Tiêm filler môi có an toàn?

Trao đổi với phóng viên Dân trí,êmfillermôicóantoàkết quả của ngoại hạng anh thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, trung bình mỗi tuần, đơn vị tiếp nhận khoảng 5 trường hợp đến tiêm filler môi.

Đây cũng là nhu cầu làm đẹp ngày một phổ biến của nhiều người dân, nhất là chị em. Tuy nhiên cũng như các phương pháp thẩm mỹ bằng chất làm đầy nói chung, việc tiêm filler môi cũng tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra biến chứng.

Tiêm filler môi có an toàn? - 1

Một trường hợp tiêm filler môi bị biến chứng (Ảnh: BV).

Theo bác sĩ Uyển Nhi, chảy máu là biến chứng thường gặp khi tiêm filler môi. Cụ thể, vùng môi có mạng lưới mạch máu dày, khi tiêm có thể gây chảy máu. Bên cạnh đó, sưng, đỏ, bầm tím là những phản ứng thông thường khi tiêm, thường tự hết sau vài ngày.

Nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng, do không đảm bảo vô trùng trong quá trình tiêm. Bệnh nhân cũng có thể xảy ra dị ứng với thành phần của chất làm đầy, hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo.

Nếu tiêm quá nhiều hoặc kỹ thuật tiêm không đều tay, môi của khách hàng sẽ mất cân đối. Ngoài ra, còn có tình trạng nổi các nốt cục ở chỗ tiêm và gây viêm, thường do chất lượng sản phẩm, sử dụng sản phẩm có các thành phần "lạ".

Tại chương trình đào tạo "Tiếp cận đa phương thức trong da liễu thẩm mỹ", bác sĩ Uyển Nhi chia sẻ, để tiêm chất làm đầy đẹp tự nhiên, cần sử dụng chất làm đầy tối thiểu nhất, lựa chọn kỹ thuật tùy thuộc vào khiếm khuyết ở môi bệnh nhân (như thể tích, độ ẩm, viền môi...), có thể phối hợp các kỹ thuật.

Tiêm filler môi có an toàn? - 2

Tiêm filler giúp tăng thể tích môi (Ảnh: BS).

Song song đó, để phòng tránh các biến chứng, cần tiêm chất làm đầy ở các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín, quan trọng nhất là có bác sĩ được đào tạo kỹ năng tiêm chất làm đầy.

Cụ thể, nên tìm hiểu kỹ về bác sĩ thực hiện, cơ sở vật chất, loại chất làm đầy sử dụng.

Trước khi thực hiện, bạn cần được bác sĩ sẽ tư vấn về loại filler phù hợp, lượng filler cần tiêm và giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Bản thân người đi làm đẹp cũng cần thông báo cho bác sĩ về các tiền căn liên quan đến các điều trị ở vùng môi, tiền sử bệnh lý nội khoa, đông cầm máu và tiền sử dị ứng.

Trước khi tiêm, bạn không sử dụng thuốc làm loãng máu, không uống rượu bia, còn sau khi tiêm xong tránh chạm vào vùng môi vừa can thiệp, không trang điểm trong 24 giờ đầu và tránh các hoạt động mạnh.

Bên cạnh đó, cần chườm đá lạnh để giảm sưng, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, tránh ăn các thực phẩm cay nóng sau khi tiêm. Nếu sau tiêm có các dấu hiệu như sưng nhiều, đau nhức..., cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, mỗi năm đơn vị tiếp nhận hàng trăm trường hợp đến khám và điều trị tai biến vì làm đẹp từ các cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM và các tỉnh.

Trong đó, có 69% do tiêm chích, 16% tai biến do làm đẹp bằng laser hay thiết bị phát năng lượng, 10% do hóa chất và 5% do các nguyên nhân khác.

Tai biến tiêm chất làm đầy diễn ra đa dạng ở nhiều vị trí, như thái dương, mũi, má, vùng môi, khiến da và vùng mặt của bệnh nhân bị biến dạng nặng nề.

Bác sĩ Thúy nhận định, có một số nguyên nhân dẫn đến tai biến, như bệnh nhân thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ "chui", người hành nghề thẩm mỹ chưa được đào tạo chuyên khoa, quảng cáo quá sự thật khiến người dân đặt niềm tin không đúng chỗ...

Thế giới
上一篇:Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Dhofar, 21h15 ngày 14/1: Nắm chắc danh hiệu
下一篇:Kèo vàng bóng đá Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/1: Khởi đầu suôn sẻ