Hơn 20 năm trước,ỏxứbiệttíchchamẹmộtđờikhắckhoảsex trẻ nhiều thanh niên ở xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An) rời xa gia đình vào các tỉnh miền Nam tìm việc làm để có thu nhập, đỡ đần bố mẹ. Đến nay, phần lớn mọi người đều giữ liên lạc với gia đình, quê hương. Nhưng cũng có những người chừng ấy năm bặt vô âm tín như trường hợp anh Thái Đình Hùng và Thái Văn Ngọc khiến bố mẹ không nguôi thương nhớ.
Linh tính của người cha
Một buổi sáng mùa Hè, ông Thái Đình Hoàng (SN 1950) ở xóm Đông Xuân, xã Hòa Sơn (Đô Lương) mở chiếc tủ nhỏ ở góc nhà lần tìm các loại giấy tờ của người con trai út Thái Đình Hùng (SN 1978). Mân mê chiếc bao ni lon gói mấy tấm ảnh cũ và bằng THCS, THPT của anh Hùng, ông Hoàng chợt lặng người khi nhìn thấy nét mặt của người con trai đã gần 20 năm xa cách. “Chỉ khi nào quá bận rộn với công việc, còn không tôi luôn nhớ và nghĩ về nó, cầu mong nó được bình yên và khỏe mạnh. Tính ra đã hơn 18 năm bặt tin tức, gia đình chúng tôi mong ước một ngày Hùng sẽ trở về trong niềm vui sum vầy, đoàn viên” – ông Hoàng tâm sự.
Ông Thái Đình Hoàng lần tìm những tấm ảnh và giấy tờ của con trai út Thái Đình Hùng |
Dòng hồi ức đưa ông Thái Đình Hoàng ngược về quãng thời gian hơn 20 năm trước, khi con trai út Thái Đình Hùng vừa tốt nghiệp THPT. Hùng là người con khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất nhà, hai anh trai người bị mắc bệnh thần kinh, người bị tật nguyền. Khi còn đi học, ngày nghỉ Hùng thường tranh thủ đi bán kem, gom sắt vụn, phế liệu bán kiếm tiền phụ giúp bố mẹ.
Năm 1997, học xong THPT, gia đình khó khăn, không có điều kiện dự thi đại học, Hùng xin bố mẹ vào TP Hồ Chí Minh làm công nhân. Ban đầu, làm thợ xây dựng với người bác ruột, sau đó xin ra ngoài làm tự do. Năm 2003, bị tai nạn, Hùng về quê điều trị và an dưỡng, có kể với bố mẹ về hành trình đi khắp nơi làm việc và mưu sinh. Có lúc xuống tận Cà Mau, và ở đây có một gia đình cưu mang, giúp đỡ rồi nhận làm con nuôi.
Ông Hoàng rất mong nhận được tin của con trai đang lưu lạc |
Sức khỏe hồi phục, Thái Đình Hùng lại lên đường vào miền Nam tìm việc, mang theo cuốn sổ hộ khẩu của gia đình. Vài tháng sau anh gửi sổ hộ khẩu về qua một người cùng xóm, rồi từ đó gia đình ông Hoàng không còn nhận được tin tức của con trai út, dù một lá thư, cuộc điện thoại hay lời nhắn gửi. Người thân quen hay người trong làng, trong xã cũng không ai gặp gỡ hay trông thấy Hùng.
Thời gian đầu, vợ chồng ông Hoàng chỉ nghĩ chắc con trai làm ăn gặp khó khăn nên không muốn báo tin về cho bố mẹ. Nhưng lâu dần, ông bà bắt đầu lo lắng và mong đợi tin tức, càng đợi lại càng biệt tăm. Nhờ người thân, họ hàng và bạn bè ở các tỉnh miền Nam để ý tìm giúp nhưng cũng không có được nguồn thông tin. Mới đây, ông Hoàng nhờ người đăng ảnh và thông tin lên mạng xã hội nhưng cũng chưa thấy hôi âm. Bây giờ, các bậc sinh thành chỉ biết chờ đợi và hy vọng, trong khi dòng thời gian vẫn mải miết trôi…
Bức ảnh anh Thái Đình Hùng đang được gia đình lưu giữ |
Ông Thái Đình Hoàng chia sẻ: “Linh tính của người cha mách bảo với tôi thằng Hùng vẫn còn sống và mong nó sớm liên lạc với gia đình. Bố mẹ đã héo hon vì thương nhớ, bước qua ngưỡng tuổi xưa nay hiếm, sức vóc không còn nhiều. Những năm tháng còn lại của cuộc đời mong có được niềm vui đoàn tụ và sự thanh thản của tuổi già”.
Giấc mơ của người mẹ cô đơn
Cũng ở xóm Đông Xuân, bà Nguyễn Thị Phương (80 tuổi) tấm lưng đã còng rạp vì gánh nặng thời gian, một mình sống trong căn nhà mép đồi. Vườn tược mọc đầy cây dại, cành lá gãy đổ ngổn ngang nhưng bà không còn đủ sức dọn dẹp. Bà Phương kể: “Chồng vừa mất hơn một năm, tôi có 5 người con, hai con đầu mất từ khi còn nhỏ, con trai thứ tư và thứ năm đang sinh sống ở xa, tận Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh. Riêng con trai thứ ba là Thái Văn Ngọc (SN 1973) đã 20 năm nay không hề có tin tức, cũng không biết đang ở nơi đâu”.
Kể về con trai đang lưu lạc, người mẹ già nua lục chiếc túi xách và lấy ra tập ảnh cũ, tay run run chỉ vào những tấm ảnh có mặt anh Thái Văn Ngọc. Theo lời bà Phương, năm 1997 anh Ngọc vào Tây Nguyên làm ăn, thi thoảng có gửi thư về nhà thăm hỏi bố mẹ và kể về công việc kiếm sống của mình. Nhưng từ cuối năm 2001 đến nay, anh không hề liên lạc với gia đình, cũng không ai gặp hay biết tin tức. Các em của anh Ngọc bao năm nay cất công đi tìm, dò hỏi khắp các bản làng ở Tây Nguyên nhưng thông tin về người anh trai như “bóng chim, tăm cá”.
Bà Phượng hiện sống một mình, rất mong tin của con trai là Thái Văn Ngọc |
Cũng ngần ấy năm, bà Phượng sống trong nỗi khắc khoải, mong chờ người con trai hiền lành và vui tính. Thời gian càng trôi xa, nỗi nhớ con càng dâng trào, cuộn xiết. Những lúc một mình, nhớ đến con, nước mắt người mẹ lại tuôn rơi, hình bóng con trai luôn chập chờn trong tâm trí. Hằng đêm, mỗi khi nghe tiếng chó sủa hay tiếng cành cây rơi sau vườn, bà Phượng lại nghĩ con trai về liền xô cửa bước ra nhưng xung quanh chỉ là bóng tối.
Những ngày cuối đời, khi chập chơn mê – tỉnh, chồng bà Phượng luôn hỏi “Ngọc về chưa bà ơi?”. Người mẹ ấy kể tiếp: “Đêm qua tôi vừa thấy nó về gõ cửa, dáng gầy, mặt hốc hác, mệt mỏi. Tôi ôm chầm lấy con thì đúng lúc tỉnh giấc mới biết mình nằm mơ. Mà từ khi ông nhà mất, ở một mình tôi hay mơ nhiều hơn…”.
Theo nhận định của những người anh em, họ hàng, khả năng anh Thái Văn Ngọc vẫn còn sống và đang cư trú trong một bản làng xa xôi nào đó ở Tây Nguyên. Cũng có thể, anh Ngọc đã vượt biên sang sinh sống ở Lào hoặc Campuchia, vì một lý do nào đó nên không muốn gặp gỡ và báo tin cho gia đình, người thân và bạn bè. Nhưng dù bất cứ lý do gì anh Ngọc cũng nên tìm cách liên lạc để bố mẹ, anh em đỡ lo lắng, để người thân rũ bỏ được nỗi day dứt trong lòng và có được sự thanh thản.
Bà Nguyễn Thị Phượng xem lại những bức ảnh cũ có mặt con trai Thái Văn Ngọc |
Rời Hòa Sơn, chúng tôi không thể ánh mắt khắc khoải của ông Thái Đình Hoàng và tấm lưng còng rạp, bước chân liêu xiêu của bà Nguyễn Thị Phượng. Đáng lẽ, họ đang được an nhàn và tận hưởng niềm vui tuổi già nhưng vẫn mang nặng sự canh cánh, mong chờ những đứa con lưu lạc. Viết những dòng này, hy vọng anh Thái Đình Hùng, Thái Văn Ngọc sẽ đọc được và liên lạc với gia đình, để các bậc sinh thành vơi bớt nỗi nhớ thương…
Công Kiên
Cần gấp 200 triệu đồng cứu mạng bé trai 3 tuổi bị xơ gan
Đôi mắt ngây thơ ngập nước của con chất chứa nỗi đau đớn. Dù biết bây giờ là thời điểm vàng để thực hiện ca ghép gan cho con, nhưng với khoản chi phí còn thiếu lên tới 300 triệu đồng, gia đình chị Phấn đã không còn cách nào xoay sở.