Phòng tân hôn bất ngờ của cô dâu Hà thành thời bao cấp
- Yêu 3 năm,òngtânhônbấtngờcủacôdâuHàthànhthờibaocấkqbd anh cô gái chưa một lần được nhận quà. Họ cũng không có phòng cưới, không gian riêng tư duy nhất nằm trọn trong chiếc giường ở góc nhà, ngăn cách bằng tấm ri-đô mỏng manh. Thế nhưng hơn 30 năm cuộc hôn nhân của họ vẫn đầy ắp tiếng cười …
Kể về chuyện tình yêu của mình, ông Nguyễn Đăng Việt (SN 1958, Hàng Cót, Hà Nội) luôn nói rằng, tình yêu ngày xưa vô cùng giản dị.
Ông Việt kể, sau khi đi bộ đội về, ông được người trong làng giới thiệu và làm quen với cô gái tên Nguyễn Thị Thu (SN 1963, người vợ hiện tại của ông) ở phố Khâm Thiên, Hà Nội.
“Được họ hàng, làng xóm giới thiệu, chúng tôi gặp nhau. Sau khi gặp nhau thì tình yêu chớm nở. Từ đó, mỗi ngày, sau khi hoàn thành công việc cơ khí điện ở công ty Công viên (Hà Nội), tôi lại đạp xe đến phố Khâm Thiên.
Chúng tôi yêu nhau được 3 năm thì làm đám cưới. Tuy nhiên, tình yêu ngày đó giản dị lắm, suốt 3 năm yêu nhau, gặp nhau chúng tôi cũng chỉ dám đứng bên hành lang trò chuyện.
Chúng tôi không có chuyện đi ăn, đi uống cà phê hay xem phim… như lớp trẻ bây giờ. Tôi cũng chưa bao giờ biết tặng quà vì thời đó không có tiền. Lương của tôi mỗi tháng được 5 đồng. Lĩnh lương xong, tôi mua gạo, muối, dầu ăn… cũng vừa hết”, ông kể.
Tuy nhiên, ông Việt cũng phải công nhận rằng, con gái thời xưa rất ngoan hiền. Họ không được người yêu tặng quà nhưng không bao giờ đòi hỏi.
Hình ảnh trong lễ ăn hỏi của ông Việt. Ảnh: NVCC |
Ông Việt kể tiếp: “Năm 1983, chúng tôi làm đám cưới. Đám cưới thời bao cấp nên mọi thứ đều đơn giản.
Hai vợ chồng phải đi đăng ký kết hôn trước, sau đó cầm tờ giấy kết hôn đi mua thì người ta mới bán cho một cái màn, một vỏ chăn, hai chiếc gối, một cây thuốc lá và một chiếc giường.
Ngày cưới, tôi thuê được một chiếc xe ca. Đi đón dâu, tất cả hai họ nhà trai, nhà gái, cô dâu chú rể cùng ngồi trên chiếc xe đó. Cô dâu mặc áo dài trắng, ôm bó hoa lay ơn và đi đôi guốc mộc chứ không cầu kỳ váy áo như bây giờ".
Ông Việt cũng cho biết, lễ ăn hỏi của một gia đình hạng trung như gia đình gia đình của ông thời đó cũng khá đơn giản. Đó là gồm 3 tráp (quả) với 2 kg chè, 2 kg mứt sen, thuốc lá và 1 buồng cau.
Cỗ cưới ở nhà trai có gần 30 mâm, nhưng không có mâm cao cỗ đầy mà tuân thủ quy tắc: “2 rối, một lòng, một xương”. Tức là 2 đĩa thịt, một đĩa lòng lợn, một bát canh xương.
Người dân Hà Nội thời xưa đi đám cưới cũng không quá quan trọng chuyện tiền mừng, quà cáp. Họ quan niệm, đám cưới mời nhau đến dự là vui. Nhiều người cầu kỳ hơn thì mang tặng cô dâu chú rể những đồ dùng trong gia đình như chậu, phích, xoong, nồi…
Hầu hết họ chỉ tới dự, ăn bữa cơm và nói lời chúc mừng nhau. Thế nhưng tiếng nói, tiếng cười vẫn cứ rộn rã chân tình.
Ảnh cưới năm 1983 của ông Việt và vợ. Ảnh: NVCC |
“Điều không thể chối cãi là ngày xưa nghèo, cái gì cũng thiếu thốn, cô dâu cũng vì thế mà vất vả hơn bây giờ rất nhiều.
Tôi nhớ, đám cưới xong, quan khách ra về, vợ tôi lập tức phải thay quần áo rồi ngồi rửa bát, sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa chứ không hề được ngồi nghỉ ngơi. Nhà tôi lại đông anh em nên sau đám cưới, cuộc sống cũng có phần vất vả.
Bố mẹ tôi sinh được 11 người con. Trước đám cưới của tôi, 2 người anh đã lập gia đình. Tất cả đều sống chung trong căn hộ 30m2 tại phố hàng Cót. Hai vợ chồng tôi cưới nhau, cả nhà phải nhường cho chúng tôi chiếc giường duy nhất.
Chiếc giường đó có ri-đô, đặt ở góc phòng. Còn lại, tất cả các thành viên (gần 20 người) trong gia đình bao gồm bố mẹ, 10 anh chị em ruột thịt và dâu con nằm trên những tấm phản trải dài trong nhà”, ông Nguyễn Đăng Việt kể tiếp.
Tuy nhiên, theo lời ông Việt, cuộc sống chật chội như vậy không phải là cá biệt ở Hà Nội. “Ở đây, còn có những nhà rộng chưa đầy chục mét vuông có đến 3 đôi vợ chồng chung sống. Vì thế mới có những chuyện bi hài …”, người đàn ông ở phố cổ cho biết.
Vợ chồng ông Việt hiện tại. |
Ông Việt cho biết thêm: “Vì không có điều kiện ra ở riêng nên 3 cặp vợ chồng ấy phải chung sống trong một căn phòng chật hẹp. Căn phòng không hề có giường, cũng không có chỗ để quây ri đô.
Tối đến, cả 3 cặp vợ chồng nằm dài trên sàn nhà. Thế rồi một lần, người anh trai đi uống rượu về khuya, trong lúc men say nhập nhoạng, người anh nằm nhầm chỗ và quàng tay ôm nhầm em dâu.
Chuyện đó làm cả nhà được phen tóa hỏa. Sáng ra, cô em dâu và anh trai thì đỏ mặt tía tai vì ngượng …”.
(còn nữa)
Tết thời bao cấp: Đau đầu thái lá gan lợn thành 45 phần“Một lá gan lợn chúng tôi phải thái thành 45 miếng để đủ cho 45 người. Thế mà Tết vẫn cứ rộn rã tiếng cười …” - nhà văn Lê Tự (SN 1955) nhớ lại cái Tết của nhiều năm về trước. 本文地址:http://casino.tour-time.com/html/34d599110.html版权声明本文仅代表作者观点,不代表本站立场。 |
Các chuẩn bị cần thiết để có thể chăm sóc trẻ tại nhà
Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ dưới 5 tuổi, các triệu chứng bất thường cần liên hệ nhân viên y tế
Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ từ 5 tuổi trở lên, các triệu chứng bất thường cần liên hệ nhân viên y tế
Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt cho bé
Hướng dẫn khác trong điều trị Covid-19 tại nhà cho trẻ
Phòng chống lây nhiễm
Thời gian gần đây, số nhiễm trên cả nước tăng cao khiến số lượng trẻ mắc Covid-19 và chuyển nặng cũng tăng nhanh chóng.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa được bệnh viện giao cho 80 giường điều trị trẻ mắc Covid-19, tuy nhiên hiện nay đã có khoảng hơn 100 bệnh nhi. Số lượng trẻ nhập viện rất đông, tăng đột biến từ trước đến nay. “Trước chỉ lẻ tẻ vài ca, đợt này số lượng bệnh nhi tăng nhanh. Có những ngày cao điểm là hơn 20 trẻ”, bác sĩ thông tin.
Bác sĩ cho biết, đa phần trẻ nhập viện có triệu chứng sốt cao liên tục, kèm theo dấu hiệu li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp. Các bệnh nhi đều được phân ở tầng 2, cần sự can thiệp của y tế.
Cũng theo Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mặc dù tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 diễn biến nặng thấp hơn so với người lớn, tuy nhiên, số lượng tăng nhanh nên số trẻ em diễn biến nặng cũng sẽ tăng. Các trẻ diến tiến nặng thường xảy ra ở nhóm có bệnh nền như thận, bệnh về huyết học, cơ địa béo phì.
“Hầu hết trẻ mắc Covid-19 những ngày đầu là sốt. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo cha mẹ hãy bình tĩnh, không nhất thiết phải đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức mà hãy làm theo các cách hướng dẫn của Bộ Y tế như sốt thì dùng hạ sốt. Theo dõi nếu trẻ có những dấu hiệu nặng thì cần đến ngay cơ sở y tế”, bác sĩ Lê đưa ra khuyến cáo.
Bác sĩ cũng lưu ý phụ huynh tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng virus hoặc các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép cho trẻ uống để tránh “tiền mất tật mang”.
Quỳnh Anh
Trẻ mắc Covid-19 nhập viện tăng đột biến, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu trở nặng
Đa phần trẻ nhập viện có triệu chứng sốt cao liên tục, kèm theo dấu hiệu li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp.
">10 dấu hiệu chuyển nặng ở trẻ dưới 5 tuổi mắc Covid
Tác dụng của vắc xin ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng và nhập viện
Tác dụng của 3 liều vắc xin
Bằng chứng cho thấy, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm Omicron có triệu chứng phục hồi đến 60-75% từ 2 đến 4 tuần sau khi tiêm liều tăng cường Pfizer hoặc Moderna.
Tuy nhiên, khả năng bảo vệ ở liều thứ 3 cũng giảm dần, còn 30-40% chống lại nhiễm Omicron sau 15 tuần. Vì vậy, tình trạng nhiễm đột phá sẽ vẫn phổ biến.
Tác dụng ngăn ngừa nhập viện còn khá cao, tăng khoảng 90% sau một liều tăng cường Pfizer và giảm xuống 75% sau 10-14 tuần.
Pfizer và Moderna đang phát triển vắc xin phù hợp với Omicron, sẽ tạo ra khả năng miễn dịch tốt hơn chống lại biến thể này.
Có cần liều mới 3 tháng một lần?
Israel đang triển khai liều Pfizer thứ 4 cho một số nhóm có nguy cơ cao.
Một số người sẽ lo ngại xu hướng này dẫn tới mọi người cần tiêm liều mới liên tục. Tuy nhiên, Phó giáo sư Nathan Bartlett, Trường Khoa học Y sinh và Dược, Đại học Newcastle, không nghĩ như vậy.
“Chúng ta không thể tiêm tăng cường vài tháng một lần vì khả năng miễn dịch đang suy yếu. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về cách tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ tốt nhất”, Phó giáo sư Bartlett nói.
Ngoài ra, cũng có câu hỏi về đạo đức khi triển khai nhiều đợt tiêm tăng cường ở các quốc gia giàu có khi ở một số nơi trên thế giới vẫn còn người chưa tiêm đủ hai liều đầu tiên.
Nhưng những loại vắc xin tốt hơn sắp ra mắt. Vắc xin Covid-19 sẽ nhắm mục tiêu vào các khu vực virus không dễ dàng đột biến dẫn tới đạt hiệu quả trên các biến thể khác nhau.
Trong tương lai, chúng ta có thể tiêm ngừa Covid-19 hằng năm kết hợp với vắc xin cúm. Các phương pháp điều trị cũng sẽ cải thiện, vì vậy người mắc có thể giảm thiểu các triệu chứng.
Những bước tiến này sẽ làm giảm tác động của virus đối với con người. Cuối cùng Covid-19 sẽ lây truyền ở mức có thể dự đoán được, trở thành bệnh đặc hữu.
Khả năng miễn dịch hiện có của bạn sẽ được tăng cường với bệnh nhiễm theo năm hoặc lâu hơn, hầu như không có triệu chứng hoặc các triệu chứng giống như cảm lạnh.
Tuy nhiên, đối với những người dễ bị tổn thương hơn, như người già, người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính, vắc xin kém hiệu quả hơn và virus vẫn có thể gây bệnh nặng, tử vong, tương tự như bệnh cúm.
An Yên(Theo Conversation)
Các triệu chứng phổ biến nhất của Omicron hiện nay
Sổ mũi, nhức đầu, đau họng là 3 dấu hiệu hay gặp nhất ở các bệnh nhân Covid-19 trong thời gian hiện tại.
">So sánh tác dụng của 2 và 3 liều vắc xin Covid