thị vệ tinh...”, HoREA nhận định.
![]() |
Ngoài ra, Hiệp hội cũng cho rằng, nên đầu tư xây dựng bất động sản đạt chuẩn quốc tế và tham gia "chuỗi" của các thương hiệu quản lý có uy tín để đảm bảo khai thác, kinh doanh hiệu quả.Bên cạnh đó, để gia tăng giá trị bất động sản, HoREA cũng khuyến nghị phát triển bất động sản xanh, thân thiện môi trường, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng điện, nước, sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng khu nhà - tòa nhà thông minh, căn hộ thông minh, an toàn phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn Leed (Hoa Kỳ), Edge (IFC), Green Mark (Singapore), Lotus (Việt Nam)... giúp gia tăng bền vững giá trị của bất động sản.
Mặt khác, HoREA khuyến nghị các doanh nghiệp lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài (FDI) có uy tín và năng lực tài chính, để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp.
Bất động sản năm 2019: Cơ hội xen lẫn thách thức
Theo dự báo của HoREA, bước sang năm 2019, thị trường sẽ thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, thiếu hụt nguồn cung dự án phân khúc nhà ở trung cấp, phân khúc nhà ở bình dân. Nhà ở có giá vừa túi tiền và phân khúc nhà ở trung cấp vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, phát triển bền vững và có tính thanh khoản cao nhất.
Trong khi đó, phân khúc nhà ở cao cấp đang có dấu hiệu thừa cung, phải đối diện với nhiều thách thức trong năm 2019. Do vậy, các chủ đầu tư cần phải tính toán cơ cấu lại sản phẩm và lộ trình, tiến độ đưa sản phẩm ra thị trường. Sự cạnh tranh ở phân khúc căn hộ cao cấp sẽ rất khốc liệt.
Theo HoREA, dự kiến Bộ Xây dựng sẽ ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (mới), cho phép xây dựng căn hộ chung cư có diện tích dưới 45m2, với tỷ lệ nhất định, ở những khu vực phù hợp. Điều này sẽ tạo điều kiện phát triển căn hộ giá rẻ, trong đó, có loại căn hộ cho thuê giá rẻ.
Ở phân khúc condotel, HoREA dự báo sẽ tiếp tục xu thế chững lại và giá cả hợp lý hơn. Dự kiến sẽ có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các loại hình bất động sản mới như condotel, hometel, officetel, serviced apartment, shophouse để định hướng phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Trong lúc nguồn cung quỹ đất dự án gặp khó khăn, thị trường đang kỳ vọng vào nguồn cung thông qua kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng 26.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 2.200 ha đất ở, tại TP.HCM. Ngoài ra, nhiều khoản nợ được bảo đảm bằng dự án bất động sản sẽ được đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư, giúp thúc đẩy thị trường mua bán chuyển nhượng dự án (M&A) phát triển mạnh hơn.
Quốc Đại
Công viên Biển Sông tại An Gia Riverside và cầu thang chung cư Bảo Sơn Complex biến mất;nóng tranh luận về condotel là những thông tin nổi bật trong tuần qua.
">HoREA khuyên đại gia địa ốc học theo Donald Trump
Ngày 10/12, Hà Nội thêm 863 ca Covid-19, trong đó có 272 ca cộng đồng 478 ca ở khu cách ly và 113 ca ở khu phong tỏa.
">Hà Nội khẩn tìm người tới cửa hàng tiện ích Circle K liên quan F0
Nhận định, soi kèo Stal Mielec vs Cracovia Krakow, 23h00 ngày 4/4: Khó cho chủ nhà
Con hổ mang chúa đã đột nhập vào sân nhà một người dân. Nó ngậm chặt miệng vào đoạn ống nối với vòi nước có lẽ vì quá khát.
">Bắt rắn độc hổ mang chúa đang nuốt đồng loại trong nhà kho
Cơ quan quản lý viễn thông Thái Lan dự kiến sẽ xóa sổ mạng lưới 2G vào tháng 10/2019 để các nhà mạng có thêm nhiều năng lực mạng lưới và mở đường cho dịch vụ 5G vào năm 2020.
Ủy ban Viễn thông quốc gia Thái Lan (NBTC) đang khuyến khích tất cả 5,1 triệu thuê bao 2G chuyển sang mạng lưới 3G và 4G, giúp họ tiết kiệm tiền vì giá cước dịch vụ thoại của những dịch vụ này thấp hơn.
3 nhà mạng lớn của Thái đã chuẩn bị cho lộ trình này từ nhiều tháng, với điều kiện thuê bao 2G không phải chi phí nhiều cho việc chuyển đổi. Các nahf mạng có thể phải trợ giá thiết bị mới cho những người dùng 2G hiện tại. Họ phải chuẩn bị tất cả hệ thống hỗ trợ liên quan để đảm bảo chuyển đổi tốt sang 3G và 4G, bao gồm những gói cước khuyến mãi mới.
Ngày 31/10/2019 là hạn cuối cùng cho việc đóng cửa mạng 2G.
Takorn Tantasith, giám đốc NBTC, nói rằng kế hoạch đóng cửa 2G và chuyển đổi lên 3G, 4G sẽ được trình lên ủy ban NBTC để phê duyệt trong cuộc họp tiếp theo trước khi nhà quản lý quyết định 3 biện pháp chuyển đổi.
Đầu tiên, nhà mạng phải tạm dừng tất cả thiết bị 2G để phục vụ kế hoạch, vì nguồn cung thiết bị 2G đang giảm và văn phòng ủy ban NBTC không cho phép nhập thêm bất kỳ thiết bị 2G nào.
Thứ hai, NBTC và các nhà mạng sẽ tuyên truyền rộng rãi để nâng cao nhận thức của công chúng và chi tiết chuyển đổi vào tháng 1/2019.
Thứ ba, các nhà mạng phải chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi, bao gồm trợ giá thiết bị cho các thuê bao 2G hiện tịa và các gói cước khuyến mãi mới sau khi chuyển đổi, để gói cước dịch vụ thoại mới rẻ hơn.
Chi tiết số lượng thuê bao và giá cước di động của Thái Lan |
Thái Lan sẽ khai tử mạng 2G vào tháng 10/2019, rộng đường cho 5G
2h sáng, điện thoại bàn của Trạm Y tế phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội đổ chuông réo rắt. Chị Đỗ Thị Thanh Nhàn, nhân viên Trạm Y tế phường, nhấc máy. Cuộc gọi đến từ một gia đình F0 nhưng không khai báo y tế, tự điều trị tại nhà. Khi người bệnh có triệu chứng chuyển nặng (khó thở, SpO2 giảm), người thân mới hoảng hốt gọi đến trạm y tế phường.
Trạm Y tế phường Chương Dương được cấp 10 bình oxy. Chiều cùng ngày, phường tổ chức tiêm vắc xin tại một trường học cạnh trạm y tế nên các nhân viên đã chuyển số bình oxy này sang trường học để phục vụ cho việc cấp cứu bệnh nhân sau tiêm. Theo lịch, ngày mai họ tiếp tục tiêm vắc xin nên số bình oxy vẫn được để tại đó.
Nhân viên Trạm Y tế phường Chương Dương đến nhà tiêm vắc xin cho người dân |
Do tình huống cấp bách, bảo vệ lại khóa cửa trường học vì vậy chị Vũ Bích Ngọc và chị Đỗ Thị Thanh Nhàn, 2 nữ nhân viên trực ca đêm của trạm y tế, không còn cách nào khác đành trèo tường để vào trong, chuyển bình oxy ra ngoài.
“Sau đó, người điều khiển xe máy, người ôm bình oxy, dụng cụ… chúng tôi lên đường đến nhà bệnh nhân trong đêm”, chị Nhàn nói.
Xuất hiện tại nhà F0 – một phụ nữ 54 tuổi, nữ nhân viên y tế sau khi kiểm tra các chỉ số đã tiến hành cho bệnh nhân thở oxy. Dù được thở oxy nhưng tình trạng F0 không tiến triển, chỉ số SpO2 vẫn dưới 94, các nhân viên y tế gọi Trung tâm cấp cứu 115 để đưa bà vào bệnh viện cấp cứu.
Không chỉ vậy, các nhân viên y tế còn tiến hành test lại để hoàn thành hồ sơ cho bệnh nhân nhập viện. “Nếu gia đình khai báo y tế từ trước, khâu hoàn thành hồ sơ cho F0 sẽ nhanh hơn nhưng do không khai báo, chúng tôi hoàn toàn bị động. Nửa đêm, mới chạy ngược chạy xuôi lo giấy tờ để cho F0 đến viện…”, chị Ngọc kể lại.
![]() |
“Ban ngày, khi có các ca chuyển nặng, y tế phường sẽ có lực lượng dân phòng đến hỗ trợ chuyển bình oxy đi. Nhưng đêm, chỉ có 2 chị em phải tự xoay xở. Có hôm vừa vác bình vừa leo cầu thang bộ lên tầng 5 cấp cứu F0, mình cũng thấy khó thở theo”, chị Nhàn nói đùa.
Các nhân viên y tế về đến phường khi đồng hồ chạm sang con số 4h sáng. Họ nghỉ ngơi 1 chút trước khi bước vào cuộc chiến của ngày mai…
Đó là một đêm trong suốt nhiều tháng qua tại Trạm Y tế phường Chương Dương - nơi có 8 nhân viên y tế phải quản lý, chăm sóc 400 F0 đang điều trị tại nhà. Phường Chương Dương là địa bàn đông dân cư, với khoảng 23.000 dân, ngoài ra còn thêm người lao động tự do đến thuê trọ nên công việc các nhân viên y tế đã mệt nay càng mệt hơn khi ca mắc của Hà Nội liên tục “leo thang”.
Ám ảnh tiếng chuông điện thoại
8h sáng ngày 11/1, trong căn phòng nhỏ khoảng 15m2 ở tầng 1 của Trạm y tế phường Chương Dương, nhóm nhân viên y tế đang mặc đồ bảo hộ, chuẩn bị dụng cụ. Hôm nay, theo lịch họ tiến hành tiêm vắc xin tại nhà cho các đối tượng không thể đến điểm tiêm. Đa phần là người già bị tai biến, bị liệt, phải nằm một chỗ. Tiếng soạn dụng cụ, tiếng phân công công việc, tiếng giục nhau… ồn ào cả trạm. Điện thoại bàn reo, chị Huệ, một nhân viên y tế, nhấc máy.
“Bà test nhanh hôm qua à? Nhà trọ có 2 người, 1 người đã về quê, hiện bà đang ở một mình à? Nhà trọ có phòng vệ sinh khép kín không ạ? Bà nói to lên, cháu nghe không rõ”, nữ nhân viên nói qua điện thoại. Chị quay lại nổi cáu với các nữ đồng nghiệp khác: “Ồn quá, em đang nghe điện thoại”. Lúc này, tiếng ồn ào trong phòng mới giảm đi một chút.
Cuối cùng vẫn không nghe rõ từ phía đầu dây bên kia, chị nhắn: “Bà để cháu gọi di động nhé”. Dập máy bàn, nữ nhân viên y tế dùng điện thoại di động kết nối với trường hợp vừa test nhanh có kết quả dương tính.
![]() |
Chuẩn bị đi tiêm vắc xin cho người dân nhưng điện thoại đổ chuông một nữ nhân viên nán lại nghe diện thoại của F0 gọi đến |
“Phòng trọ không có nhà vệ sinh khép kín? Như vậy bà không có đủ điều kiện cách ly tại nhà. Bây giờ, bà chờ đợi chúng cháu sẽ xuống xét nghiệm lại và sắp xếp cho bà đến khu thu dung nhé”, chị Huệ tiếp tục cuộc điện thoại.
Chị Huệ vừa ngắt máy, điện thoại của chị Nguyễn Thị Hồng Hà, phụ trách Trạm Y tế phường Chương Dương, lại tiếp tục reo. Một người phụ nữ gọi điện thông báo người cùng nhà có dấu hiệu trở nặng, khó thở... Chỉ một buổi sáng, mấy chục cuộc điện thoại đã đổ về trạm y tế phường. Vừa dập máy, chuông lại reo, không chỉ máy bàn, máy di động đều đổ chuông liên tục.
![]() |
Mệt, căng thẳng, nhân viên y tế chợp mắt ngay tại bàn làm việc |
Vì vậy khi nhận cuộc điện thoại tiếp theo, 1 F0 than phiền: “Nhà có 2 người vừa tets nhanh dương tính, tôi gọi điện thoại cho trạm y tế phường không được”, nữ nhân viên y tế phường giải thích: “Ở đây điện thoại liên tục, cứ dập lại có cuộc khác nên gia đình phải gọi liên tục”.
“Các cuộc gọi sau 3h đêm vẫn chưa chấm dứt. Sự lo lắng với chuyển biến bệnh của F0 đâu có chọn giờ. Điện thoại phải liên tục sạc, chúng tôi nghe ù cả tai, đến nỗi nghe tiếng điện thoại là sợ”, một nữ nhân viên nói.
Căng thẳng, mệt mỏi nhưng 'mình không làm thì ai làm?'
8h30 sáng, lực lượng dân phòng đến hỗ trợ, đoàn các nhân viên y tế phường lên xe máy đi tiêm phòng cho người dân.
Các nữ nhân viên còn lại tiếp tục công việc nhập liệu trên máy tính. Họ phải hoàn thành để 5h chiều tiến hành đi test nhanh cho người dân. Bữa trưa của các nhân viên y tế phường Chương Dương thường diễn ra sau 2h chiều. Để tiết kiệm thời gian, họ gọi bún, phở, bánh… về ăn ngay tại trạm y tế. Nhưng cũng có hôm vì ăn quá muộn, hàng quán chẳng còn gì, các chị lại dùng tạm đồ ăn nhanh để lót dạ.
Gắp vội miếng bún, chị Nguyễn Thanh Hà nhận cuộc gọi video call từ một F0 do chị theo dõi, quản lý. Vừa ăn, chị vừa hướng dẫn và xem các chỉ số sức khỏe của F0.
Với 400 F0 cách ly tại nhà, mỗi nhân viên y tế đang đảm nhiệm chăm sóc khoảng 50 người. Họ lập nhóm zalo để hàng ngày, các F0 báo các chỉ số thông tin về sức khỏe. Chị Vũ Bích Ngọc nói: “Công việc mệt mỏi, căng thẳng, thu nhập rất thấp. Không phải gia đình nào cũng ủng hộ nên nhiều nhân viên y tế chỉ muốn xin nghỉ việc, thậm chí đã nghỉ việc”.
![]() |
Công việc của họ kéo dài từ sáng đến sau 10h đêm. Sau 2 ngày họ tiếp tục có một ngày trực đêm tại trạm y tế. |
Chị Ngọc kể, việc chăm các con chị đều nhờ cậy vào ông bà. Nhưng những hôm con ốm, sốt, phải có mẹ cho ăn nên buổi trưa chị tranh thủ ghé về nhà. “12h trưa, mẹ về đến nơi con mới được ăn”, chị nói.
Tương tự chị Thanh Nhàn có 2 con nhỏ nhưng cả tháng nay người mẹ này chỉ về nhà khi con đã ngủ. Tranh thủ giờ nghỉ ngơi, chị gọi điện về hỏi han tình hình học tập của con, nhắc nhở con làm việc nhà.
"Đi từ 8h sáng đến 10h đêm mới về, cũng thấy mệt mỏi lắm nhưng nếu mình không làm thì ai làm? Bây giờ bạn bè thì không có số nhưng F0 thì vài trăm số, thấy cuộc gọi biết ngay là của F0", chị nói.
Mỗi nhân viên y tế phường Chương Dương sau 2 ngày sẽ có một ngày trực 24/24h tại phường. Chị Nguyễn Thị Hồng Hà, phụ trách trạm, chia sẻ: “Có hôm tôi ở liên tục 4 ngày, 4 đêm ở phường do công việc quá tải. Nhiều ông chồng có vợ là nhân viên y tế phường còn đùa: “Mang quần áo lên trạm mà ở luôn”.
10h đêm, 6 nữ nhân viên y tế phường rời trụ sở để về nhà, 2 người còn lại vào ca trực đêm. “Mang tiếng là về nhà nhưng điện thoại nào được nghỉ, nửa đêm có người gọi là bình thường. Mệt thế nhưng nào có tắt được điện thoại…”, một chị nói khi bước ra về.
Bà Nguyễn Thúy Hằng, thuộc bộ phận cấp cứu Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, xuống hỗ trợ trạm y tế địa phương tiêm tại nhà nói: “Phải làm việc với họ mới biết họ đang làm việc như thế nào. Thực sự họ quá vất vả, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Tôi nghĩ, các cơ quan hành chính nên chia sẻ công việc với họ, như việc thống kê số liệu, nhập liệu hay làm các báo cáo liên quan…”. Ông Đoàn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm: “Giảm áp lực cho nhân viên y tế là không thể, chủ yếu đề xuất các cấp tăng cường hỗ trợ cho điều kiện sống anh em. Số lượng nhân viên y tế chỉ có thế, lại có cả người về hưu vì vậy việc bổ sung nhân lực là việc cần thiết”. |
Ngọc Trang
Theo kế hoạch về chăm lo Tết cho các đối tượng của UBND TP.HCM, nhân viên trạm y tế phường xã, trạm y tế lưu động sẽ được chăm lo 1 triệu đồng/người.
">Nửa đêm nhân viên y tế trèo tường vác bình oxy cứu F0 nguy kịch
Đoạn video do chính chủ xe này ghi lại cho thấy, còn có hàng chục chiếc khác tại bãi xe cũng trong tình trạng như vậy. Và chắc chắn rằng, còn rất nhiều người phải tìm ô tô của mình sau khi trở về giống như người đàn ông trên.
Theo Newsflare
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Gửi ô tô ở sân bay để đi du lịch, người đàn ông chật vật tìm xe khi quay về
友情链接