16 thói quen xấu cần bỏ ngay khi dùng đồ công nghệ
>> 3 lời khuyên để sạc pin không bị "chai"/ Mẹo hay ít biết cho người dùng Internet/ 8 bước đơn giản giúp iPhone trường thọ
1. Để thiết bị hớ hênh
Phần lớn những vụ “thó” smartphone,óiquenxấucầnbỏngaykhidùngđồcôngnghệbóng đá việt nam tablet hay laptop chỉ diễn ra trong vòng vài giây và thủ phạm không phải nhọc công lên kế hoạch kì công, đơn giản vì bạn để hớ hênh, “mỡ treo miệng mèo”, như đặt điện thoại lên bàn uống nước rồi thản nhiên đi… WC hay không khóa cửa nhà.
Khắc phục:Luôn để mắt tới thiết bị và đề nghị người khác trông chừng giùm mình, ví dụ nhân viên quán café hay bạn bè đi cùng.
2. “Chúi mũi” vào thiết bị mọi lúc, mọi nơi
“Dán mắt” vào màn hình smartphone, tablet dù đang di chuyển ở đâu sẽ khiến bạn trở thành “mồi ngon” cho bọn trộm vặt. Cách khắc phục vô cùng đơn giản là bạn luôn ghi nhớ không nên dùng thiết bị tại những điểm nhộn nhạo như chợ, nhà ga hay trên đường về nhà lúc tối trời.
3. Tay bẩn vẫn dùng thiết bị
Tay bốc thức ăn, tay bấm điện thoại; màn hình điện thoại bám đầy dầu sau khi áp tai nghe… là cảnh thường thấy trong cuộc sống. Chính tật xấu này khiến thiết bị là nơi “tích trữ” vi khuẩn giàu có. Nên nhớ bàn phím thiết bị còn bẩn hơn cả bồn cầu. Năm 2012, một tên trộm Uganda thậm chí còn nhiễm virus Ebola (sốt xuất huyết) từ chiếc điện thoại hắn đánh cắp.
Khắc phục:Hãy luôn để thiết bị trên mặt bàn sạch sẽ, lau sạch điện thoại, tablet và màn hình của chúng hàng ngày. Với các thiết bị như desktop, laptop, máy in nên lau chùi khoảng 2 năm/lần vì quạt làm mát có thể thu hút vô số bụi bặm vào trong máy.
4. Ngồi máy tính sai tư thế
Hội chứng ống cổ tay là hình thức cơ bản nhất của bệnh thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng tới 5,8% dân số thế giới. Phương pháp điều trị thường là phẫu thuật. Tất cả chỉ vì bạn quá lười tới mức không muốn ngồi thẳng lưng khi dùng máy tính.
Khắc phục:Điều chỉnh ghế ở độ cao thích hợp sao cho đầu gối gập một góc 90o, luôn nhớ đặt chân lên sàn nhà, đặt màn hình sao cho phần đỉnh màn hình ở ngang tầm mắt và bàn phím sao cho cổ tay song song với sàn nhà.
5. Dùng máy liên tục
Nghỉ ngơi vô cùng cần thiết cho sức khỏe của bạn. Khớp xương, cơ bắp, máu và mắt đều được thư giãn nếu bạn thay đổi cảnh quan sau một thời điểm nhất định. Duy trì nguyên một tư thế trong thời gian dài có thể làm nghẽn máu, nặng hơn còn gây đột tử. Nhìn quá lâu vào màn hình máy tính gây mỏi mắt, ảnh hưởng tới thị giác, gây nguy hiểm khi lái xe về nhà.
Khắc phục:Hãy chịu khó duỗi chân duỗi tay, thường xuyên đi lấy nước uống hay ra ngoài vươn mình vài phút trong thời gian làm việc.
6. Đặt laptop lên đùi
Laptop quá nóng sẽ làm ảnh hưởng tới những thứ đặt bên dưới nó, trong trường hợp này là đùi người sử dụng. Nữ giới có thể bị khô da, thay đổi màu sắc da, trong khi nam giới bị giảm lượng tinh trùng. Ngoài ra, đặt vật nặng quá lâu trên cơ thể sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, đặc biệt khi kết hợp với tư thế đặt laptop trên đùi: gập người, hai chân dang, “cổ sếu” hay bện viêm khớp.
Khắc phục:Nếu không muốn chuyển cả một bàn làm việc đồ sộ vào trong phòng, bạn có thể thử những chiếc bàn gập cỡ nhỏ hơn và áp dụng các mẹo nghỉ ngơi ở mực 6. Ngoài ra, cũng tránh gác chân lên bàn khi dùng máy tính vì hệ thần kinh và cơ bắp sẽ tốt hơn nếu đầu gối gập và bàn chân đặt trên sàn nhà.
7. Không sao lưu dữ liệu
Vì một lí do “trời ơi” nào đó, dữ liệu của bạn sẽ biến mất tăm không dấu vết. Khi đó, có lẽ bạn phải “khóc ròng” tại sao không sao lưu dữ liệu trước đây. Nhiều dịch vụ sao lưu trực tuyến ngày nay sẽ tự động đồng bộ file vào đám mây dù đang dùng PC, tablet hay smartphone. Cũng đừng xem thường việc sao lưu vì cho rằng không có dữ liệu quan trọng trong thiết bị. Bạn sẽ trải qua cảm giác khác hẳn nếu chúng bị mất đi.
Khắc phục:Với phần lớn hệ điều hành ngày nay, mọi việc bạn cần phải làm chỉ là tải về và cài đặt ứng dụng sao lưu trên thiết bị. Một số ứng dụng tốt bao gồm Carbon, Titanium Backup, Super Backup…
8. Một mật khẩu cho nhiều tài khoản