Lính Ukraine ở tiền tuyến Donbass (Ảnh: Getty).
"Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện, Ukraine đã mất 43.000 binh lính tử trận. Đã có 370.000 người bị thương, có tính đến thực tế là trong quân đội của chúng tôi, khoảng 50% số người bị thương đã quay trở lại chiến đấu và tất cả người bị thương, bao gồm cả người bị thương nhẹ và tái phát, đều được ghi nhận", Tổng thống Zelensky cho biết trong một thông báo hiếm hoi về tổn thất của lực lượng Ukraine hôm 8/12.
Ông Zelensky cũng lưu ý rằng khoảng một nửa số binh lính bị thương trong khi chiến đấu sau đó đã trở lại chiến trường. "Đây là minh chứng cho khả năng phục hồi của lực lượng vũ trang của chúng tôi và hiệu quả của đội ngũ y tế của chúng tôi", ông Zelensky nhấn mạnh.
Tổng thống Zelensky cho biết tổn thất của Nga đã lên tới hơn 750.000 quân nhân, với 198.000 người thiệt mạng và hơn 550.000 người bị thương.
Tổng thống Zelensky nói thêm rằng, kể từ tháng 9 năm nay, lực lượng Nga đã mất quân nhân trên chiến trường với tỷ lệ ít nhất là 5:1 so với lực lượng phòng vệ Ukraine.
Nga hiện chưa lên tiếng về thông tin trên. Vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tổn thất về nhân lực của Moscow trong cuộc xung đột chỉ bằng một phần nhỏ so với phía Ukraine.
Trước đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết tổn thất của quân đội Ukraine đã lên tới "400.000 binh lính và nhiều dân thường hơn nữa".
Trong những tháng gần đây, Tổng thống Zelensky và các quan chức Ukraine khác đã bác bỏ nhiều tuyên bố liên quan đến tổn thất quân sự của Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 1/12 với hãng tin Kyodo News, ông Zelensky đã bác bỏ thông tin trên phương tiện truyền thông phương Tây rằng có tới 80.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga.
Báo Economist (Anh) đưa tin ngày càng nhiều binh lính Ukraine rời bỏ vị trí chiến đấu của họ mà không được phép, với một số ước tính cho thấy số lượng quân đào ngũ lên tới gần 20%.
Theo nguồn tin của tạp chí Economist, Ukraine đang gặp khó khăn để bù đắp những tổn thất trên chiến trường. Kế hoạch gọi nhập ngũ bắt buộc dường như mới đạt được 2/3 mục tiêu đề ra.
Đầu năm nay, Kiev đã thông qua một cuộc cải cách toàn diện về nghĩa vụ quân sự, với hy vọng sẽ thúc đẩy tỷ lệ nhập ngũ bắt buộc.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho rằng Ukraine nên cân nhắc hạ độ tuổi tuyển quân từ 25 xuống 18, nhấn mạnh Kiev phải tăng cường lực lượng chiến đấu trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1.000 ngày với Nga.
Ukraine thực thi và gia hạn lệnh tổng động viên nhiều lần kể từ tháng 2/2022, khi Nga bắt đầu mở chiến dịch quân sự đặc biệt. Vào tháng 5, Ukraine đã thông qua luật hạ tuổi huy động từ 27 xuống 25, mở đường để gọi nhập ngũ thêm hàng trăm nghìn người vào quân đội để đối phó Nga.
Nếu Ukraine tiếp tục hạ tuổi tuyển quân, động thái này có thể gây ra căng thẳng về mặt chính trị trong nội bộ nước này.
Trong một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn người Ukraine được hỏi đã ủng hộ phương án đàm phán với Nga ngay lập tức để hướng tới mục tiêu khép lại chiến sự, đánh dấu lần đầu tiên con số này vượt trên 50% trong 3 năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy người dân Ukraine dường như đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến hao người tốn của kéo dài.
Theo Pravda" alt=""/>Tiết lộ hiếm hoi của Ukraine về thương vong trong cuộc chiến với NgaTổng thống Mỹ Joe Biden trên chuyến tàu đến Ukraine (Ảnh: New York Times).
Vì lý do an toàn mà các chuyến bay dân sự đến Ukraine đều bị đình chỉ. Vậy nên, trong gần 3 năm qua, hàng triệu người Ukraine đã phải di chuyển bằng đường sắt trong suốt các chuyến đi dài.
Các nhà lãnh đạo thế giới đến Ukraine đã có trải nghiệm tương tự, tuy nhiên chuyến đi của họ được trang bị thoải mái hơn nhiều.
Kể từ những tháng đầu của cuộc chiến, tuyến đường sắt Ukrzaliznytsia của Ukraine đã triển khai các toa VIP để đưa đón các quan chức nước ngoài thăm Ukraine.
Các toa VIP được trang bị phòng ngủ riêng, phòng hội nghị và bếp. Các toa giường nằm tiêu chuẩn được gắn vào các toa VIP để vận chuyển phần còn lại của phái đoàn.
Trong chuyến thăm Kiev vào tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã di chuyển trên một toa với phòng hội nghị được trang bị bàn gỗ đánh bóng và ghế theo phong cách Victoria. Sàn tàu được phủ kín thảm xanh lá cây và vàng. Cuối toa là một phòng ngủ riêng, với phòng tắm lát gạch xanh. Đồ trang trí trên tàu xa hoa và được mạ vàng khắp nơi.
Những chuyến tàu đặc biệt này đã trở thành một nét đặc trưng của cuộc chiến và mang lại trải nghiệm cho hàng chục nhà lãnh đạo đã đến Ukraine, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tất cả lãnh đạo đều đi tàu vào ban đêm và rèm cửa sổ được kéo xuống nhằm đảm bảo an ninh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chính trị gia đều đi tàu hỏa cải tiến. Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis đã thực hiện 11 chuyến công du tới Ukraine trên một toa giường nằm tiêu chuẩn.
Những chuyến đi này không chỉ thể hiện công tác hậu cần chu đáo của Ukraine mà đây còn là cơ hội để chính quyền nước này tranh thủ sự ủng hộ của các lãnh đạo trên thế giới trong nhiều giờ đồng hồ ngồi trên tàu.
Trong chuyến đi, các lãnh đạo và đoàn của họ thường được phục vụ các món ăn truyền thống Ukraine, được cung cấp các cuốn sách về lịch sử và cuộc đấu tranh của Ukraine.
Trên một chiếc bàn cạnh giường, những cuốn sách bao gồm các bài phát biểu thời chiến của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và câu chuyện về những khó khăn của trẻ em trong chiến tranh dường như cố ý được chọn để gợi lên sự đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của Ukraine.
Đôi khi, phía Ukraine còn có những hành động rõ ràng hơn nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các lãnh đạo. Chẳng hạn, đầu năm ngoái, khi Ukraine vận động đồng minh phương Tây, bao gồm cả Phần Lan, cung cấp xe tăng Leopard, các nhân viên trên tàu đã đeo khăn quàng cổ họa tiết da báo trong chuyến thăm của Tổng thống Phần Lan.
Sau khi đạt được các thỏa thuận quan trọng tại Kiev, chính quyền Ukraine thường để lại những lời cảm ơn trên toa tàu.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bình luận: "Tàu hỏa không chỉ là một hệ thống vận tải, nó còn trở thành cầu nối ngoại giao".
Trong thời gian tới, với khả năng diễn ra đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhiều nhà ngoại giao khác sẽ có mặt trên đoàn tàu VIP vốn đã được sử dụng cho hơn 1.000 chuyến kể từ khi xung đột nổ ra này.
Theo New York Times" alt=""/>Trên chuyến tàu đặc biệt đưa lãnh đạo thế giới đến Ukraine giữa thời chiếnNay mở, mai tàn
Theo thống kê của CB Insights, công ty chuyên xây dựng phần mềm dự đoán xu hướng công nghệ mới, tỷ lệ startup thất bại trên thế giới nói chung dao động từ 75-90%. Các doanh nghiệp bị phá sản ở những nơi chuyên về startup trên thế giới như thung lũng Silicon Valley (Mỹ) diễn ra thường xuyên.
Còn ghi nhận từ các bộ phận hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam, có đến 80% startup tồn tại không quá hai năm; chỉ có 3% đạt tới thành công thực tế. Các chuyên gia cho rằng, ở nhiều thị trường mới nổi hay các quốc gia khởi nghiệp, việc doanh nghiệp liên tục thành lập hoặc phá sản như vậy là bình thường.
Đại dịch như "thiên nga đen", bất ngờ và không dự đoán được, tác động cực lớn khiến dòng tiền của các doanh nghiệp dần cạn kiệt, rơi vào khủng hoảng.
Doanh thu 1 triệu đô la/tháng vẫn… phá sản
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư công ty Savills Việt Nam, nhận xét, 5 năm vừa qua, tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam được xem là nổi trội trong khu vực và trên thế giới. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm từ 75-80% trong nền kinh tế, được xem là xương sống của nền kinh tế.
Tuy nhiên, thời gian qua, tỷ lệ giữa các doanh nghiệp phá sản cũng như tốc độ thành lập mới là 45:55 - nghĩa là, cứ 45 doanh nghiệp phá sản thì có 55 doanh nghiệp thành lập mới.
“Mặt bằng chung ở các quốc gia khởi nghiệp thì 10 DN thành lập có 20-30 thất bại. Các DN hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau: từ sự đam mê, muốn làm chủ,... Không phải ai khởi nghiệp cũng có đầy đủ các yếu tố về tài chính, kinh nghiệm để thành công” - ông Khương nói.
Đồng quan điểm, nhà đầu tư Đỗ Hoài Nam cho rằng, việc một startup thất bại và đóng cửa là rất bình thường. Họ dũng cảm để tạo ra cuộc chơi mới, họ hay để rủ được team, họ giỏi để gọi được vốn... Thành hay bại không liên quan đến giỏi hay kém mà là họ có hội tụ các yếu tố cần và đủ hay không. Và may mắn cũng là một yếu tố tối quan trọng.
Chỉ 2% là startup thật sự
Từ câu chuyện thất bại, cộng đồng startup đã rút ra những bài học. Ông Phạm Ngọc Huy, chuyên gia trong lĩnh vực này, cho hay, các doanh nghiệp tại địa phương thường chọn xu hướng startup trong lĩnh vực như nông nghiệp, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm văn hóa truyền thống,... tận dụng nguồn sản phẩm sẵn có của địa phương.
Tuy nhiên, hơn 90% trong số này vận hành theo mô hình kinh doanh truyền thống, phát triển tuần tự, chưa có yếu tố đổi mới sáng tạo trọng sản phẩm và ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong khâu sản xuất.
Startup gặp thời Covid-19 cạn kiệt dòng tiền
Nguyên nhân là do thiếu sự tham gia và hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia trong ngành cũng như các chương trình hỗ trợ, định hướng ngay từ giai đoạn đầu, dẫn đến startup không đủ năng lực để duy trì mô hình kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, có khả năng tăng trưởng nhanh và nhân rộng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Trong khi đó, một sai lầm khác là quá tự tin. Chia sẻ về thất bại, Loic Gautier, đồng sáng lập Lefair, thừa nhận: “Có những lúc có thể tôi đã quá tự tin vào quan điểm của mình và khiến mọi người nghi ngờ khả năng phát triển và giá trị cộng thêm của công ty, tức là nghi ngờ thời gian và công sức mà bạn bỏ ra để phát triển sản phẩm. Nó làm tôi rơi vào tâm lý chỉ muốn chứng minh rằng mọi người sai và họ không nên nghi ngờ doanh nghiệp của tôi”.
Ông nói thêm: "Nếu được hỏi về điều hối tiếc nhất, tôi sẽ nói đó là việc thành lập một công ty khi chưa quá dư dả về nguồn vốn". Đó vừa là ưu, vừa là nhược điểm. Nhìn vào quá khứ, thực tế là có rất nhiều người chỉ khởi nghiệp sau khi đạt được những thành công nhất định và có sự độc lập về tài chính.
Bên cạnh đó, đa phần các doanh nghiệp không cần vốn đầu tư mạo hiểm để phát triển đến một quy mô đáng kể, tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được quy mô đó nếu "tự bơi".
Đưa ra lời khuyên, ông Alain Goudsmet - Chủ tịch Mentally Fit - cho rằng, doanh nghiệp hay sản phẩm khởi nghiệp của bạn chỉ có thể thành công khi bạn có sứ mệnh rõ ràng và sống với những giá trị cốt lõi của sản phẩm mà bạn sáng tạo nên.
Để khởi nghiệp thành công thì 10% việc học hỏi đến từ phương pháp đào tạo truyền thống, 20% việc học hỏi đến từ những người đào tạo và 70% còn lại phải do chính bạn tự học. Học từ những công việc trong thực tế, những trải nghiệm của bạn khi khởi nghiệp, học cả những người đã khởi nghiệp thành công cũng như thất bại.
" alt=""/>Hoành tráng rồi phá sản, ông chủ trẻ âm thầm biến mất