Malaysia áp dụng phong tỏa toàn quốc từ 1/6, hầu hết các ngành công nghiệp sẽ tạm dừng đến hết ngày 14/6. Các nhà sản xuất ô tô và thép được phép hoạt động, nhưng chỉ có thể cho 10% lao động đi làm, còn giới hạn của các hãng sản xuất điện tử, hóa chất, dược phẩm là 60%.
Malaysia, Thái Lan và Việt Nam là trung tâm sản xuất quan trọng. Số ca Covid-19 tăng đe dọa làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Toyota sẽ tạm dừng sản xuất và bán hàng từ hôm nay. Năm 2020, sản lượng Toyota tại Malaysia là 50.000 xe. Trong khi đó, Honda đóng cửa hai nhà máy. Malaysia là một trong các xưởng sản xuất lớn nhất của Honda trong khu vực, mỗi năm cho ra 300.000 xe hai bánh và 100.000 xe bốn bánh.
Tuần vừa qua, số ca dương tính tại Malaysia tăng gần gấp đôi do tỉ lệ tiêm vắc xin thấp, tỉ lệ mắc 200/1 triệu dân, cao hơn cả Ấn Độ. Tại Thái Lan, các ca nhiễm cũng có xu hướng tăng. Tập đoàn New Kinpo của Đài Loan đã phải dừng hoạt động nhà máy thiết bị viễn thông và máy in tại đây từ ngày 20/5. Trong khi đó, Việt Nam cũng xuất hiện chủng lai từ chủng Anh và Ấn Độ, ảnh hưởng tới các khu công nghiệp. Các nước đều đang chạy đua bảo vệ ngành công nghệ trước làn sóng Covid-19 mới.
Thái Lan là trung tâm sản xuất xe hơi lớn nhất khu vực, từ đây, Toyota và các hãng xe Nhật Bản khác xuất khẩu thành phẩm sang các nước Đông Nam Á, Trung Đông và châu Đại Dương. Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng đầu của Samsung Electronics, cung ứng thiết bị cho các thị trường như châu Âu, Mỹ.
Du Lam (Theo Nikkei)
Thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 2,7 triệu xe máy trong năm tài chính vừa qua. Đây là năm thứ ba liên tiếp ghi nhận mức sụt giảm của thị trường xe xăng.
" alt=""/>Malaysia phong tỏa, Toyota, Honda dừng sản xuất ô tô![]() |
Kai Havertz quá phấn khích đến nỗi văng tục ngay trên sóng truyền hình sau khi ghi bàn duy nhất giúp Chelsea vô địch Cúp C1 |
Man City dù nắm thời lượng cầm bóng vượt trội nhưng đã không thể kiểm soát trận đấu theo cách họ muốn, đã phải chấp nhận làm kẻ thua cuộc dù được đánh giá cao hơn.
Với Kai Havertz, tất cả giá trị của bản hợp đồng cao giá nhất Chelsea, đã được ‘trả’ cả vào bàn thắng đêm qua, bàn thắng định đoạt danh hiệu Champons League cho The Blues.
Tiền đạo Đức đã có mùa giải đầu tiên khó khăn ở Stamford Bridge, chịu rất nhiều sức ép lẫn chê bai, trước khi ‘thần hộ mệnh’ mang tên Thomas Tuchel xuất hiện giải cứu!
Và anh đã đền đáp người thầy đồng hương, cũng như giải phóng cho chính mình với pha lập công để đời cùng Chelsea gặt cái kết mùa giải thật ngọt ngào, đồng thời đập tan giấc mộng của Man City.
![]() |
Kai Havertz giơ cao danh hiệu Champions League |
Khỏi phải nói, Kai Havertz vui sướng điên cuồng đến nhường nào. Anh chàng thậm chí không kìm nén được cảm xúc, đã… văng tục ngay trên sóng truyền hình BT Sport khi được hỏi về sức ép của cầu thủ đắt giá nhất Chelsea trước khi ‘trả lại tất cả’ trong đêm nay…
“Thật sự là lúc này tôi *** có gì để nói về điều đó cả. *** nói nhiều, chúng tôi chiến thắng Champions League! Chúng tôi xứng đáng với nó và giờ là thời gian để ăn mừng!
Tôi đã đợi rất lâu, tôi chỉ muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bà nội, bố mẹ, anh trai, chị gái, bạn gái của tôi. Tôi không biết phải nói gì”.
Đội trưởng Cesar Azpilicueta đứng bên cạnh khoái chí với cách phản ứng của Kai Havertz, đã giựt mạnh áo ôm lấy đồng đội đàn em.
Anh cũng đã dành những lời khen ngợi Havertz vì những nỗ lực đáng khen ngợi cho mùa giải đầu tiên khó khăn tại Chelsea.
Theo dõi người hùng Kai Havertz trả lời phỏng vấn, người hâm mộ cộng đồng mạng thích thú, được họ xếp vào diện ‘cuộc phỏng vấn vui nhất trong mùa giải này’.
L.H
Kai Havertz bùng nổ trong trận derby London thắng Fulham 2-0, và anh đóng vai trò như chìa khóa vạn năng của Chelsea.
" alt=""/>Kai Havertz trả lời ‘bá đạo’ sau khi giúp Chelsea vô địch Cúp C1Viettel Global chào sàn UPCOM với giá 15.000 đồng/cổ phiếu
Kịch bản chuyển đổi SIM 11 số Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile, Gmobile
Lịch chuyển đổi SIM 11 thành 10 số của Viettel, MobiFone, VinaPhone
Chuyển đổi số: Cơ hội để MobiFone “tái sinh” và trường tồn
Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tính đến tháng 5/2018, cả nước hiện có khoảng 124 triệu thuê bao di động. Trong số này có khoảng 51 triệu thuê bao 3G và 13 triệu thuê bao sử dụng 4G.
Số liệu năm 2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng dân số Việt Nam hiện có 92,7 triệu người. Như vậy, trung bình mỗi người dân sẽ sở hữu 1,34 thuê bao di động.
Lượng thuê bao khổng lồ đã đem về số doanh thu không nhỏ cho các nhà mạng viễn thông. Tính đến hết năm 2017, doanh thu toàn tập đoàn Viettel đạt 249.500 tỷ đồng. Với VNPT, doanh thu năm 2017 của tập đoàn này là 144.700 tỷ đồng. Đứng thứ 3 trong số các nhà mạng viễn thông, thế nhưng MobiFone cũng bỏ túi hơn 44.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2017.
![]() |
Năm 2017 tiếp tục là một năm khó khăn của các nhà mạng khi doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản như các dịch vụ thoại, tin nhắn SMS tiếp tục suy giảm. |
Từng là con gà đẻ trứng vàng cho nền kinh tế, tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là ngành viễn thông đang bước vào giai đoạn chững lại và suy giảm về doanh thu. Điều này là bởi phần lớn doanh thu của các nhà mạng vẫn đến từ các loại hình dịch vụ viễn thông truyền thống. Trong khi đó, với tỷ lệ thuê bao di động trên đầu người như hiện tại, thị trường viễn thông Việt Nam đã ở trong trạng thái bão hòa.
Đây không phải là điều quá bất ngờ bởi ngay từ cuối năm 2017, tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Bộ TT&TT, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel từng cho biết, năm 2017 tiếp tục là một năm khó khăn của các nhà mạng khi doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản như các dịch vụ thoại, tin nhắn SMS tiếp tục suy giảm.
Doanh thu viễn thông suy giảm, loay hoay tìm hướng đi mới
Có một thực tế là những quốc gia nào có tỷ lệ sử dụng dữ liệu di động bình quân trên đầu người càng lớn thì quốc gia đó lại càng phát triển hơn về lĩnh vực công nghệ nói chung và viễn thông, Internet nói riêng.
Với sự phát triển của các tiện ích Internet cùng rất nhiều ứng dụng OTT miễn phí như Messenger, WhatApps, Viber hay Zalo, trong vài năm tới đây, khi Internet “phủ sóng” rộng khắp hơn nữa, doanh thu từ các dịch vụ viễn thông truyền thống chắc chắn sẽ giảm xuống.
Thế giới hiện đại đang chuyển mình theo hướng cung cấp dịch vụ dữ liệu. Trước xu thế đó, các nhà mạng phải hướng tới một tầm nhìn xa hơn, thay vì chỉ phụ thuộc phần lớn doanh thu vào các dịch vụ viễn thông truyền thống như trước.
![]() |
Biểu đồ thống kê số lượng thuê bao di động (TBDĐ) tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm qua. Có thể thấy, thị trường viễn thông trong nước đã bão hòa và gần như không phát sinh thuê bao mới. Nguồn: Cục Viễn thông |
Nếu nhìn vào danh sách các công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay, có thể thấy đa phần đó đều là các công ty cung cấp dịch vụ miễn phí như Google, Facebook. Đổi lại, những công ty này có thể phát triển các hình thức kinh doanh khác dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ mà người dùng sản sinh ra từ hệ thống của mình.
Nhìn vào thực tế thì Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất hiện cũng mới chỉ có 58 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Con số này chỉ bằng một nửa so với tổng số lượng thuê bao di động của các nhà mạng tại Việt Nam.
Sự khác biệt nằm ở chỗ, Facebook rất khôn ngoan trong việc khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu vô giá của mình. Trong khi đó, khả năng thu thập và xử lý dữ liệu lớn vẫn là một khó khăn, thách thức đối với các nhà mạng.
Có thể thấy, với lượng người dùng sẵn có, các nhà mạng đang sở hữu một mỏ vàng dữ liệu khổng lồ. Khai phá nguồn tài nguyên này cũng chính là giải pháp để các nhà mạng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình, giảm sự phụ thuộc vào các loại hình dịch vụ viễn thông truyền thống.
![]() |
Ông Lưu Mạnh Hà - Phó TGĐ Viettel Telecom: “Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, doanh thu của các dịch vụ viễn thông truyền thống gần như đứng yên, thậm chí là sụt giảm”. Theo vị lãnh đạo Viettel Telecom, tỷ lệ người dùng di động trên tổng dân số Việt Nam hiện đã gần như ở mức bão hòa. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước xu hướng thay đổi của thị trường di động, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT Việt Nam (Vietnam ICT Investment Forum - VIIF) 2018, ông Lưu Mạnh Hà - Phó TGĐ cho rằng, một trong những hướng phát triển mới của Viettel là đẩy mạnh phát triển công nghệ Internet of Things (IoT).
Theo vị Phó TGĐ Viettel Telecom, doanh thu từ dịch vụ IoT đang tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, số lượng các thiết bị IoT cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Nhận thức được sự biến đổi của thị trường, Viettel đã phát triển các dịch vụ liên quan đến IoT từ khá sớm. Dự kiến trong quý I/2019, Viettel sẽ là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện platform nền tảng cho Internet vạn vật (IoT).
Dự đoán về tương lai, ông Lưu Mạnh Hà cho rằng: “IoT sẽ khiến quyền lực về tay các nhà khai thác. Đặc biệt, với IoT, chúng ta sẽ có rất nhiều dữ liệu và những dữ liệu này giống như nguồn dầu mỏ quý báu”. Đây là nguồn thu mới bù vào khoản suy giảm doanh thu của các dịch vụ viễn thông truyền thống, ông Hà chia sẻ.
Nhà mạng viễn thông phải trở thành các công ty công nghệ
Trước đó, trong buổi làm việc tại MobiFone của đoàn công tác Bộ TT&TT, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra nhận định rằng: “Thị trường viễn thông đã bão hòa, miếng bánh không to ra, giống như một vùng biển đỏ, nơi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau với cùng một sản phẩm giống nhau, cái để cạnh tranh duy nhất là giá, để giành giật nhau trong một thị trường không to ra được nữa, và giá cũng đã bắt đầu tiệm cận giá thành. Đây là một cuộc chiến “đổ máu””.
![]() |
Trong nhiều năm liền, các nhà mạng viễn thông là con gà đẻ trứng vàng cho nền kinh tế Việt Nam. Để duy trì được điều này, các doanh nghiệp viễn thông phải nhanh chóng chuyển mình và bắt kịp với các xu thế công nghệ mới. |
Chia sẻ về tầm nhìn của mình, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, MobiFone cần tiên phong mở ra những không gian mới về dịch vụ, sản phẩm, cần đổi mới sáng tạo để tạo ra một "vùng biển xanh" mới.
Để làm được điều này, theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, MobiFone cần chuyển đổi từ công ty dịch vụ thuần túy sang công ty về công nghệ - dịch vụ. Nhà mạng này cần thành lập viện nghiên cứu, tập trung vào các công nghệ 4.0, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, IoT để cung cấp những dịch vụ mới cho khách hàng.
Nhìn chung có thể thấy, với những biến động theo chiều hướng không thuân lợi của thị trường viễn thông, đây là thời điểm mà các nhà mạng cần thay đổi và làm mới mình. Các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Internet of Things... chính là lời giải để các nhà mạng chuyển mình trở thành các công ty công nghệ, nhằm mục tiêu tạo ra một thời kỳ tăng trưởng vàng mới.
Trọng Đạt
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT năm 2018 vừa được Bộ TT&TT tổ chức, đã có nhiều ý kiến chia sẻ về định hướng phát triển công nghệ 5G và những hướng đi mới cho Việt Nam.
" alt=""/>Doanh thu thoại, nhắn tin giảm dần đều, đâu là lối thoát cho nhà mạng?