
Erangel có nhiều đồ nhặt hơn 28% so với trước đó
Trước đó, PUBG Corp đã khiến cho cộng đồng “dạy sóng” trong suốt tháng qua ở lần cân bằng đầu tiên.
Erangel, map mặc định của PUBG, hiện vẫn đang được coi là bản đồ được nhiều người chơi ưa chuộng nhất bất chấp việc game đã tung ra những Miramar, Sanhok và Vikendi.
Theo thời gian, Erangel vẫn được coi là map mang tính biểu tượng cho lối chơi chân thực của PUBG
Nó đã trở thành một phần gắn liền, không thể tách rời với PUBG. Thậm chí, đây còn được coi là nguyên nhân chính đưa PUBGtrở thành một trong những tựa game online thành công nhất lịch sử nhờ không gian quen thuộc cùng nhiều địa hình khuyến khích người chơi giao tranh.
Với lý do đó, bất cứ một thay đổi lớn nào trên Erangel đều sẽ vấp phải những phản ứng trái chiều. Nhiều người đang đồng thuận với cách làm của PUBG Corp khi cho rằng bản đồ có quá ít đồ nhặt. Trong khi số còn lại thì cho rằng đội ngũ phát triển đang làm mất đi nét đặc trưng vốn có của nó so với các maps còn lại.
Hồi đầu tháng trước, PUBG Corp cũng đã tiến hành thử nghiệm trên Test Server khi thêm vào một loạt các tổ hợp nhàtrong Erangel. Nhưng khi nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực từ cộng đồng, ý tưởng này đã bị loại bỏ.
Ở bản Update #28, tổng lượng vật phẩm xuất hiện trên Erangel đã tăng khoảng 28% - nhiều hơn đáng kể so với chỉ 10-20% so với bản Update #27.
Những thay đổi trên map Erangel ở bản Update #28
“Sanhok cỡ bự”
Sanhok đã có "người anh em"?!
Thay đổi này đem đến cảm giác Erangel giờ có lượng đồ nhặt dồi dào tương đương với Sanhok – bản đồ nhỏ nhất trong PUBG, được tạo ra để người chơi có thể giao tranh liên tục từ vòng bo đầu đến cuối cùng.
Nhưng có vẻ như lối chơi này không thích hợp với map cổ điển của game.
Erangel cung cấp trải nghiệm battle royale đúng nghĩa, nơi mà đồ nhặt đôi khi không phải là yếu tố then chốt để giành chiến thắng. Việc Erangel có nhiều đồ nhặt hơn mức bình thường sẽ giảm đáng kể yếu tố chấn thực mà nhiều người chơi PUBGvốn ưa thích.
Bên cạnh đó, nó còn đi ngược lại với xu hướng tiếp cận trận đấu nhanh ngay từ khi cắt dù đáp xuống mặt đất.
Liệu mọi thứ có trở lại như cũ?
Gần như có một điều chắc chắn là PUBG Corp sẽ vẫn tuân thủ nghiêm ngặt những gì họ đã thực hiện trong dự án Remaster Erangel. Nhưng có vẻ như nhà phát triển sẽ giảm tỉ lệ đồ nhặt xuất hiện trên map này xuống một mức độ nào đó chấp nhận được.
PUBG Corp đã từng lắng nghe ý kiến phản hồi trước bản Update #27 và cảm thấy cần phải làm gì đó với Erangel. Và như đã biết, đây mới chỉ là đợt cân bằng thứ hai – chưa phải là cuối cùng dành cho map cổ điển.
“Chính xác thì đây không phải là những gì chúng ta cần”, Redditor có nickname “aroq13” để lại bình luận. “Bất kể công ty này làm cái gì đi nữa thì vẫn sẽ có người thích, người ghét mà thôi. Họ sẽ bị nguyền rủa nếu làm, và cũng sẽ bị như vậy nếu không làm gì cả.”
Ngược lại, các streamers nổi tiếng như shroudvà ChocoTaco lại đang cảm thấy rất vui với những thay đổi trên. Điều này khiến cho họ có cảm hứng chơi PUBGhơn trong các buổi livestream – bằng chứng là shroud đã từ bỏApex Legends để quay lại với PUBGtrong những ngày vừa qua.
Khi mà tranh cãi đang ngày càng tăng cao trong cộng đồng, không bất ngờ khi thấy PUBG Corp đáp ứng phần nào nhu cầu của người chơi trong thời gian tới.
ABC (Theo Dexerto)
" alt=""/>PUBG: Erangel biến thành ‘Sanhok cỡ bự’ khiến game thủ không vui vẻ gìChiều 10/12, Ths – bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM công bố, vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi bướu gan khổng lồ ở trẻ. Ca mổ được đánh giá rất cao, mở ra hy vọng cứu sống nhiều trẻ em bị bệnh lý hiểm nghèo tương tự.
Bệnh nhi là bé gái 18 tháng tuổi, tên Đoàn Minh A., quê quán Tiền Giang. Bé A. được bệnh viện địa phương chuyển lên Nhi Đồng 1 cách đây nửa tháng với triệu chứng bụng chướng to, siêu âm thấy khối u gan bất thường.
![]() |
Bé A. đang được chăm sóc sau ca phẫu thuật nội soi u gan. Ảnh: Thanh Huyền. |
“Chúng tôi đã cân nhắc giữa mổ hở theo phương pháp truyền thống và mổ nội soi. Gan được ví như một “hồ máu” thứ 2 sau tim. Với một đứa trẻ chừng 10 tuổi, mỗi ngày lượng máu đi qua gan lên tới vài chục lít. Nếu mổ hở u gan, kể như em bé bị thay máu toàn bộ, nguy cơ mất rất nhiều máu, dự tính phải truyền trên 2 lít máu. Kể cả ca mổ có thành công, bệnh nhi vẫn phải đối diện với các biến chứng do truyền máu nhiều (rối loạn đông máu, nhiễm trùng)”, bác sĩ Hiếu nói.
Chính vì những nguy cơ đe doạ tới sinh mạng bé gái như trên, ê kíp phẫu thuật của bệnh viện đã lần đầu tiên táo bạo chọn phương pháp mổ u gan nội soi cho trẻ.
Tuy nhiên, mổ nội soi cũng có những hạn chế, nếu tình trạng chảy máu xảy ra, không thể xử lý nhanh được như mổ hở. Ê kíp phẫu thuật phải dự trù cả phương án 2: Sẽ chuyển qua mổ hở nếu không kiểm soát được cầm máu. Bởi một em bé chỉ cần mất 50 cc – 100 cc máu là nhịp tim đã bị ảnh hưởng.
Ca mổ kéo dài 4 tiếng đồng hồ, khối u được bóc tách ra từ lá gan phải, to bằng quả cam lớn, chiếm ½ diện tích toàn lá gan.
Sau khi khối u được cắt rời ra, các bác sĩ đã thao tác cho vào trong chiếc túi, dùng dụng cụ cắt nhỏ rồi lấy từng mảnh ra ngoài qua vết mổ nội soi rộng khoảng 5 mm. Ngoạn mục ở chỗ, bệnh nhi không phải truyền máu như dự tính.
“Cháu bé đang tuổi tập đi, không nhập viện mổ kịp thời, chẳng may vấp ngã khối u bể ra sẽ gây chảy máu ồ ạt, tử vong không cách nào cứu kịp. Bên cạnh đó, gan của trẻ lại nhỏ, khối u mỗi ngày một phát triển, xâm chiếm hết nhu mô tế bào gan, gan sẽ không còn đủ chức năng hoạt động nữa. Nếu ca này 2 tháng nữa mới nhập viện thì tôi không dám mổ nội soi, chắc chắn phải chuyển qua mổ hở”, bác sĩ Hiếu nhận định.
Hiện mẫu bệnh phẩm từ khối u đang được làm sinh thiết, chưa có kết quả là lành tính hay ác tính. Nếu khối u ác tính, bệnh nhi sẽ được chuyển qua Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM tiếp tục hoá trị và xạ trị.
Thanh Huyền
" alt=""/>Lần đầu mổ nội soi bướu gan 'khủng' cứu bé 18 tháng