Hoa hậu mặc chiếc đầm trắng nơ cổ tay phồng đơn giản nhưng vẫn rất nền nã, thu hút. Tại chương trình, cô chia sẻ nhiều cảm nhận cá nhân về việc phòng chống bão lũ sau những chuyến đi thiện nguyện của mình.
Khi được hỏi ấn tượng về những người làm công tác phòng chống thiên tai, Mỹ Linh nói ngay: "Tôi rất khâm phục những anh chị làm công tác phòng chống thiên tai. Nếu như người dân phải di dời khỏi khu vực thiên tai thì chính các anh chị đã đến khu vực ấy vào những lúc nguy hiểm nhất".
Khi còn là sinh viên, Mỹ Linh chỉ đóng góp tiền tiêu vặt cho các đội công tác tình nguyện của trường đến các vùng gặp thiên tai, bão lũ. Vì thế, lúc đó cô chưa hiểu được cảnh tượng khốc liệt của những nơi chịu thiên tai là thế nào. Khi làm Dự án nhân ái cho Hoa hậu Thế Giới ở Yên Bái, cô đã đối diện tình huống một cơn bão thực sự đến.
Đỗ Mỹ Linh chụp lưu niệm tại trụ sở Tổng cục Phòng chống thiên tai. |
"Khung cảnh hoàn toàn thay đổi, từ núi rừng rất tươi đẹp cách đó vài hôm đến cảnh tượng những con đường bị phá hủy, nhà tốc mái; người dân mất nhà cửa, tài sản, mất cả người thân... Tôi đã đến động viên những gia đình chịu thiệt hại sau cơn lũ, có người đã mất toàn bộ gia đình chỉ sau lũ quét một đêm. Đó là lần đầu tôi cảm nhận chính xác nỗi đau do thiên tai gây ra".
Mỹ Linh cũng "nhớ đời" kỷ niệm chuyến đi Yên Bái năm đó. Dù ở khu vực đỉnh núi nên gần như an toàn trước lũ nhưng điện thoại của hoa hậu lại mất sóng nên không ai liên lạc được. Người thân dưới miền xuôi của Mỹ Linh lo vì tưởng hoa hậu gặp chuyện gì.
Mỹ Linh được các cán bộ nơi đây đánh giá cao về hiểu biết, kinh nghiệm. |
"Trong hoàn cảnh ấy, tôi có chút sợ nhưng không bao giờ có ý định bỏ cuộc. Là người đến để hỗ trợ bà con, tôi tự nhủ tinh thần của mình phải càng cao mới giúp đỡ được mọi người", cô cho biết.
Sau chuyến thiện nguyện đó, Mỹ Linh không ngừng băn khoăn liệu cuộc sống người dân những vùng chịu thiên tai sẽ ra sao, nhất là khi cảnh tượng ấy có thể xảy ra hàng năm.
Mỹ Linh không quên tri ân đến Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng như kêu gọi mọi người chung tay phòng chống thiên tai. "Tôi là phụ nữ, đóng góp được bao nhiêu tôi sẽ đóng góp. Mong Tổng cục sẽ luôn ban hành những chính sách tốt để người dân hạn chế thiệt hại nhất có thể", hoa hậu nhắn gửi.
Hoa hậu cũng không thể quên kỷ niệm trong lần đi thiện nguyện tại một khu vực ở miền Trung sau cơn bão hồi năm 2016. Mỹ Linh đã cùng đoàn thiện nguyện mang quần áo, lương thực và chi phí đến hỗ trợ người dân nơi đây. Cô nhớ mãi chuyện một cụ bà hơn 90 tuổi bị bão làm sập nhà, phải dọn ra ở tạm dưới một mái tôn vừa dựng lên.
"Bà cụ ấy nắm chặt tay tôi mà nói: "Con ra ở đây chơi với cụ". Tôi xúc động vô cùng vì chỉ mới gặp cụ ấy lần đầu tiên thôi. Có thể, tôi chỉ chia sẻ một phần nhỏ trong cuộc sống của mình nhưng lại có ý nghĩa rất lớn với người dân vừa chịu bão lũ", Mỹ Linh nhớ lại.
Theo Mỹ Linh, thời điểm đó, cô kêu gọi quyên góp được khoảng 100 triệu đồng nhưng với hoa hậu, bất cứ sự đóng góp nào dù ít hay nhiều đều đáng quý và ai cũng có thể làm được. Cô mong tất cả mọi người đừng làm ngơ trước nỗi đau của đồng bào chịu bão lũ vì "một miếng khi đói bằng một gói khi no".
Mỹ Linh chăm chú xem một số hình ảnh truyền thông về công tác phòng chống thiên tai. |
Sự duyên dáng cùng hiểu biết, kinh nghiệm của Mỹ Linh được các cán bộ công tác tại Tổng cục Phòng chống thiên tai đánh giá cao.
Gia Bảo
Dàn người đẹp Đỗ Mỹ Linh, Lương Thùy Linh và Tường San cùng nhau kêu gọi các bạn nữ tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020.
" alt=""/>Đỗ Mỹ Linh lần đầu cảm nhận nỗi đau khủng khiếp do thiên taiTrong khi đó, công ty quản lý tài sản kỹ thuật số StashAway cho 31 nhân viên, tương đương 14% nhân sự, nghỉ việc từ cuối tháng 5. Nền tảng mua sắm trực tuyến iPrice giảm khoảng 1/5 nhân sự vào tháng 6. Trước đó, họ tuyển dụng 250 người. Công ty công nghệ giáo dục Zenius cho hơn 200 nhân viên ra đi.
Sàn giao dịch tiền số Cryto.com đuổi việc 260 người, tương đương 5% nhân sự, tại châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Mỹ.
Các công ty cho biết điều này là do điều kiện kinh tế không ổn định hiện nay.
JD.ID, chi nhánh JD.com tại Indonesia, cũng cắt giảm lao động. Giám đốc Quản lý chung Jenie Simon nói rằng, họ làm như vậy để “duy trì cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử Indonesia”. Bà không tiết lộ số người mất việc.
Hàng chục nhân viên cũng bị các startup Indonesia khác sa thải, bao gồm Lummo và LinkAja.
Không chỉ cắt giảm nhân sự, các doanh nghiệp cũng thận trọng hơn khi tuyển dụng mới. Chẳng hạn, tại Singapore, số việc làm trong lĩnh vực công nghệ giảm nhẹ từ năm 2021. Theo cổng thông tin việc làm Nodeflair, con số giảm từ khoảng 9.200 giữa tháng 7 và tháng 8/2021 xuống 8.850 giữa tháng 4 và tháng 5/2022.
Lãi suất tăng, không còn “tiền dễ”
Lãi suất tăng là mối quan tâm đặc biệt với ngành công nghệ. Nó sẽ gia tăng chi phí kinh doanh, chi phí vốn, theo Jefrey Joe, đối tác của hãng đầu tư mạo hiểm Alpha JWC. Lãi suất cao sẽ làm giảm biên lợi nhuận của công ty. Ông cũng dự đoán sẽ có nhiều đợt sa thải hơn.
James Tan, đối tác của hãng đầu tư mạo hiểm Quest Ventures, cho rằng khi chi phí vay mượn tăng và kinh tế đối mặt bất ổn, sẽ lạ lùng nếu không ghi nhận sa thải. Bất kỳ startup nào không làm như vậy sẽ gặp phải câu hỏi về khả năng quản trị trong khủng hoảng của họ. Theo ông, startup sẽ phải kéo dài thời gian chi tiêu từ 18 đến 36 tháng, thay vì 12 tới 18 tháng, trước khi tiếp tục huy động vốn.
Khi định giá sụt giảm so với năm 2021, doanh nghiệp sẽ muốn tránh khả năng bị định giá thấp hơn vòng gọi vốn trước đó. Họ sẽ cố gắng cắt giảm chi phí, sống sót qua suy thoái trước khi huy động vốn lần nữa.
Khi cơn bão tràn qua, cánh cửa dẫn đến dòng “tiền dễ” đã khép lại, theo ông Tan. Dữ liệu cho thấy các quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào Đông Nam Á đã huy động được 900 triệu USD trong năm nay, tương đương cả năm 2021.
Đông Nam Á vẫn là một khu vực cơ bản tốt để đặt cược do tầng lớp trung lưu tiếp tục gia tăng, tỉ lệ sử dụng Internet cao, số lượng các nhà sáng lập startup có kinh nghiệm tăng. Theo ông Joe, suy thoái hiện nay có thể là thời điểm tốt để nhà đầu tư lựa chọn các doanh nghiệp đang hoạt động tốt và đầu tư vào họ trong khi định giá còn rẻ.
Nếu các nhà đầu tư bắt đầu giải ngân trong thị trường “gấu”, “kết quả sẽ đặc biệt tốt vì chúng ta sẽ thoái vốn trong 5 tới 10 năm và hi vọng khi đó, thị trường đã bình phục”, ông Joe chia sẻ. Trong khi đó, bà Huang Pouleur nhận định, các công ty chất lượng tốt và chất lượng kém sẽ có sự phân biệt rõ ràng. “Khi nhiều công ty kém sa thải lượng lớn nhân sự tốt, các công ty lớn hơn, mạnh hơn sẽ tuyển dụng được nhiều người tài hơn”.
Du Lam (Theo CNBC)
Theo DealStreetAsia, sàn thương mại điện tử Shopee thuộc tập đoàn Sea sẽ sa thải nhân sự tại nhiều thị trường nhằm xốc lại hoạt động kinh doanh.
" alt=""/>Làn sóng sa thải tại các startup Đông Nam Á mới chỉ bắt đầu