TheệsĩcảilươngNgọcĐángquađờisauhônmênguykịquan voto ca sĩ Quang Thành, nghệ sĩ Ngọc Đáng đã nhập viện khoảng 3 tuần nay để điều trị ung thư giai đoạn cuối. Ngày 23/2 (giờ Mỹ), bệnh tình trở nặng khiến bà hôn mê. Bác sĩ không thể tiến hành xạ trị u ác tính trong cổ vì sức khỏe của bà yếu. Bà mất, hưởng thọ 71 tuổi.
Trước đó đầu năm 2022, nghệ sĩ Ngọc Đáng mắc Covid-19. Sau khi chữa khỏi, di chứng hậu Covid-19 khiến sức khỏe bà suy yếu, bệnh nền trở nên nghiêm trọng hơn.
Nghệ sĩ cải lương Ngọc Đáng.
NSƯT Ngọc Đáng sinh năm 1951 tại Sài Gòn trong gia đình có truyền thống cải lương. Cha bà là nghệ sĩ Tư Minh, mẹ bà là nghệ sĩ Ngọc Xứng chuyên hát cải lương tuồng cổ trên sân khấu Phụng Hảo của NSND Phùng Há. Vì thế, Ngọc Đáng 13 tuổi đã lên sân khấu, 15 tuổi đã làm diễn viên chính của Đoàn Thanh Bình - Kim Mai.
Trong sự nghiệp thời vàng son, Ngọc Đáng từng về nhiều đoàn như Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ, Đoàn cải lương tuồng cổ Khánh Hồng – An Giang, Đoàn Cải lương Hương Lúa Mới,...
Tên tuổi NSƯT Ngọc Đáng gắn liền với các vai diễn: Ngô Quốc Thái (vở Lưu Bị cầu hôn Giang Tả), Cố Mẫu (vở Thái hậu Dương Vân Nga), Lý Thần Phi (vở Bao Công),... Điểm đặc biệt, Ngọc Đáng không chỉ diễn đào mà còn mạnh dạn diễn kép như vai Trịnh Hoài Đức, Lữ Bố, Bao Công, Quan Tư Đồ…
NSƯT Ngọc Đáng được trao huy chương vàng tại Hội diễn Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc cho vai Trần Bá Mẫu vở Rừng thần năm 1982. Năm 1990, bà tiếp tục đoạt huy chương vàng thứ hai trong Hội diễn Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc với vai Giáng Thu trong vở Đừng quên kỷ niệm…
Clip NSƯT Ngọc Đáng và NSƯT Vũ Linh hát điệu Hồ quảng 'Bạch mai khúc'
Mỹ Loan
Nghệ sĩ Tuấn Gà qua đời tuổi 45 vì bạo bệnh
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến thông tin tới VietNamNet nghệ sĩ Tuấn Gà mất lúc 3h15' sáng 23/2 do bạo bệnh hưởng dương 45 tuổi.
Học nghệ thuật không phải để coi đó như một thứ đồ trang sức, mà là để gia tăng khả năng cảm nhận cái đẹp cho trẻ
Cô bảo, bệnh thành tích ăn rất sâu vào đầu óc của các phụ huynh, đến mức đi học ngoại khoá thôi cũng phải đặt các mục tiêu rất kinh khủng mà cũng không mấy quan tâm đến khả năng lĩnh hội nghệ thuật của con cái nông hay sâu, và cảm thụ nghệ thuật đòi hỏi không ít thời gian.
Biết làm sao được, khi bản thân nhiều phụ huynh, khi xác định cho con cái theo học về nghệ thuật đã có những tư tưởng "vị thành tích". Và nhiều khi vì trót khoe với bạn bè, hàng xóm rồi gia đình về việc đứa trẻ có học môn này môn kia (mà con cái của nhà hàng xóm hoặc bạn bè cũng học môn đó), thành ra phải cố đua cho bằng được, mà không hề hiểu rằng, con cái họ học nghệ thuật không phải để coi đó như một thứ công cụ làm đẹp, một thứ đồ trang sức, mà là để gia tăng khả năng cảm nhận cái đẹp cho trẻ. Thế là họ bực bội và cay cú khi trẻ không thể hiện được như họ mong muốn, và rồi họ đổ lỗi lên giáo viên, coi như là họ đã đầu tư nhầm thầy.
Căn bệnh này thực ra khá nặng và xem chừng khó chữa. Mình nhìn đâu cũng thấy. Chẳng hạn người ta luôn đặt ra mục tiêu là sau bao nhiêu buổi thì đứa trẻ sẽ nói tốt ngoại ngữ nào đó, sau bao nhiêu buổi thì đánh được đàn và sau bao nhiêu buổi thì biết bơi, trong khi không hề coi trọng quá trình nhận thức của trẻ dài ngắn thế nào, và độ thẩm thấu kiến thức và kĩ năng đối với các môn đó ra sao. Mà nếu bên dạy hứa hẹn như thế, một phần quan trọng cũng là để đáp ứng sự đòi hỏi của các bậc cha mẹ, rằng trong một thời gian nào đó, con họ phải thành ra thế này, phải giỏi thế kia.
Đứa con, tiếc thay, không phải là cái máy, cũng không phải là đồ trang sức của cha mẹ. Nó có cuộc sống riêng, những khả năng riêng, những ước mơ riêng và những điều nó có thể làm được hoặc không làm được.
Đừng quan tâm đến cái đích vội, các phụ huynh nóng vội và nông nổi ơi, hãy quan tâm đến con đường đi đến cái đích ấy. Dài hay ngắn, thì cũng rất nhiều kỉ niệm đấy...
Trương Anh Ngọc" alt="Bệnh thành tích ăn sâu, học ngoại khoá thôi cũng đặt mục tiêu cao vợi"/>