Doanh nghiệp Nhà nước - vai trò tiên phong trong phát triển điện gió ngoài khơi
Theo Bộ Công Thương, điện gió ngoài khơi là lĩnh vực còn nhiều thách thức về kỹ thuật, pháp lý và an ninh quốc phòng. Để đảm bảo triển khai hiệu quả, Bộ đề xuất giao các tập đoàn kinh tế Nhà nước như Petrovietnam, EVN, hoặc doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đóng vai trò chủ trì.
Đây là các đơn vị có kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển, đặc biệt là Petrovietnam – doanh nghiệp đã chứng minh năng lực trong các dự án dầu khí ngoài khơi quy mô lớn cũng như vai trò góp phần đảm bảo anh ninh quốc phòng, dấu mốc chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Các chân đế trụ điện gió ngoài khơi thi công tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC, TP Vũng Tàu.
Với đặc điểm kỹ thuật phức tạp và quy mô đầu tư lớn, điện gió ngoài khơi đòi hỏi sự phối hợp giữa doanh nghiệp trong nước và đối tác quốc tế có kinh nghiệm.
Để đạt được mục tiêu kép về phát huy nội lực, khởi tạo phát triển được lĩnh vực điện gió ngoài khơi và đảm bảo an ninh quốc phòng, Petrovietnam đề xuất bổ sung quy định cho phép Thủ tướng giao doanh nghiệp Nhà nước hợp tác với đối tác quốc tế, đồng thời trao quyền cho công ty con thực hiện khảo sát và phát triển dự án. Kết quả của việc hợp tác với đối tác quốc tế để phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng đã được thực tế chứng minh qua lịch sử phát triển của ngành dầu khí Việt Nam.
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp Nhà nước thực sự đảm nhiệm vai trò tiên phong, cần sửa đổi rõ ràng hơn trong Luật Điện lực. Petrovietnam cho rằng, luật hiện hành chưa giải quyết được các vấn đề cốt lõi như quyền hợp tác quốc tế hay việc trao quyền triển khai dự án cho công ty con của doanh nghiệp Nhà nước.
ĐGNK không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu điện năng trong nước mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu.
Tháo gỡ vướng mắc pháp lý - yếu tố quyết định thành công
Petrovietnam đã kiến nghị sửa đổi một số điều khoản trong Dự thảo Luật Điện lực để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho các dự án điện gió ngoài khơi. Điểm a Khoản 2 Điều 26 cần được điều chỉnh để Thủ tướng có thể giao doanh nghiệp Nhà nước xây dựng phương án huy động nguồn lực nội bộ thực hiện khảo sát. Trong khi đó, Điểm a Khoản 1 Điều 27 cần bổ sung nội dung cho phép các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty con đề xuất đối tác hợp tác và thực hiện dự án đầu tư.
Một vấn đề khác là thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án xuất khẩu điện từ điện gió ngoài khơi hiện chưa được quy định rõ trong Khoản 4 Điều 12, dẫn đến khoảng trống pháp lý. Petrovietnam nhấn mạnh, cần xác định rõ vai trò của Thủ tướng trong việc phê duyệt chủ trương đối với các dự án xuất khẩu điện, nhằm đảm bảo tính minh bạch và thống nhất.
Liên danh PTSC - Sembcorp đón nhận giấy phép khảo sát các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi.
Gia tăng cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi trong nước
Kinh nghiệm từ ngành thủy điện cho thấy, việc khuyến khích doanh nghiệp trong nước tham gia vào các dự án lớn có thể nâng cao năng lực sản xuất nội địa. Tuy nhiên, lĩnh vực điện gió ngoài khơi hiện vẫn thiếu các chính sách rõ ràng để hỗ trợ sản xuất trong nước.
Petrovietnam đề xuất bổ sung các cơ chế ưu đãi như: miễn giảm chi phí sử dụng khu vực biển, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, và quy định tỷ lệ nội địa hóa trong các hoạt động khảo sát, xây dựng, vận hành và tháo dỡ dự án. Những chính sách này không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam tích lũy kinh nghiệm mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng cần sửa đổi Khoản 4 Điều 25 của Dự thảo Luật Điện lực để quy định rõ về giá bán điện và sản lượng điện hợp đồng tối thiểu. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng kéo dài đàm phán giữa nhà đầu tư và EVN – đơn vị mua điện duy nhất hiện nay.
Hướng tới xuất khẩu điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu điện năng trong nước mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu điện năng, đóng góp vào nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam. Điều này đã được nêu rõ trong Quy hoạch Điện VIII.
Để hiện thực hóa tiềm năng này, cần xây dựng khung pháp lý đồng bộ, quy định chi tiết và khả thi, giúp doanh nghiệp tự tin triển khai các dự án mà vẫn đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về an ninh quốc phòng.
Việc phát triển điện gió ngoài khơi không chỉ đòi hỏi sửa đổi luật pháp mà còn cần sự đồng thuận và phối hợp giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và đối tác quốc tế. Những chính sách mang tính đột phá sẽ mở đường cho điện gió ngoài khơi phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero 2050 và khẳng định vị thế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo toàn cầu.
Hà An" alt=""/>PVN đề xuất bổ sung một số quy định tạo đà phát triển điện gió ngoài khơiTheo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2020 - 2021 của Bộ GD&ĐT gửi các Sở, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục triển khai hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành giáo dục (tại địa chỉ csdl.moet.gov.vn) theo yêu cầu của Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT ngày 30/12/2019 Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo khác của Bộ; đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục báo cáo dữ liệu đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
Trong trường hợp các sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu quản lý giáo dục ở địa phương, phải đáp ứng chuẩn dữ liệu, kết nối với cơ sở dữ liệu của ngành và tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu dữ liệu, bảo vệ an toàn thông tin cá nhân (trường học, cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương phải quản lý và chịu trách nhiệm về dữ liệu số hóa trong phạm vi quản lý theo quy định).
Khi triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT phải triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...). Thường xuyên rà soát, khắc phục những nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng phần mềm trực tuyến và thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, máy tính cá nhân.
Các cơ quan, đơn vị chủ trì quản lý hệ thống thông tin phải rà soát và hoàn thiện quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng hệ thống CNTT; phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống (phân công các phòng/bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm rà soát, đối chiếu và chuẩn hóa đảm báo tính chính xác của các dữ liệu thành phần trên cơ sở dữ liệu ngành); triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; có hình thức khen thưởng đơn vị, cá nhân làm tốt; có biện pháp, chế tài đối với các đơn vị chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Hải Lam
Trong bối cảnh quá trình chuyển đổi số đang được thúc đẩy mạnh mẽ, việc tổ chức, doanh nghiệp nâng cao nhận thức về rủi ro bảo mật và trang bị kỹ năng bảo vệ của mỗi cá nhân càng trở nên quan trọng.
" alt=""/>Phải đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống CNTT trong giáo dụcLực lượng chức năng kết luận, nước thải mà Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế xả thải ra biển trong quá trình quản lý, vận hành Bến số 3 - cảng Chân Mây có Coliform vượt 48 lần; độ màu vượt 2,46 lần; TSS vượt 1,94 lần.
Căn cứ điểm k, khoản 6 và khoản 7 Điều 18 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, UBND tỉnh quyết định xử phạt Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế 532 triệu đồng.
Trong đó, mức phạt 380 triệu đồng với thông số Coliform; phạt tăng thêm 40% là 152 triệu đồng đối với thông số màu và TSS. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế bị buộc phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường với số tiền là 5.336.000 đồng.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt. Nếu quá thời gian mà công ty không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với quyết định xử phạt hành chính của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế theo quy định của pháp luật.
Những núi quặng bauxite có nguồn gốc từ Lào được chở về tập kết trong khu cảng của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế.
Trước đó, ngày 25/10, Báo điện tử VTC News có bài phản ánh việc nước tại vùng biển Bình An (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) đổi màu nâu đỏ. Người dân cho rằng, việc nước đổi màu là bất thường.
Khi nước ở vùng biển Bình An (xã Lộc Vĩnh) đổi màu nâu đỏ chưa rõ nguyên nhân thì PV Báo điện tử VTC News phát hiện nhiều thiếu sót, bất thường quanh hệ thống thu gom, xử lý nước thải khu bến cảng của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế.
Cụ thể, đến thời điểm hiện tại Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế chưa được Bộ TN&MT cấp giấy phép môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải của doanh nghiệp này cũng chưa được cấp có thẩm quyền đánh giá, nghiệm thu. Thông tin này cũng được đại diện Ban Quản lý khu Kinh tế Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế và Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế thừa nhận.
Ngày 26/10, ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản gửi Sở TN&MT và Ban Quản lý khu Kinh tế Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu kiểm tra, xác minh và làm rõ nội dung Báo điện tử VTC News phản ánh.
NGUYỄN VƯƠNG" alt=""/>Nước quanh khu cảng tập kết bauxite đổi màu: Doanh nghiệp bị phạt trên 500 triệu