Không mưa, đường vẫn ngập
Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, thời gian gần đây, dù trời không mưa nhưng tuyến đường Tuyên Sơn-Túy Loan (Đà Nẵng) xảy ra tình trạng ngập cục bộ tại đoạn gần cửa Nhà máy nước Cầu Đỏ khiến người và phương tiện gặp khó khăn khi lưu thông.
Theo anh Lê Dũng (trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ), thời gian gần đây, dù trời không có mưa nhưng đoạn đường này vẫn bị ngập, có khi sâu đến 30-40cm khiến người và phương tiện đi qua rất khó khăn.
"Nguyên nhân ngập là do nước sông dâng cao, tràn vào đoạn đường này", anh Dũng nói.
Còn anh Hoàng Vinh (trú Túy Loan, Hòa Vang) thường đi làm theo tuyến đường ven sông Tuyên Sơn-Túy Loan nên chứng kiến nhiều lần đoạn đường này bị ngập sâu.
Dù trời không mưa nhưng tối 27/11, đoạn đường qua Trạm thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ vẫn bị ngập.
“Thực tế, đoạn đường này chạy dưới cầu Đỏ và mặt đường được thiết kế thấp hơn so với 2 đầu. Quan sát bằng mắt thường thì mặt đường chỉ cao hơn mực nước sông lúc bình thường khoảng hơn 1m nên khi có mưa đầu nguồn, nước sông dâng cao thì tràn lên đường gây ngập”, anh Vinh cho biết.
Cùng ý kiến, anh Văn Hiếu (trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) cho rằng đây có thể là lỗi của chủ đầu tư, đơn vị thiết kế khi không tính toán, lường trước được mực nước của sông nên mới xảy ra tình trạng ngập úng như hiện nay.
“Về chuyên môn thì mình không rõ nhưng điều dễ nhận thấy là mặt đường qua đoạn này quá thấp nên khi nước sông cao là xảy ra ngập úng. Đoạn đường bị ngập thường khoảng 60-100m và đã có nhiều trường hợp người đi xe máy bị tai nạn khi qua đoạn này, nhất là vào ban đêm”, anh Hiếu chia sẻ.
Gần nhất, tối 27/11, đoạn đường này dù trời không có mưa nhưng nước vẫn ngập khá sâu khiến nhiều phương tiện là xe máy ngập đến nửa bánh xe và nhiều phương tiện chết máy khiến người dân bức xúc.
“Vợ tôi từng bị tai nạn khi qua đoạn đường này nhưng rất may chỉ bị thương nhẹ. Còn chuyện người đi xe máy bị nước văng lên khi ô tô chạy qua, người lấm lem bùn nước là chuyện thường. Ai cũng bức xúc, không hiểu vì sao khi thi công tuyến đường thì đoạn này lại làm thấp đếp vậy khiến nước từ sông tràn vào gây gập úng, rất nguy hiểm”, anh Cao Văn Thái cho biết.
Nguyên nhân do nước sông dâng cao
Theo lãnh đạo UBND phường Hòa Thọ Tây, vị trí thường bị ngập là gần cửa Nhà máy nước Cầu Đỏ nên cơ quan chức năng địa phương bố trí lực lượng thường xuyên theo dõi mực nước sông Cẩm Lệ và tình hình ngập úng trên để có phương án cảnh báo người đi đường.
Mỗi khi nước sông Cẩm Lệ dâng cao là tuyến đường ven sông Thăng Long-Túy Loan lại bị ngập khiến người dân bức xúc.
Lãnh đạo phường cũng thừa nhận dù trời không có mưa nhưng đoạn đường vẫn bị ngập và nguyên nhân do nước sông dâng cao. Vì vậy, biện pháp trước mắt là chính quyền địa phương bố trí sẵn rào chắn, khi nước ngập sâu sẽ tổ chức giăng dây, rào chắn cấm các phương tiện qua lại khu vực ngập sâu để đảm bảo an toàn.
Cũng theo lãnh đạo UBND phường Hòa Thọ Tây, trước tình trạng liên tiếp xảy ra ngập úng tại đoạn đường này, phường đã có báo cáo các cấp và thời gian tới, UBND quận Cẩm Lệ sẽ đưa ra phương án cụ thể khắc phục vấn đề ngập nước ở khu vực này.
Được biết, tuyến đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan có chiều dài 10,5km với tổng mức đầu tư 745,5 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng làm chủ đầu tư, được khánh thành đưa vào khai thác từ cuối tháng 4/2023.
Theo định hướng, tuyến giao thông này góp phần giảm tải lưu lượng phương tiện cho QL14B, tạo trục giao thông xuyên suốt từ huyện Hòa Vang đi trung tâm TP Đà Nẵng.
Châu Thư" alt=""/>Khổ sở lội nước trên đường hơn 700 tỷ dù trời không mưaHướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue nêu rõ dung dịch cao phân tử được hướng dẫn sử dụng trong điều trị sốc sốt xuất huyết gồm: Dextran 40, dextran 70, hydroxyethyl starch 6% 200.000 dalton.
Tuy nhiên, không ít bệnh viện đang trong tình trạng thiếu dịch truyền dextran, phải dùng sang các loại thuốc thay thế tạm thời. Cuối tháng 8, Cục Quản lý khám chữa bệnh có bảng tổng hợp nhu cầu dịch truyền cao phân tử dextran điều trị sốc sốt xuất huyết của các cơ sở y tế.
Theo đó, tổng cộng nhu cầu dịch truyền của 48 địa phương, 9 bệnh viện trực thuộc Bộ là hơn 31.200 túi. Trong đó, 32 đơn vị có công văn đề xuất nhu cầu là 13.708 túi dextran 40 và cam kết nhận hàng. Ngoài ra, 25 đơn vị khác đề xuất với 17.537 túi dextran.
Cụ thể, Bệnh nhiệt đới Trung ương đề xuất 100 túi; Bạch Mai, Hữu Nghị, Nhi Trung ương… (50-60 túi). Về các sở y tế, TP.HCM là địa phương dự trù cao nhất với 7.330 túi; An Giang (4.260 túi); Cần Thơ (1.040 túi); Long An (785 túi)...
Ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, cho biết các dịch truyền chứa dextran 40 hoặc dextran 70 hiện không có sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Do đó, việc cung ứng thuốc phải thông qua hình thức cấp phép nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Việc nhập khẩu thuốc gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam. "Trong khi đó, hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho nước ta" - ông Dũng cho biết.
Theo thông tin từ Cục Quản lý dược ngày 22/9, để có nguồn cung ứng các thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70 điều trị sốc sốt huyết, Cục đã liên hệ với Cơ quan Quản lý Dược phẩm Thái Lan (FDA Thái Lan) để được hỗ trợ và thúc đẩy cơ sở sản xuất tại Thái Lan cung ứng dịch truyền Dextran cho Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương CPC1 đã nhập khẩu được 1.500 túi dịch truyền Dextran và đang tiếp tục nhập khẩu thêm để cung ứng cho nhu cầu điều trị. Ngoài ra, một đơn vị khác đã tìm được nguồn cung ứng dịch truyền Dextran khác (từ Pháp) có thể cung ứng cho thị trường Việt Nam.
Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu cần chủ động liên hệ với Công ty để được cung ứng thuốc.
Để kịp thời cung cấp thuốc chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70.
Sau khi tìm được nguồn cung ứng, các cơ sở nhập khẩu này cũng phải liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục.
Theo thông tin từ GHTK, lỗ hổng vừa phát giác đã được đơn vị này khắc phục từ trước đó. Hiện máy chủ của GHTK cũng đã được cập nhật lên phiên bản mới nhất.
Đối với những lo ngại về việc lộ lọt thông tin gồm tên, số điện thoại, địa chỉ người dùng, GHTK phủ nhận và cho biết, thông tin bị lộ không bao gồm thông tin khách hàng. Các dữ liệu nhạy cảm về khách hàng và đối tác GHTK vẫn được đảm bảo an toàn.
“GHTK cam kết bảo mật mọi thông tin khách hàng. Công ty đã chủ động rà soát và có thêm các biện pháp nghiệp vụ định kỳ theo tháng nhằm gia tăng tính bảo mật trên toàn hệ thống.”, đơn vị này chia sẻ.
Trước đó, một hacker khẳng định đã lấy được 4GB mã nguồn từ một lỗ hổng lớn trên hệ thống của GHTK. Lỗ hổng này cho phép các tin tặc xem, chỉnh sửa hoặc thay đổi mã của bất kỳ dự án nào. Kết quả là họ đã tải xuống toàn bộ các dữ liệu có trên hệ thống.
Theo phỏng đoán ban đầu, lỗ hổng của GHTK có thể do những sơ suất khi cấu hình DevOps từ phía các lập trình viên. Sai sót này cũng có thể đến từ việc đặt mậu khẩu không đủ độ tin cậy.
Những dự đoán còn cho rằng, tin tặc đã sử dụng kỹ thuật tấn công social enginering, nhắm tới các nhân viên của GHTK, đánh lừa họ để xâm nhập và đánh cắp dữ liệu trong hệ thống.
Trọng Đạt
Giao hàng tiết kiệm là một công ty chuyển phát tại Việt Nam với hơn 1.000 chi nhánh và 20.000 nhân viên đang hoạt động.
" alt=""/>Giao hàng tiết kiệm phủ nhận việc bị lộ tên, địa chỉ khách hàng