Thời sự

Quản lý nhà cho thuê bằng công nghệ, startup Việt ôm mộng “kỳ lân”

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-24 14:20:12 我要评论(0)

Startup đầu tiên xuất hiện ở tập 9 chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam) giai ducgiai duc、、

Startup đầu tiên xuất hiện ở tập 9 chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam) là AirCity của nhà sáng lập Lê Hoàng Nhật. Đây là startup cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà trọn gói bằng nền tảng công nghệ. 

AirCity quản lý việc check in - check out cho khách,ảnlýnhàchothuêbằngcôngnghệstartupViệtômmộngkỳlâgiai duc hợp đồng, các sự cố, thu hộ - chi hộ, phát hành hóa đơn, bảo trì bảo dưỡng tòa nhà, giám sát định kỳ, vệ sinh và tổng hợp thu chi cho chủ nhà… 

Nhà sáng lập Lê Hoàng Nhật của AirCity. Ảnh: NVCC

Theo nhà đồng sáng lập Lê Hoàng Nhật - AirCity giải quyết 3 “nỗi đau” của chủ nhà hiện tại về vấn đề nhà cho thuê. Thứ nhất là vấn đề tài chính vì một số người thuê thường bỏ cọc, trốn cọc hoặc thậm chí gây mất mát tài sản. 

Thứ 2 hai là về vấn đề tinh thần khi chủ nhà phải túc trực 24/7 chăm sóc cho cư dân, khách trọ, cũng như quản lý vấn đề nhân sự. Thứ 3 là khó khăn của chủ nhà trong việc mở rộng quy mô kinh doanh vì 2 vấn đề nêu trên. 

Chia sẻ về startup của mình, Hoàng Nhật cho biết, AirCity hiện đang giúp 12 đối tác quản lý 40 tòa nhà với hơn 500 căn hộ dịch vụ tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. 

Để làm được điều đó, startup này đã xây dựng một nền tảng dữ liệu đấu nối và kết hợp với các hệ sinh thái công nghệ khác. 

AirCity có dữ liệu bán phòng đang được triển khai trên Tiki, các thông tin báo phí và các hóa đơn xác nhận, thông báo sao kê gạch nợ tự động,... Ngoài ra, đơn vị này cũng hỗ trợ việc quản lý bằng camera AI để xác thực gương mặt và check in không cần dùng dấu vân tay,  thẻ từ. 

Startup này bắt đầu hoạt động từ tháng 12 năm ngoái với khoản đầu tư 85.000 USD cho 12% cổ phần từ chương trình Antler của một quỹ đầu tư toàn cầu.

Mục tiêu của AirCity là sẽ chuyển đổi số việc cho thuê của 100.000 tòa nhà, căn hộ ở các thành phố tại khu vực Đông Nam Á. Startup này cũng hy vọng sẽ có thể trở thành một tiểu kỳ lân công nghệ. 

Startup AirCity gọi vốn trước các cá mập của chương trình Shark Tank. Ảnh: NVCC

Theo Lê Hoàng Nhật, AirCity đang làm việc với một vài quỹ đầu tư mạo hiểm như Golden Gate Ventures, Access Ventures, VIC, VIK partner. Đến với Shark Tank, AirCity muốn được các “cá mập” của chương trình đầu tư với mức định giá 100.000 USD cho 2% cổ phần. 

Chia sẻ thêm về khả năng tài chính, nhà sáng lập Aircity cho biết năm nay startup này dự kiến có doanh thu 48 triệu đồng trong Quý 1, 110 triệu trong Quý 2, 230 triệu trong Quý 3 và 460 triệu đồng trong Quý 4. Tổng doanh thu cả năm 2022 của startup sẽ rơi vào khoảng 850 triệu đồng. Doanh thu của AirCity đến từ phí quản lý, 5% trên doanh thu tòa nhà. 

AirCity cũng hỗ trợ cho chủ nhà cho thuê phòng bằng cách làm việc với các môi giới bên ngoài và bán hàng trực tiếp trên Tiki. Hiện tại, startup mới chỉ quản lý nhà cho thuê, nhà phố và chưa tiến được vào các chung cư. Theo nhà sáng lập, mục tiêu của startup là tìm kiếm khoản vốn trị giá 1 triệu USD để xây dựng nhóm công nghệ nhằm phát triển nhanh và đẩy quy mô lớn.

Trước chia sẻ của startup, Shark Hưng (Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Cen Land) là cá mập duy nhất tại Shark Tank có hứng thú với AirCity. Sau một hồi thương lượng, nhà sáng lập AirCity và Shark Hưng đã chốt lại thương vụ với mức đầu tư 100.000 USD cho 10% cổ phần. 

Trọng Đạt

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
"Hậu phương" vững chắc của ông BidenQuốc ThủyQuốc Thủy

(Dân trí) - Những nhân vật thân cận với Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông thường xuyên tham vấn ý kiến vợ mình - Đệ nhất phu nhân Jill Biden - mỗi khi đưa ra quyết định quan trọng.

Hậu phương vững chắc của ông Biden - 1

Vợ chồng Tổng thống Joe Biden chủ trì lễ mừng Quốc khánh Mỹ tại Nhà Trắng ngày 4/7 (Ảnh: Reuters).

Một trong những hình ảnh gây chú ý tại cuộc tranh luận hôm 27/6 vừa qua giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump là khi Đệ nhất phu nhân Jill Biden cùng chồng mình bước xuống sân khấu.

Phe phản đối nói rằng Tổng thống Biden cần người đỡ xuống. Tuy vậy, trong mắt những người ủng hộ, đây là hình ảnh đẹp của đôi vợ chồng, đối lập với sự đơn độc của ông Trump.

Đối với chồng, Đệ nhất phu nhân Jill Biden không chỉ là người vợ mà bà còn là cố vấn thân cận nhất, là người có đóng góp quan trọng vào nhiều quyết định lớn trong đời ông.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, bà tiếp tục đóng vai trò "hậu phương" vững chắc, đặc biệt khi ông Biden gặp khó khăn.

"Do đã có nhiều lời bàn tán, tôi sẽ nhắc lại điều chồng tôi đã nói thẳng thắn và rõ ràng: Joe là ứng viên của đảng Dân chủ và ông ấy sẽ đánh bại Donald Trump giống như đã từng làm năm 2020", bà nói khi tham gia vận động tại bang Michigan hôm 3/7.

Cố vấn hàng đầu

Một ngày sau cuộc tranh luận, Jill Biden xuất hiện trong một cuộc gặp giữa các nhà tài trợ lớn tại New York. Bà cho biết đã nghe chồng nói rằng bản thân ông "không biết điều gì đã xảy ra" và "không cảm thấy tốt".

"Tôi nói: Joe này, chúng ta không thể để 90 phút quyết định bốn năm anh đã là tổng thống", đệ nhất phu nhân Mỹ tiếp lời. "Khi ông ấy gặp vấn đề, Joe sẽ được hỗ trợ. Đó là những gì chúng ta sẽ làm hôm nay".

Ông Biden thường tham vấn gia đình mỗi khi đứng trước quyết định quan trọng. Trong đó, bà Jill Biden đóng vai trò một trong những cố vấn hàng đầu, có ảnh hưởng lớn nhất lên quyết định của vị tổng thống.

"Không có gì sai nếu nói bà ấy là cố vấn thân cận nhất của ông Biden", Hank Sheinkop, chiến lược gia kỳ cựu của đảng Dân chủ, nói với BBC. "Đối với ông ấy, gia đình là một phần đáng kể. Điều này càng khiến vai trò của bà Jill Biden thêm quan trọng".

Ngoài bà Jill Biden, những thành viên trong gia đình mà Tổng thống tin tưởng còn có con trai Hunter và em gái Valerie Biden Owens, người từng là giám đốc chiến dịch tranh cử khi ông Biden còn là thượng nghị sĩ.

Ảnh hưởng của bà Jill Biden đối với tổng thống không phải điều chưa từng thấy trong lịch sử. Theo bà Nancy Kegan Smith, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu và Giáo dục Đệ nhất phu nhân (FLARE), đương kim đệ nhất phu nhân có nhiều điểm giống với những người từng đảm nhiệm cương vị này trước đây.

"Đa số tổng thống dựa vào những lời khuyên chân thật từ vợ mình vì đây thường là người gần gũi với họ nhất", bà Kegan Smith nói với BBC.

Hậu phương vững chắc của ông Biden - 2

Ông Biden và bà Jill Biden cùng bước xuống trực thăng khi trở lại Nhà Trắng, tháng 10/2021 (Ảnh: Getty Images).

Người vợ thường cũng có ảnh hưởng lớn tới quyết định có theo đuổi vị trí đứng đầu Nhà Trắng hay không của các chính trị gia. Bà Lady Bird Johnson, phu nhân Tổng thống Lyndon Johnson, từng viết thư khuyên chồng mình tham gia tranh cử năm 1964, sau khi ông kế nhiệm Tổng thống John F. Kennedy.

Bốn năm sau, chính bà là người khuyên Tổng thống Johnson không tái tranh cử. Vị tổng thống đã nghe lời. ông Kegan Smith cho biết.

Giờ đây, nhiều đảng viên Dân chủ đang theo dõi xem liệu kịch bản tương tự có xảy ra trong những tháng tới hay không, đặc biệt sau màn thể hiện không ấn tượng của ông Biden trong cuộc tranh luận với ông Trump hôm 27/6.

Khi quyết định không tranh cử năm 2016, ông chia sẻ với CBSrằng đây "là quyết định đúng dành cho gia đình". Ông cho biết một phần nguyên nhân là việc con trai ông, Beau, qua đời do ung thư não năm 2015.

Theo bà Kegan Smith, bà Jill Biden là yếu tố quyết định thúc đẩy ông Biden không tranh cử tổng thống năm 2004. Trong cuốn hồi ký của mình, bà Jill Biden cho biết khi các cố vấn cổ vũ chồng mình tham gia cuộc đua, bà đang ở bể bơi. Bà liền lấy bút viết chữ "Không" lên bụng mình và đi vào phòng họp. Năm đó, ông Biden không tham gia cuộc đua.

"Hậu phương" vững chắc

Lịch trình thông thường của bà Jill Biden tương đối bận rộn. Bà là đệ nhất phu nhân đầu tiên vẫn tiếp tục làm việc, công việc của bà là dạy tiếng Anh tại một trường cao đẳng cộng đồng ở Bắc Virginia.

NBC cho biết bà Jill Biden đôi khi thách thức đội ngũ trợ lý của Tổng thống Biden và yêu cầu họ nói với ông sự thật. Bà cũng tỏ rõ vẻ thất vọng khi cảm thấy họ không đáp ứng yêu cầu của chồng mình, theo lời kể của các trợ lý.

Bà cũng có mặt trong nhiều cuộc họp quan trọng. Khi đó, bà góp phần định hướng chính sách bằng cách kể lại những điều nghe được từ cử tri sau những chuyến vận động.

"Tôi mang về nhà những câu chuyện", bà cho biết, gọi đây là "khác biệt lớn" giữa bà và những nhân viên dưới quyền vị tổng thống. "Họ không kể chuyện cho ông ấy. Họ nói "chúng ta cần cái này", "chúng ta cần cái kia". Tôi không làm thế".

Một trong những vụ việc thể hiện vai trò của bà Jill Biden là khi Tổng thống lựa chọn ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục. Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, các giáo viên nói với bà rằng họ muốn lãnh đạo ngành là người từng đứng lớp. Sau đó, ông Miguel Cardona - ứng viên thỏa mãn điều kiện trên - đã được chọn.

"Đây là một trong những điều tôi nói lại với Joe", bà nói.

Ngoài công việc, bà cũng chăm sóc cho ông Biden trong cả cuộc sống cá nhân. Bà bày tỏ quan ngại mỗi khi cảm thấy lịch trình của chồng mình quá dày đặc do lo ông làm việc quá sức.

Theo các trợ lý, mỗi khi ông Biden trao đổi quá lâu với khách hoặc các nhà báo, bà sẽ nhẹ nhàng nắm khủyu tay chồng. Nếu vị tổng thống đi chệch hướng trong cuộc họp, bà sẽ đặt tay lên đùi để kéo ông trở lại nội dung thảo luận.

"Tôi không nghĩ ông ấy (Tổng thống Biden) đưa ra bất cứ quyết định lớn nào mà không nói trước và xin ý kiến bà ấy", cựu Thượng nghị sĩ Ted Kaufman, nhân vật thân cận với ông Biden, chia sẻ.

Theo BBC, NBC News, CBS News" alt=""Hậu phương" vững chắc của ông Biden" width="90" height="59"/>

"Hậu phương" vững chắc của ông Biden

Nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Sáng 26-3 theo giờ Washington, Hội thảo “Khắc phục hậu quả chiến tranh: Chặng đường hòa giải và hợp tác tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” đã khai mạc tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.

Hội thảo do Ban Chỉ đạo Quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 701) cùng Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) phối hợp tổ chức.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 701 và bà Nancy Lindborg, Chủ tịch Viện Hòa bình Hoa Kỳ, chủ trì hội thảo.

Nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ - 1..jpg

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giới thiệu với Thượng nghị sĩ Leahy một số hình ảnh khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam.

Tham dự hội thảo, phía Việt Nam có ông Hà Kim Ngọc, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, đại diện các bộ, ngành liên quan của Việt Nam; phía Hoa Kỳ có hàng trăm đại biểu tham dự; khách mời danh dự là Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Phó chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ, cùng các Nghị sĩ Quốc hội, các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ, các bạn Hoa Kỳ có thiện cảm với Việt Nam tại Washington D.C.

Ngoài ra, trong số các đại biểu còn có các nhân vật nổi bật trong chính giới Mỹ như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.

Các hãng truyền thông lớn của nước ngoài quan tâm gửi phóng viên tới đưa tin về hội thảo, trong đó có Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Đài Truyền hình CBS, Hãng thông tấn AFP, Báo The Guardian (Anh), RFA, Hãng tin PBS, Đài Phát thanh NPR...

Tự hào về những gì đã làm được

Phát biểu khai mạc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chào mừng các đại biểu đã tới tham dự hội thảo. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng nhìn lại chặng đường hơn 30 năm hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam, cả hai phía Việt Nam và Mỹ có thể tự hào về những gì đã đạt được. Nhiều gia đình Mỹ đã đón nhận hài cốt con em mất tích trở về nhà sau nhiều năm không có tin tức. 40 ha “đất vàng” ở khu vực sân bay Đà Nẵng đã được tẩy sạch ô nhiễm dioxin để trao trả thành phố Đà Nẵng sử dụng cho các dự án kinh tế xã hội với hàng vạn người dân được giải phóng khỏi nỗi sợ hãi phơi nhiễm chất da cam. Trong chuyến tới Việt Nam dự Hội nghị cấp cao APEC năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được đón tiếp tại chính mảnh đất sạch sau khi thực hiện thành công dự án xử lý chất dioxin ở sân bay Đà Nẵng.

Nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ - 2..jpg

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu trong một phiên thảo luận tại hội thảo.

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, khắc phục hậu quả chiến tranh là con đường tốt nhất để khép lại quá khứ trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Cần phải biến những khó khăn trắc trở trong quá khứ giữa hai nước thành những điều tốt đẹp trong tương lai thông qua khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam. Chính những cựu chiến binh của cả hai phía là những người tham gia vào quá trình này. Và không chỉ một lần, những người dân Việt Nam bình thường đã lặn xuống biển hay can đảm lên những vùng núi cheo leo nguy hiểm để tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích mà không có bất cứ điều kiện nào. Người dân Việt Nam biết rằng Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực hết sức to lớn nhằm làm giảm nhẹ những hậu quả chiến tranh và họ cũng biết về sự tham gia, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, vào quá trình đầy khó khăn này.

Nhân dịp hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị Hoa Kỳ và các quốc gia, chính phủ, các tổ chức quốc tế tiếp tục chung tay hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam đối với con người và môi trường.

Chuẩn bị khai trương dự án xử lý chất dioxin tại sân bay Biên Hòa

Tiếp đó, trong bài phát biểu tại hội thảo, đề cập đến vấn đề bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Phó chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ thông báo trong nhiều năm trời, phía Hoa Kỳ đã giúp định vị và phá hủy hàng triệu quả mìn và vật liệu nổ đe dọa giết hại những người dân Việt Nam vô tội. Số lượng người thương vong đã ít đi so với thời gian trước đây nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết hiểm họa này.

Nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ - 3..jpg

Thượng nghị sĩ Patrick Leahy phát biểu tại hội thảo.

Về vấn đề chất da cam, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy cho biết trong tất cả các cuộc đối thoại cả trước cũng như sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 1995, phía Việt Nam luôn nêu lên vấn đề da cam và những ảnh hưởng của nó đối với người dân. Đồng thời, những lính Mỹ bị phơi nhiễm chất da cam ở Việt Nam phải chịu những căn bệnh ung thư và nhiều căn bệnh khác đã kêu gọi Chính phủ Mỹ phải giúp đỡ họ. Năm 1991, Bộ Các vấn đề cựu chiến binh Mỹ đã chấp nhận yêu cầu này, thế nhưng phải thêm 15 năm nữa, phía Mỹ mới bắt đầu đề cập đến vấn đề này ở Việt Nam.  

Nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ - 4..jpg

Đông đảo đại biểu tham dự hội thảo.

Thượng nghị sĩ Patrick Leahy thông báo trong tháng 4-2019, ông sẽ dẫn đầu một đoàn gồm 10 thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tới thăm Việt Nam và trong chuyến thăm này, ông sẽ tham gia khởi động dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, một trong những “điểm nóng” nhiễm chất dioxin tại Việt Nam. Dự án này lớn hơn dự án tại sân bay Đà Nẵng trước đây và là một trong những dự án xử lý môi trường lớn nhất thế giới. Đồng thời, đoàn các Thượng nghị sĩ Mỹ cũng sẽ chứng kiến việc ký kết bản Ý định thư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cho một chương trình kéo dài 5 năm trợ giúp những người khuyết tật trong những vùng bị phun rải chất da cam.  

Biểu tượng của gác lại quá khứ, hướng tới tương lai giữa hai nước

Hội thảo “Khắc phục hậu quả chiến tranh: Chặng đường hòa giải và hợp tác tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” diễn ra trong ba phiên với các chủ đề: “Nền tảng của mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sau chiến tranh”; “Hàn gắn vết thương chiến tranh”; “Chặng đường phía trước: Xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững".

Nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ - 5..jpg

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel-người ngồi giữa-phát biểu trong bữa trưa làm việc tại hội thảo.

Tại hội thảo, các bài tham luận của Việt Nam khẳng định khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có hợp tác tìm kiếm quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) là nội dung được Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam quan tâm hàng đầu trong hợp tác với Hoa Kỳ. Đây là nội dung hợp tác mang tính nhân đạo và là động lực cho những lĩnh vực hợp tác khác trong tương lai, góp phần vào việc xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Phía Hoa Kỳ trân trọng sự giúp đỡ của Việt Nam về việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Những hình ảnh, tư liệu phát trên clip tại hội thảo đã nêu bật sự nỗ lực và những vất vả, khó khăn của hai bên trong việc hồi hương hài cốt các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.

Tại hội thảo, những người trong cuộc từ hai phía khẳng định khắc phục hậu quả chiến tranh luôn là nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác, cũng như trách nhiệm và nỗ lực hợp tác của Chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam trong lĩnh vực này, trong đó có kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai bên trong Dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất dioxin tại sân bay Đà Nẵng, cũng như Dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất dioxin tại sân bay Biên Hòa sắp tới. Đây là những biểu tượng sinh động nhất thể hiện quan hệ giữa hai cựu thù, nay đã trở thành đối tác hợp tác toàn diện của nhau, góp phần hòa giải nỗi đau chiến tranh và gác lại quá khứ, hướng tới tương lai của hai nước.

Bên lề hội thảo, các đại biểu đã xem Triển lãm ảnh về hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh.

Theo Văn Yên (từ Washington, Hoa Kỳ)

Quân đội nhân dân

" alt="Nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam" width="90" height="59"/>

Nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam

Người phụ nữ có thể đã gây sức ép khiến ông Biden ngừng tranh cửMinh PhươngMinh Phương

(Dân trí) - Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi được cho là đóng vai trò lớn trong việc kêu gọi các thành viên Dân chủ gây sức ép khiến Tổng thống Joe Biden rút khỏi chiến dịch tranh cử.

Người phụ nữ có thể đã gây sức ép khiến ông Biden ngừng tranh cử - 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Ảnh: Getty).

Sau nhiều tuần chịu sức ép từ chính đảng Dân chủ, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 21/7 thông báo quyết định ngừng tranh cử và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris trở thành ứng viên của đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử tháng 11.

Theo nguồn tin của NBC, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chính là nhân vật chủ chốt trong việc "khéo léo thúc giục" ông Biden bỏ cuộc.

Bà Pelosi được cho là đã cảnh báo ông trong một cuộc điện thoại riêng rằng nếu tiếp tục tham gia cuộc đua, ông có thể thua nặng nề trước ứng viên Cộng hòa Donald Trump đến mức đảng Dân chủ có thể mất quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện.

Các nguồn tin cho biết, dù bà Pelosi không công khai kêu gọi ông Biden từ chức nhưng bà đã lặng lẽ làm việc này ở hậu trường và làm một cách có phương pháp.

Cựu Chủ tịch Hạ viện được cho là đã nói chuyện với nhiều nhà lập pháp và kêu gọi họ "nói lên lương tâm của mình" về việc ứng cử của ông Biden.

Ba nguồn tin chia sẻ với NBC, bất cứ khi nào chủ đề kêu gọi ông Biden ngừng cuộc đua chìm xuống, bà Pelosi lại là người "thổi bùng ngọn lửa" để khơi lại.

"Tôi nghĩ bà Pelosi tiếp tục chứng tỏ bà ấy là một nhà chiến thuật chính trị bậc thầy," một trợ lý lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện cho biết.

Cuối tuần trước, 13 nghị sĩ đảng Dân chủ trong quốc hội đã tham gia gây sức ép, kêu gọi ông Biden ngừng tranh cử.

Khi được hỏi bà Pelosi chịu trách nhiệm đến mức nào đối với quyết định rút khỏi chiến dịch tranh cử của ông Biden, một nhà lập pháp đảng Dân chủ cho biết: "Khoảng 50%".

Theo một nguồn tin của đảng Dân chủ, bà Pelosi "về mặt chính trị vẫn là nhà lãnh đạo của chúng tôi" và dự đoán rằng "chỉ có bà ấy và bà ấy mới có thể đảm bảo Phó Tổng thống Kamala Harris được đề cử thay thế ông Biden".

Rất nhiều nghị sĩ Dân chủ đã lên tiếng ủng hộ bà Harris ngay sau thông báo của Tổng thống Biden. Tuy nhiên, đến ngày 22/7, bà Pelosi mới thông báo ủng hộ bà Harris.

"Với niềm tự hào và lạc quan về tương lai đất nước, tôi ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris. Tôi hoàn toàn tin tưởng bà ấy sẽ đưa chúng ta đến chiến thắng vào tháng 11", bà Pelosi viết trên mạng xã hội X.

Mặc dù ông Biden tuyên bố ủng hộ bà Harris sau khi thông báo quyết định ngừng tranh cử, song điều đó không có nghĩa bà Harris tự động trở thành ứng viên của đảng Dân chủ.

Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu vào đầu tháng tới để lựa chọn ứng viên thay thế ông Biden. Đảng Dân chủ hy vọng sẽ chọn được ứng viên trước ngày 7/8.

Theo RT" alt="Người phụ nữ có thể đã gây sức ép khiến ông Biden ngừng tranh cử" width="90" height="59"/>

Người phụ nữ có thể đã gây sức ép khiến ông Biden ngừng tranh cử