Cũng là phương pháp SODIS nhưng Hội Sinh viên khoa Môi trường Huế (ĐH Khoa học Huế) lại chọn cách giới thiệu và tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp này cho khoảng 100 hộ dân cũng như 82 cán bộ Đoàn viên thanh niên và chiến sĩ Mùa hè xanh tại xã Nhâm và xã Hồng Thái, huyện A Lưới, Huế.
![]() |
Người dân đang trao đổi tại buổi tập huấn ngày 20/7/2015. |
Dự án tập huấn của Hội Sinh viên khoa Môi trường Huế kéo dài từ tháng 7 đến cuối tháng 9. Tại các lớp tập huấn, dự án “Mang SODIS đến vùng cao” của nhóm đã giới thiệu chi tiết về cơ sở khoa học, nội dung, cách thức thực hiện cùng những ưu và nhược điểm của phương pháp khử trùng vi sinh vật trong nước bằng ánh sáng mặt trời.
Đồng thời, dự án cũng trình bày cụ thể về các nguyên tắc và những lưu ý quan trọng khi thực hiện phương pháp SODIS như về loại nước áp dụng, điều kiện thời tiết, loại chai sử dụng,... Nhóm còn phối hợp với các cán bộ UBND Xã Nhâm trao tặng 10 mô hình thí điểm cho 10 hộ dân trong khu vực.
![]() |
Bạn Nguyễn Hữu Long (ngoài cùng bên phải - trưởng dự án “Mang SODIS” đến cùng cao) trao tặng mô hình lọc nước SODIS cho các hộ dân tại huyện A Lưới. |
Bể lọc cho đồng bào Jrai
Đa số các ý tưởng đều chọn khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo - những khu vực còn thiếu nước sạch, bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Công trình thứ ba được hoàn thành chính là mô hình bể lọc của nhóm Nước giọt, xây dựng tại làng PleuQuah, xã Chư Ă, tỉnh Gia Lai.
Hiện tại, người dân làng PleiDo và làng PleiQuah, xã Chư Ă, tỉnh Gia Lai đều sử dụng chung nguồn nước từ một ngăn xi măng chứa nước để phục vụ việc sinh hoạt. Tuy nhiên, nguồn nước tại khu vực này nằm dưới chân đồi, trên đồi được canh tác trồng cà phê và chăn nuôi bò. Do đó, ngăn nước bị ô nhiễm trầm trọng nhưng không có biện pháp lọc hay xử lý, nên người dân tại khu vực vẫn “sống chung” với nguồn nước ô nhiễm.
![]() |
Quá trình xây dựng bể lọc mới tại làng PleiQuah. |
Nắm được nhu cầu cấp thiết đó, nhóm Nước giọt quyết định tiến hành đề án xây bể lọc tại khu vực này. Chọn sử dụng các vật liệu lọc và chia thành nhiều lớp gồm có Cát, Than hoạt tính, Sỏi, bể lọc hoàn thành vào khoảng cuối tháng 8/2015. Đến nay, sau khi vận hành được hơn một tháng, bể lọc chính thức cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh cho đồng bào Jrai sống tại hai làng PleiDo và làng PleiQuah.
![]() |
Bể lọc mới hoàn thành, với các lớp vật liệu lọc gồm có cát, sỏi, than hoạt tính để lọc nước. |
Năm 2015 là năm thứ hai nhãn hàng Comfort Một Lần Xả, phối hợp với Cục Quản lý Tài nguyên Nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trung ương Hội sinh viên tổ chức cuộc thi sáng tạo ý tưởng “Mùa hè nước”. Cuộc thi là một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các bạn sinh viên đóng góp ý tưởng của mình cho xã hội. Thông qua đó, tiếng nói của họ được lắng nghe, ý tưởng của người trẻ được đầu tư và tạo cơ hội để thực hiện. Từ đó, cuộc thi không chỉ góp phần mang đến các giải pháp có ích cho xã hội mà còn giúp thế hệ trẻ ý thức sống trách nhiệm hơn, mạnh dạn đưa ra quan điểm trên diễn đàn lớn, mang lại lợi ích cho cộng đồng. |
Hồng Quyên
" alt=""/>Sinh viên VN: Những dự án mang nước sạch đến cộng đồngDọc tuyến đường tới chợ Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) không ai không biết xóm những người chạy thận trồng rau mầm sạch.
![]() |
Những khay rau mầm sạch của xóm chạy thận Ngọc Hồi |
Chú Hồng, ‘cư dân’ của xóm chạy thận cho biết cách đây 5 năm, một sư thầy trên chùa Phủ Ninh tới thăm, thấy hoàn cảnh khó khăn nên đã gợi ý việc trồng rau mầm mang lên chùa để thầy bán giúp. Hai năm gần đây, chị Thoa (chủ một công ty) thấy rau mầm sạch nên đã nhận thu mua giúp.
“Không lãi được bao nhiêu nhưng trồng rau sẽ đỡ chán, mình quên đi bệnh tật” - chú Hồng vừa xếp gọn những hộp thuốc trên bàn vừa cười nói.
Biết hoàn cảnh khó khăn của xóm chạy thận, chị Hà (phóng viên một tạp chí ở Hà Nội) đã tạo một trang trên facebook có tên “Những hạt mầm xanh” để kêu gọi mọi người mua rau ủng hộ. Lượng theo dõi trang đã lên tới hơn 1.000 người, đặc biệt số lượng người mua cũng tăng lên đáng kể, nhiều người trong số đó trở thành khách hàng quen của xóm chạy thận Ngọc Hồi.
![]() |
Những mê rau mầm thành phẩm của xóm chạy thận rất sạch sẽ, tươi ngon |
Được sự giúp sức của mọi người, các cư dân xóm chạy thận đầu tư vốn để mua hạt giống và đất vi sinh thích hợp để trồng rau mầm. Chú Hồng cho biết rau mầm gieo và chăm sóc khá đơn giản. Từ khi gieo hạt tới khi thu hoạch chỉ phải tưới nước chứ không cần bón phân hay phun thuốc. Chính vì thế, rau mầm rất sạch và tươi.
Mỗi tuần, khoảng 10kg rau mầm được bán cho nhà hàng của chị Thoa và khoảng 40kg người dân đặt mua qua mạng với giá 50.000 đồng/kg. Vì thời gian thu hoạch rau khá ngắn nên chỉ khi có đơn đặt hàng, cư dân xóm chạy thận mới tiến hành gieo hạt.
Cũng theo chú Hồng, rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn gấp 5 lần so với các loại rau trưởng thành bán ngoài chợ. Tuy nhiên, rau mầm có vị hơi đắng nên hơi khó ăn. Hiện nay, rau mầm thường được dùng ăn lẩu hay ăn kèm các món salad trộn, ăn luộc hoặc nấu canh đều được.
Dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, số lượng người dân đặt mua rau mầm đang tăng lên. Đó là động lực giúp các cô chú không chỉ vượt qua bệnh tật mà còn tiếp tục trồng nhiều hơn những rổ rau mầm tươi sạch và tốt cho sức khỏe.
Lương Ánh
Nếu bị cảm lạnh, cứ việc ăn kem" alt=""/>Trồng rau sạch bán Tết quên hết bệnh hiểm nghèo