Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Buriram United vs Port FC, 18h00 ngày 2/2: Sáng kèo dưới
Nạn nhân Samantha Hayes bị cánh máy bay va phải khi đang cắt cỏ gần đường băng sân bay. Ảnh: New York Post Nói với các nhà điều tra, ông James Baxter, phi công điều khiển chiếc máy bay một động cơ Bonanza A36, cho biết ông đã nhìn thấy cô Hayes sau khi máy bay chạm xuống đường băng vào khoảng 14h30 ngày 29/9. Ông đã cố điều khiển để máy bay tiếp tục bay lên nhằm tránh va phải cô Hayes, nhưng một bên cánh máy bay đã va phải nạn nhân.
“Chúng tôi đang điều tra xem liệu có bất kỳ cáo buộc nào chống lại viên phi công hay không. Liệu phi công đã làm gì sai, hay đây chỉ là điều không thể tránh khỏi?”, phát ngôn viên của OHP Sarah Stewart nói hôm 2/10.
Theo bà Stewart, nhiều tình tiết về vụ tai nạn vẫn đang được điều tra bao gồm việc cô Hayes có mặc quần áo phản quang hay không, và liệu cô ấy có nhìn thấy máy bay hạ cánh hay không.
Máy bay biểu diễn ở tiệc tiết lộ giới tính thai nhi gãy cánh, phi công tử vong
MEXICO - Bữa tiệc tiết lộ giới tính thai nhi của một vợ chồng ở San Pedro trở thành bi kịch, khi chiếc máy bay biểu diễn bất ngờ lao xuống đất khiến phi công tử vong." alt="Hy hữu cánh máy bay va phải người phụ nữ đang cắt cỏ gây tử vong" />Như vậy, cho đến nay, tổng số vắc xin Covid-19 Mỹ trao tặng cho Việt Nam là 9,5 triệu liều. Theo kế hoạch, tới đây sẽ có thêm các đợt trao tặng vắc xin.
Hai nước đã và đang hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch, dựa trên nền tảng là mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia và nguồn hỗ trợ của Mỹ trị giá gần 1 tỷ USD trong những năm qua nhằm giúp Việt Nam phát triển hạ tầng y tế.
Ngoài ra, kể từ khi Covid-19 bắt đầu, Mỹ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.
Mỹ đã cung cấp hơn 175 triệu liều vắc xin cho hơn 100 quốc gia trên thế giới và sẽ tiếp tục trao tặng vắc xin trên toàn cầu khi có thêm nguồn cung. Nước này cũng gia tăng hợp tác với các đối tác nhằm mở rộng năng lực sản xuất vắc xin trên toàn cầu nhằm chấm dứt đại dịch.
Bảo Đức
Mỹ trao tặng Việt Nam thêm 1,5 triệu liều vắc xin Pfizer
Lô vắc xin này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX, vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer tại thành phố Kalamazoo (bang Michigan, Mỹ) và vừa về đến Hà Nội.
" alt="Việt Nam nhận thêm gần 2 triệu liều vắc xin Pfizer của Mỹ" />Top 2 Miss Cosmo 2024 tiết lộ tiêu chuẩn chọn bạn trai, mê rapper Pháp Kiều (Thực hiện: Cẩm Tiên - Quỳnh Tâm).
Từng rất lo lắng trước sự cố sập sân khấu
Các bạn có gần 1 tháng đồng hành cùng Miss Cosmo 2024, kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hành trình vừa qua là gì?
Hoa hậu Ketut Permata:Mỗi bước đi của tôi trong chặng hành trình này đều đáng nhớ. Bởi vì, mỗi ngày chúng tôi đều được trải nghiệm những hoạt động mới, được đến những nơi khác nhau, được tiếp xúc với những con người mới, nên tôi ghi nhớ từng giây phút đã trải qua.
Nếu phải chọn ra một kỷ niệm đáng nhớ nhất thì đó là tình cảm của tất cả thí sinh dành cho nhau. Cuộc thi diễn ra khoảng 20 ngày nên lịch trình hoạt động khá dày đặc. Chúng tôi hầu như kiệt sức và mệt mỏi, nhưng điều đáng quý nhất là tất cả cô gái đều nâng đỡ, động viên nhau. Tinh thần đó khiến tôi không bao giờ quên!
Á hậu Mook Karnruethai Tassabut: Vâng, tôi cũng thế! Tôi nghĩ chính con người đã tạo nên kỷ niệm cho nhau.
" alt="Miss Cosmo 2024: Mê rapper Pháp Kiều, nói về học vấn và "hoa hậu" />- Tạp chí PLoS Biology của Mỹ vừa công bố danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.
Năm ngoái, Tạp chí PLoS Biology cũng đã công bố danh sách top 100.000 dựa vào dữ liệu trắc lượng khoa học tính tới năm 2018.
Năm nay, họ cập nhật dữ liệu tới năm 2019 để đưa ra danh sách mới, bao gồm top 100.000 nhà khoa học xếp theo thành tựu sự nghiệp và top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.
Các tiêu chí được thống kê để xếp hạng gồm có: Số bài báo công bố tính từ năm 1960-2019; Số lần trích dẫn tính từ năm 1996-2019; Chỉ số H (chỉ số đo lường ảnh hưởng) sau khi đã loại trừ số tự trích dẫn; Chỉ số H sau khi đã điều chỉnh cho nhiều tác giả và loại trừ tự trích dẫn; Tỉ lệ tự trích dẫn.
Tác giả của công bố là nhóm Metrics của Giáo sư John Ioannidis và các cộng sự thuộc Đại học Stanford. Nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến năm 2019 trong 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người mà các công trình nghiên cứu của họ được đồng nghiệp trích dẫn nhiều nhất.
Tăng so với năm ngoái
Ở cả hai nhóm xếp hạng của PLoS Biology đều có các nhà khoa học là người Việt sinh sống và làm việc trong nước; người có gốc Việt (nhưng sinh sống và công tác ở nước ngoài). Đáng chú ý, có nhiều nhà khoa học nước ngoài nhưng có địa chỉ công tác tại các trường ĐH ở Việt Nam.
Theo thống kê, trong top 100.000 nhà khoa học xếp theo thành tựu sự nghiệp có 55 người Việt, người có gốc Việt và nhà khoa học nước ngoài nhưng địa chỉ công tác ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 2 nhà khoa học trong nước nằm trong danh sách này là GS Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), hạng 65.925 thế giới và GS Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) hạng 94.738 thế giới.
55 nhà khoa học người Việt, người có gốc Việt và người nước ngoài có địa chỉ làm việc ở Việt Nam nằm trong top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu sự nghiệp (Ảnh: GS Nguyễn Văn Tuấn hỗ trợ thống kê) Trong nhóm xếp hạng 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất tính theo dữ liệu đến năm 2019, có 88 nhà khoa học người Việt, người có gốc Việt và nhà khoa học có địa chỉ công tác ở Việt Nam.
So với năm ngoái, số lượng các nhà khoa học đang công tác tại Việt Nam có tên trong danh sách tăng đáng kể.
Trong số các khoa học người Việt, ở Việt Nam, người có thứ hạng cao nhất là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) – hạng 5.798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) – hạng 6.996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội) – hạng 9.261.
Trong danh sách, còn có nhiều nhà nghiên cứu đang làm việc ở Việt Nam như: Nguyễn Đức Khương (ĐH Quốc gia Hà Nội); Phan Thanh Sơn Nam (để địa chỉ Trường ĐH Công nghệ TP.HCM); Bùi Diệu Tiên, Phạm Viết Thanh, Nguyễn Thời Trung, Nguyễn Thị Kim Oanh, Thái Hoàng Chiến, Đinh Quang Hải (Trường ĐH Tôn Đức Thắng); Trần Phan Lam Sơn, Phạm Thái Bình, Trần Nguyễn Hải, Trần Ngọc Hân, Hoàng Nhật Đức (Trường ĐH Duy Tân); Hoàng Anh Tuấn (Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM); Võ Xuân Vinh (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM); Nguyễn Văn Hiếu (Trường ĐH Phenikaa); Tran, Phong D (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).
Tuy nhiên, nếu tính trên chỉ số H (chỉ số đo lường ảnh hưởng), xếp hạng sau khi loại trừ tự trích dẫn thì ở Việt Nam, GS Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) đứng đầu với chỉ số H là 44; tiếp theo GS Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) với chỉ số H là 26 và PGS Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội) với chỉ số H là 20.
88 nhà khoa học người Việt, người có gốc Việt và người nước ngoài có địa chỉ làm việc ở Việt Nam nằm trong top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019 (Ảnh: GS Nguyễn Văn Tuấn hỗ trợ thống kê) Nếu tính chung cả các nhà khoa học gốc Việt đang làm việc tại nước ngoài thì GS Đặng Văn Chí có chỉ số H cao nhất (84), kế tiếp là GS Nguyễn Văn Tuấn (83), GS Nguyễn Sơn Bình, ĐH Northwestern (80), GS Trần Tịnh Hiền, nhóm nghiên cứu lâm sàng Oxford tại Việt Nam (73).
Nếu xếp theo chuyên ngành, GS Đàm Thanh Sơn được xếp hạng 78 trong chuyên ngành Vật lý hạt nhân, GS Vũ Hà Văn xếp hạng 197 trong chuyên ngành Toán học và Tính toán.
Một số nhà khoa học khác cũng được xếp hạng cao như GS Nguyễn Minh Thọ (hạng 127 trong ngành Hoá học), GS Nguyễn Nam Trung (hạng 119 trong chuyên ngành Công nghệ nano)...
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học là người Việt, người có gốc Việt tuy không nằm trong tốp 100.000 người ảnh hưởng nhất năm hay theo thành tựu sự nghiệp nhưng nằm trong tốp 2% những nhà khoa học nổi bật về chuyên ngành.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân dẫn đầu về số lượng
Ở Việt Nam, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân có nhiều nhà nghiên cứu có tên trong bảng xếp hạng.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân đứng đầu so với các trường đại học ở VN về số nhà khoa học có trong bảng xếp hạng của PLoS Biology Cụ thể, trong danh sách nhà khoa học có thành tựu trọn đời có 6 người để địa chỉ làm việc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (5 người nước ngoài và 1 người gốc Việt là GS Nguyễn Minh Thọ).
Còn trong danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới theo số liệu tính đến năm 2019, 31 người để địa chỉ làm việc ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên, có 24 nhà khoa học là người nước ngoài, 1 nhà khoa học gốc Việt (GS Nguyễn Minh Thọ), 6 người đang làm việc tại trường.
Có 11 người để địa chỉ ở Trường ĐH Duy Tân, trong đó có 6 nhà khoa học nước ngoài, 5 nhà khoa học người Việt hiện đang làm việc tại trường.
Lê Huyền
Người có nhiều trích dẫn trên thế giới bị loại khỏi danh sách xét GS
Vì sao Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Thời Trung, Trường ĐH Tôn Đức Thắng - nhà khoa học từng lọt tốp những nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới bị loại khỏi danh sách xét công nhận chức danh Giáo sư (GS) năm 2020?
" alt="Người Việt trong danh sách các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới" /> - Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay về số lượng bằng độc quyền được cấp và số đơn đăng ký sở hữu trí tuệ được chấp nhận hợp lệ.
"Các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên không chỉ quan tâm đến nghiên cứu cơ bản mà ngày càng tập trung hơn đến các sản phẩm có định hướng ứng dụng. Trường cũng đang từng bước chuyển sang mô hình đại học định hướng đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội", đại diện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thông tin.
Kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên qua các năm
4 bằng độc quyền sáng chế, 5 bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp trong năm 2020 bao gồm:
Sáng chế “Phương pháp chiết tách hợp chất (8'Z)-1,3-dihydroxy-5-[16'-(3",5"-dihydroxyphenyl)-8'-hexadexen-1'-yl] benzen từ cây bàn tay ma (Heliciopsis terminalis (Kurz) Sleumer (Proteaceae))”, đề cập đến phương pháp chiết tách hợp chất này từ cây Bàn tay ma. Hợp chất này có các hoạt tính bảo vệ gan bao gồm tác dụng ức chế sự peroxyl hóa lipid màng tế bào, tác dụng bảo vệ tế bào gan HepG2 gây độc bởi CCl4, tác dụng ức chế sự sản sinh NO trên tế bào RAW264.7.
Đây là sáng chế được thực hiện bởi các tác giả Phạm Hùng Việt, Phan Minh Giang, Dương Hồng Anh, Đỗ Thị Việt Hương, Vũ Minh Giang, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD).
Sáng chế “Phương pháp ước lượng mật độ và tốc độ trung bình của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ”đề xuất phương pháp dùng để ước lượng mật độ và tốc độ trung bình của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ thông qua thiết bị đo đạc, xử lý thống kê số liệu thăm dò trường địa điện do các phương tiện phát ra tại khu vực cần quan sát. Dữ liệu thu được có thể được lưu trữ, truyền tải đến trung tâm quản lý, điều tiết giao thông để đánh giá mức độ ùn tắc giao thông tại điểm quan sát.
Đây là sáng chế được thực hiện bởi tác giả Trần Vĩnh Thắng, Khoa Vật lý
Sáng chế “Thấu kính hội tụ kết nối với sợi quang và thiết bị thu nhận ánh sáng mặt trời sử dụng thấu kính này”đề cập đến thấu kính hội tụ kết nối nhanh với sợi quang và thiết bị thu nhận ánh sáng mặt trời, sử dụng để hội tụ được ánh sáng mặt trời xuất phát từ mọi hướng và tại đầu ra của thiết bị ánh sáng có phương tương đối song song. Việc thực hiện hội tụ ánh sáng tại mọi hướng, không sử dụng bất kỳ chi tiết chuyển động nào, được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều thấu kính hội tụ nhỏ xếp lại với nhau thành một mặt cong lồi.
Đây là sáng chế được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Trần Thuật, Hoàng Chí Hiếu, Hồ Đức Quân, Nguyễn Quang Quân, Nguyễn Hoàng Hải, Trung tâm Nano và Năng lượng, Khoa Vật lý.
Sáng chế “Quy trình chế tạo vật liệu làm giá thể di động cho bể lọc sinh học từ xơ mướp”đề xuất quy trình chế tạo vật liệu làm giá thể di động cho bể lọc sinh học từ xơ mướp. Quy trình này có giá thành rẻ, vật liệu thu được từ quy trình có thể được áp dụng làm giá thể di động tại các mô hình bể lọc sinh học có giá thể chuyển động MBBR mang lại hiệu quả tốt, thân thiện với môi trường.
Đây là sáng chế được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Thị Thúy, Đặng Thị Thanh Huyền, Khoa Môi trường.
Giải pháp hữu ích “Quy trình sản xuất enzym catalaza từ gan bò”đề cập đến quy trình sản xuất chế phẩm enzym catalaza từ gan bò và chế phẩm chưa enzyme catalaza thu được từ quy trình này. Quy trình theo giải pháp hữu ích sử dụng kỹ thuật kết tủa phân đoạn theo nồng độ axeton và thẩm tách kết hợp sắc ký để loại bỏ tạp chất cho phép thu được enzym catalaza giữ được hoạt tính.
Đây là giải pháp hữu ích do tác giả Đinh Nho Thái và Nguyễn Thị Hồng Loan, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein (KLEPT) thực hiện.
Giải pháp hữu ích “Cơ chế peptit đặc hiệu để xác định hoạt độ enzym proteaza HIV-1”đề cập đến cơ chất peptit đặc hiệu để xác định hoạt độ của proteaza, trong đó cơ chất này là đoạn peptit có trình tự bao gồm: Arg-Lys-Ile-Nle- Nph-Leu-Asp-Gly-Nle, trình tự này được nhận biết đặc hiệu bởi enzym proteaza HIV-1 tại vị trí Nle-Nph, hấp thụ cực đại tại bước sóng tử ngoại.
Đây là giải pháp hữu ích do tác giả Nguyễn Thị Hồng Loan và Phan Tuấn Nghĩa, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein (KLEPT) thực hiện.
Giải pháp hữu ích “Qui trình thực hiện phản ứng ARMS-PCR đa mồi để phát hiện đồng thời 4 loại đột biến ở các mã di truyền 17, 26, 41/42 và 95 của gen beta globin gây bệnh thiếu máu beta thalassemia”đề cập đến qui trình thực hiện ứng ARMS-PCR đa mồi để phát hiện 4 loại đột biến ở các mã di truyền 17, 26, 41/42 và 95 trên gen beta globin.
Đây là giải pháp hữu ích do tác giả Võ Thị Thương Lan, Khoa Sinh học thực hiện.
Giải pháp hữu ích “Quy trình sản xuất arabinoxylan từ cám gạo”đề cập đến quy trình sản xuất arabinoxylan có tác dụng tăng cường miễn dịch từ cám gạo.
Đây là giải pháp hữu ích do nhóm tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, Phan Tuấn Nghĩa, Trần Thị Mỹ, Nguyễn Hòa Anh, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein (KLEPT) thực hiện.
Giải pháp hữu ích “Hệ thống cảnh báo sớm tai biến lũ quét sử dụng mạng lưới trạm khí tượng tự động chuyên dùng và hệ thống phần mềm GIS mã nguồn mở”cung cấp thông tin cảnh báo sớm và chi tiết về khả năng xảy ra lũ quét cho người dân trước 1 đến 6 ngày thông qua trang web, email, tin nhắn SMS nhằm tăng cường khả năng ứng phó, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra tại các địa phương vùng núi như Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La,...
Đây là giải pháp hữu ích do nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thạch, Phạm Xuân Cảnh, Bùi Quang Thành, Lê Hoàng Sơn, Nguyễn Quốc Huy, Khoa Địa lý thực hiện.
Thời Vũ
Nhóm thầy trò dành 5 năm sáng chế thiết bị chiếu sáng không cần điện
Một nhóm các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng các bóng đèn mà không cần sử dụng đến điện, thân thiện với môi trường.
" alt="Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đạt kết quả cao về đăng ký sở hữu trí tuệ" /> PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguồn: Trần Thành Nam Tiến trình thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực GD-ĐT tại Việt Nam
- Ông có nhận xét gì về vấn đề bình đẳng giới, hòa nhập trong giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) tại Việt Nam?
Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, đa dạng và hòa nhập (GEDI) đã trở thành một trong những trọng tâm của nhiều tổ chức giáo dục trên toàn thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Theo đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc mang đến cơ hội học tập cho cả nam và nữ. So sánh trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ nữ giới và nam giới ở sinh viên đại học (ĐH) Việt Nam nằm ở mức tương đồng với các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines, và cao hơn so với Hàn Quốc và các nước Nam Á.
- Việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực GD-ĐT đã được thực hiện thế nào trong thời gian qua, thưa ông?
Hưởng ứng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và 2021 - 2030, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực GD-ĐT nói riêng.
Chất lượng giáo dục ĐH từng bước được nâng cao thông qua một loạt chính sách mang tính chiến lược của Bộ GD-ĐT như ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, sửa đổi Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH, cũng như hướng tới phát triển các khía cạnh như quản trị ĐH, năng lực nghiên cứu và bình đẳng giới. Tiến trình thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực GD-ĐT tại Việt Nam ghi nhận sự tham gia tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế, tiêu biểu như Hội Đồng Anh - một trong những đối tác quan trọng của Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN) trong thời gian qua.
Một số dự án hợp tác quốc tế giữa Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN) với các trường ĐH trong và ngoài nước, dưới sự tài trợ của Hội Đồng Anh là điểm sáng tạo ra tác động tích cực trong lĩnh vực giáo dục ĐH. Đơn cử, dự án “Nâng cao nhận thức bình đẳng giới trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam” diễn ra trong tháng 5/2024 đã giúp trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về bình đẳng giới cho giáo viên bậc phổ thông. Hiện nay, dự án đã hoàn thiện một trang web với kho tài nguyên trực tuyến giúp đội ngũ giáo viên trang bị kiến thức về bình đẳng giới. Bên cạnh đó, một cộng đồng hỗ trợ đồng đẳng đã được thiết lập nhằm duy trì tác động và sự bền vững của dự án trong tương lai.
Trước đó, năm 2023, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN) đã triển khai các dự án hợp tác quốc tế với sự tham gia của Hội đồng Anh trong vai trò đối tác tài trợ, hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo cho nữ sinh viên, nhà nghiên cứu nữ tại Việt Nam. Theo đó, dự án “Thiết kế và đánh giá đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho sinh viên nữ tại một số cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam” đã công bố thực trạng nhận thức của sinh viên và lãnh đạo nữ tại các Trường ĐH đối với nhu cầu đào tạo, xây dựng và triển khai các khóa tập huấn liên quan đến kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Một số nội dung tập huấn đã được tích hợp vào các chuyên đề sinh hoạt của tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên, trở thành một cấu phần trong mô hình giáo dục toàn diện cho sinh viên.
Hướng đến xây dựng và duy trì mạng lưới những nhà lãnh đạo, những nhà khoa học nữ trong bối cảnh quốc tế và Việt Nam, dự án “EnPOWER - Tạo điều kiện cho sự tiến bộ của các nhà nghiên cứu là phụ nữ” mở ra nhiều cơ hội hơn cho nữ giới về cơ hội hợp tác nghiên cứu và các chương trình học bổng dành riêng cho nữ giới.
Có thể nói, những dự án này không chỉ giúp thay đổi nhận thức và tạo cơ hội thực hành vai trò lãnh đạo của nữ giới mà còn góp phần thiết lập một môi trường bình đẳng hơn cho các nữ lãnh đạo.
Giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo bình đẳng giới
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông có đề xuất gì để tiếp tục nâng cao hiệu quả bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực GD-ĐT?
Trước tiên, cần tập trung vào yếu tố cốt lõi trong giáo dục là đảm bảo quyền học tập và phát triển đối với học sinh, sinh viên và cải thiện tỷ lệ nam, nữ trong mọi cấp học. Đây đồng thời là tiêu chí trong Mục tiêu 5 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030.
Trong trường học, cần đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống giáo dục ở mọi cấp bậc nhằm tạo nên những thế hệ công dân Việt Nam có tư tưởng bình đẳng, từ đó từng bước nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong gia đình và toàn xã hội.
Ở cấp độ gia đình, giáo dục về đề tài này có thể được định hình thông qua việc truyền dạy và sự thể hiện của ông bà, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Đặc biệt, giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình có thể được thực hiện qua việc chia sẻ trách nhiệm giữa thành viên nam và nữ, giúp cả hai giới nhận thức được vai trò của mình.
Bên cạnh đó, cũng cần tham khảo thêm các mô hình quốc tế. Dự án tăng cường vai trò lãnh đạo về GEDI trong các tổ chức giáo dục ĐH ở Đông Nam Á là một ví dụ điển hình đã tạo ra một mạng lưới lãnh đạo bền vững nhằm thúc đẩy GEDI giữa các quốc gia thông qua việc chia sẻ công cụ, ý tưởng và sáng kiến mới. Việc nghiên cứu, áp dụng và phát triển những mô hình tương tự sẽ góp phần tạo nên những thay đổi tích cực cho bình đẳng giới trong giáo dục tại Việt Nam.
Ngọc Diễm (thực hiện)
" alt="‘Đổi mới giáo dục cần ưu tiên bình đẳng giới, đa dạng và hòa nhập’" />
- ·Nhận định, soi kèo Estrela vs Benfica, 3h30 ngày 3/2: Đẳng cấp lên tiếng
- ·Mỗi tháng nhận 80 triệu đồng từ chồng nhưng tôi phải giữ 1 bí mật cho anh
- ·Học sinh ở Hà Nội 'bất ngờ với lời mời ăn sáng cùng hiệu trưởng
- ·2 khu đất vàng sát Hồ Gươm Hà Nội đòi xây nhà cao tầng vượt quy chế
- ·Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Pumas UNAM, 08h00 ngày 3/2: Nối dài mạch thắng
- ·Tạm 'đóng cửa' Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vì dịch Covid
- ·Công ty của Cường đô
- ·Học tiếng Anh: Phân biệt 'sensible' và 'sensitive'
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Lyon, 2h45 ngày 3/2: Phong độ sa sút
- ·Nhật Kim Anh lên tiếng về việc không xuất hiện tên cô ở sao kê MTTQ Việt Nam
- Những bước đi đầu tiên
Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vừa có chuyến công du đến 3 quốc gia Đông Nam Á: Singapore, Việt Nam và Philippines. Đây là thành viên đầu tiên trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden đến thăm khu vực Đông Nam Á.
Ngay sau đó ngày 30/7, các bên liên quan cũng đã thông báo về việc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ thăm Singapore và Việt Nam từ ngày 20-26/8 - chuyến công du quốc tế thứ hai của bà trên cương vị Phó Tổng thống và lần đầu tiên đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: AP Trong bối cảnh chính quyền Mỹ lên nắm quyền chưa lâu và những cản trở do diễn biến của đại dịch Covid-19 gây ra, chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ tới Đông Nam Á càng trở nên đặc biệt với nhiều thông điệp chính trị quan trọng.
Nếu như chuyến công du nước ngoài đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay của Tổng thống Joe Biden tới châu Âu cho thấy nỗ lực thiết lập lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vốn đã bị mai một dưới thời chính quyền tiền nhiệm và một phần nhằm tìm giải pháp cho mối quan hệ với Nga; chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Guatemala và Mexico cho thấy sự khẳng định vai trò của Mỹ ở khu vực ảnh hưởng truyền thống Mỹ Latinh thì chuyến thăm sắp tới sẽ cho thấy rõ hơn những ưu tiên chính sách của chính quyền Biden đối với châu Á, trong đó Đông Nam Á chiếm một vị trí chiến lược.
Trong bản Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời được chính quyền mới của Mỹ công bố ngày 3/3, về các biện pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu và định hướng lớn về đối ngoại, Mỹ đã khẳng định cần củng cố và đổi mới quan hệ với các đồng minh, đối tác, trong đó nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ sẽ tập trung nhiều vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và châu Âu.
Các quốc gia thành viên ASEAN cũng được nhắc đến như những đối tác quan trọng và đáng nói hai điểm đến trong chuyến thăm sắp tới của Phó Tổng thống Kamala Harris được nêu đích danh cùng Ấn Độ và New Zealand.
Bản Hướng dẫn nêu rõ: “Chúng tôi sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với Ấn Độ và làm việc cùng với New Zealand, cũng như Singapore, Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác, để thúc đẩy các mục tiêu chung”. Có thể nói, Mỹ đang triển khai chính sách đối ngoại kiên trì với phương châm phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy các lợi ích và gìn giữ những giá trị cơ bản với các đồng minh và đối tác.
Chính sách châu Á của chính quyền Tổng thống Joe Biden là sự kế thừa và tiếp nối so với các chính quyền tiền nhiệm. Bước phát triển của mối quan hệ Mỹ và Đông Nam Á trong 10 năm vừa qua thực sự được đánh dấu bằng chiến lược “Tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương” dưới thời Tổng thống Obama và sau đó là chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” dưới thời Tổng thống Trump, trong đó cả hai đều quan tâm đặc biệt đến vai trò của Đông Nam Á.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP Ông Biden với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Phó Tổng thống dưới thời Obama đang cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục chính sách khu vực thể hiện ở việc duy trì cách tiếp cận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và coi trọng việc tăng cường quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
Đặc biệt, vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những cấu phần quan trọng trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và quan hệ Mỹ - Trung. Điều đó được thể hiện cụ thể khi vấn đề Biển Đông là một trong những nội dung thảo luận quan trọng trong chuyến thăm của Bộ trưởng Austin đến ba quốc gia Đông Nam Á vừa qua. Trước đó, tình hình Biển Đông cũng đã được đề cập ở mức cao trong tuyên bố chung của “Bộ Tứ”.
Việc chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bổ sung các thành tố “bao trùm”, “lành mạnh” đã cho thấy sự ghi nhận đối với quan điểm, nhu cầu cân bằng lợi ích, ủng hộ hòa bình, hợp tác của các nước trong khu vực và các nước ASEAN. Đồng thời cũng cho thấy, Mỹ đang triển khai một chiến lược ngoại giao theo hướng khéo léo hơn, coi trọng hơn việc cân bằng linh động lợi ích của nước này và đồng minh trong khu vực, các đối tác tiềm năng quan trọng khác.
Mỹ thể hiện sự ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực; chủ trương thúc đẩy quan hệ đồng minh với Philippines, Thái Lan và củng cố quan hệ với các đối tác Việt Nam, Singapore, Indonesia. Mỹ đồng thời cũng thể hiện sự ủng hộ quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN với “Bộ Tứ”.
Tương lai nào cho quan hệ Mỹ - Đông Nam Á
Xét về tổng thể, để có một chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiệu quả, Mỹ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á. Những cam kết với khu vực này chính là cách thức để Mỹ gia tăng sự hiện diện, giữ vững vị thế và tiếng nói của mình trong bối cảnh tất cả các cường quốc trên thế giới hiện nay đều muốn thiết lập ảnh hưởng để triển khai chiến lược lớn hơn tại khu vực.
Thêm vào đó, một trong những nhiệm vụ và mục tiêu mà Mỹ hướng tới hiện nay chính là tiến hành các biện pháp nhằm kiềm chế Trung Quốc. Bên cạnh việc củng cố quan hệ đồng minh, việc gia tăng hợp tác với Đông Nam Á sẽ là chìa khóa giúp Mỹ xích lại gần hơn với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong khu vực.
Điều này sẽ là cơ sở giúp Nhà Trắng xây dựng lòng tin, tiến tới thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược và nhận được sự ủng hộ trong quá trình giải quyết các vấn đề và điểm nóng tại Đông Nam Á nói riêng và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung. Trong bài phát biểu tại Viện IISS ở Singapore hôm 27/7, Bộ trưởng Austin đã đề cập tới ba yếu tố quan trọng trong quan hệ của Mỹ đối với khu vực là hồi phục, hợp tác và tái cam kết đối với Đông Nam Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thêm vào đó, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden đang hết sức chú trọng vai trò của chủ nghĩa đa phương cũng như hợp tác quốc tế, việc nâng tầm quan hệ hợp tác với Đông Nam Á sẽ là điều kiện thuận lợi nếu Mỹ mong muốn quay trở lại đàm phán và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo thế vững chắc trong quá trình cạnh tranh thương mại với Trung Quốc và giữ vững vị thế khi tham gia vào chủ nghĩa đa phương cạnh tranh toàn cầu.
Việc Đông Nam Á trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách của Mỹ chắc chắn sẽ mang lại không ít cơ hội và thách thức đối với các quốc gia tại đây. Trước mắt, trong ứng phó với đại dịch Covid-19, các nước Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi thông qua kế hoạch tài trợ vắc xin và viện trợ nhân đạo cho các quốc gia đang phát triển mà Mỹ triển khai.
Với sự hỗ trợ và hợp tác với Mỹ sẽ tạo cơ hội để những nước này được nhận trang bị y tế, hỗ trợ tài chính và đặc biệt là nguồn vắc xin tin cậy trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung trên thế giới. Tiếp đó, việc nâng tầm mối quan hệ với Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục là một lựa chọn cho các nước Đông Nam Á giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là về phương diện kinh tế và thương mại.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của các nước ASEAN và là nhà đầu tư lớn thứ hai, chỉ sau Nhật Bản. Tuy nhiên, với sự quan tâm mạnh mẽ của chính quyền Biden đến khu vực so với người tiền nhiệm, Đông Nam Á sẽ có khả năng mở rộng và ký kết nhiều hiệp định thương mại với quốc gia hàng đầu châu Mỹ, đồng thời cũng là một trong những thị trường đắt giá nhất toàn cầu.
Bên cạnh đó, cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ cũng như kỹ thuật sản xuất hiện đại của Mỹ cũng là một điểm thuận lợi đối với các quốc gia ASEAN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ 4.0 phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, việc nắm bắt kịp thời những bước tiến mới là điều vô cùng cần thiết.
Không dừng lại ở đó, việc giải quyết các mối đe dọa an ninh, đặc biệt là vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, cướp biển, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước… cũng có thể trở nên dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ của Mỹ trong các cơ chế hợp tác song phương và đa phương.
Vai trò của Việt Nam
Việt Nam là một trong 2 quốc gia Đông Nam Á được nhắc đến trong Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời của chính quyền Biden. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ Mỹ-Việt trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Joe Biden, tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam nâng cao thế và lực trên trường quốc tế. Trong ứng phó với đại dịch, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn về tài chính, trang thiết bị đặc biệt là nguồn vắc xin.
Đến nay, Việt Nam là một trong 7 nước được Mỹ viện trợ nhiều vắc xin nhất với 5 triệu liều vắc xin Moderna cùng nhiều sự hỗ trợ khác trị giá 20,9 triệu USD. Sự giúp đỡ của Mỹ trong thời điểm này được đánh giá là cần thiết và kịp thời khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vắc xin tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhận thức chung về việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông, Mỹ được đánh giá là giữ vai trò then chốt nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận “tự do và rộng mở”.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây là biểu trưng cho việc mở ra sự kết nối mối quan hệ an ninh - quốc phòng giữa hai nước Việt-Mỹ dưới thời Tổng thống Biden. Hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt-Mỹ cũng sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa, đặc biệt khi Mỹ gia nhập CPTPP hoặc thậm chí, Việt Nam cũng có thể đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ như đã thành công với Anh và EU.
Rõ ràng, một số động thái trong thời gian gần đây, chứng tỏ rằng Mỹ rất nghiêm túc và sẵn sàng tăng cường cơ sở vững chắc cho quan hệ đối tác song phương giữa hai quốc gia.
Lê Mạnh Quốc - Nguyễn Thị Lệ Hà
Mỹ cam kết nâng tầm quan hệ với khu vực Đông Nam Á
Kurt Campbell, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ nâng tầm chính sách trong mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
" alt="Đông Nam Á và Việt Nam trong chính sách của ông Biden" /> Từ TPHCM, người đẹp Diệp Lâm Anh bay ra Hà Nội rồi cùng cùng bạn bè thức xuyên đêm để xếp hàng, di chuyển và về Yên Bái tận tay trao quà cứu trợ cho người dân. Tin sao Việt 12/9: Diễn viên Hoàng Yến cùng nhóm bạn tới vùng lũ Phú Thọ gửi nhu yếu phẩm cho đồng bào vùng lũ.
> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Ngân An
Ảnh: FBNV
Hồng Đăng lăn xả 2 ngày ở vùng lũ, Nhật Kim Anh ủng hộ 1,3 tỷ đồngSuốt 2 ngày qua, diễn viên Hồng Đăng cùng nhóm bạn đã lăn xả ở vùng lũ Tuyên Quang, Yên Bái giúp người dân. Ca sĩ Nhật Kim Anh ủng hộ đồng bào lũ lụt 1,3 tỷ đồng." alt="Sao Việt 12/9/2024: Diệp Lâm Anh thức xuyên đêm đội mưa đi cứu trợ" />- Wei Dongyi (sinh năm 1991) từng “gây bão” trong một cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên. Khi được hỏi có muốn chia sẻ điều gì với các thí sinh tham dự kỳ thi đại học hay không, người thầy có vẻ ngoài nhút nhát này chỉ nói được vỏn vẹn 3 câu: “Hãy vui lên! Chào mừng đến với Trường ĐH Bắc Kinh. Tôi không biết nói gì nữa”.
Cư dân mạng ngay lập tức nhận ra vị giảng viên này có một tiểu sử vô cùng “khủng", từng được coi là một thiên tài toán học.
Wei Dongyi là thiên tài toán học một thời của Trung Quốc.
Wei Dongyi sinh ra trong một gia đình có bố là Giáo sư ngành toán. Vì vậy, trong nhà anh luôn ngập tràn những cuốn sách về toán học. Thừa hưởng trí tuệ từ người cha, Wei Dongyi có khả năng giải toán nhanh đáng kinh ngạc, đến nỗi, giáo viên trong trường thường dựa theo thời gian làm bài của Wei để ước lượng độ khó của đề thi.
Wei bắt đầu trở nên nổi tiếng trong làng toán học thế giới nhờ vào thành tích hai lần giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO) khi còn là học sinh trung học.
Ngay từ lần đầu tham dự, Wei Dongyi đã đạt Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối. Ở câu hình học phẳng vốn là phần khó nhất trong đề thi, Wei đã dễ dàng giải được bằng phương pháp đại số thông thường.
Trong lần thứ 2 so tài tại IMO, Wei đã đánh bại Tao Zhexuan - người từng giành Huy chương Vàng IMO năm 12 tuổi. Tại vòng thi mang tính chất quyết định, Tao Zhenxuan phải mất đến 7 giờ để tìm ra lời giải, trong khi Wei chỉ cần 1 giờ đồng hồ.
Wei Dongyi hiện là giảng viên tại Trường ĐH Bắc Kinh - ngôi trường đại học danh giá bậc nhất Trung Quốc và xếp thứ 23 của thế giới theo bảng xếp hạng THE 2021.
Wei Dongyi từng hai lần giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO).
Trong các buổi giảng có Wei tham gia, giảng viên chính thường nói với sinh viên rằng: “Nếu có gì không biết, các em cứ hỏi tôi. Nếu tôi không biết thì có thể hỏi thầy Wei. Còn nếu thầy Wei cũng không biết thì chắc chắn là nhầm đề rồi”.
Trong khi đó, giáo viên cũ của Wei Dongyi tiết lộ, anh từng từ chối lời đề nghị hấp dẫn từ Trường ĐH Harvard khi trường này mời anh nhập học bậc tiến sĩ. Biết Wei không giỏi ngoại ngữ, đại diện của Harvard còn hứa sẽ tuyển phiên dịch viên riêng cho anh. Tuy nhiên, Wei đã quyết định ở lại Trung Quốc và lấy bằng tiến sĩ vào năm 2018.
Wei Dongyi đang là giảng viên của Trường ĐH Bắc Kinh.
Nổi tiếng với bộ não thiên tài, nhưng Wei Dongyi cũng từng bị gọi là “đồ ngốc” do có phong cách giản dị đến kỳ quặc.
“Trong số hàng nghìn học sinh và giảng viên nhà trường, bạn có thể dễ dàng tìm ra Wei Dongyi chỉ với một cái liếc mắt. Anh ấy luôn xách theo một chai nước đầy, to 1,5 lít và bước đi vun vút. Có người hỏi tại sao lại làm vậy, anh ấy nói đó là vì môi trường”, Xiao, một bạn học của Wei kể lại.
Theo Xiao, Wei sống rất kỷ luật. Anh luôn đặt ra quy tắc riêng cho bản thân và có thói quen lặp đi lặp lại, ví dụ, Wei thường ăn bánh bao hấp kèm đậu hũ trong căng tin. “Anh ấy học giỏi và giành học bổng tới hơn 100.000 nhân dân tệ (tương đương 15.655 USD) mỗi năm. Tuy nhiên, Wei lại có lối sống giản dị, mộc mạc cả về quần áo lẫn đồ ăn”, Xiao cho hay.
Một người em họ của Wei cho biết, anh cũng không hề sử dụng bất cứ một trang mạng xã hội nào, cũng không thích trả lời điện thoại hay mở rộng các mối quan hệ.
“Chi tiêu hàng tháng của Wei không tới 300 tệ/ tháng (hơn 1 triệu đồng), mặc dù nó đang sống ở Bắc Kinh. Wei rất thông minh nhưng cũng có nhiều điểm yếu, ví dụ như khả năng học ngoại ngữ kém”, mẹ của Wei tiết lộ.
Mặc dù có nhiều bình luận về vị giảng viên này, nhưng hầu hết đều cho rằng, hãy để thiên tài hiếm có này đắm mình trong thế giới của riêng họ. Cách Wei vui vẻ với công việc của mình cũng chính là đang cống hiến cho xã hội.
Thời Vũ(Theo China Daily, SCMP)
Thiên tài 13 tuổi đỗ đại học khiến ĐH Harvard 'phá lệ'
Được biết tới là thiên tài nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa, Doãn Hi (sinh năm 1983) hiện đang là giáo sư tại ĐH Harvard. Ngay từ khi còn nhỏ, Doãn Hi đã bộc lộ tố chất 'thần đồng'.
" alt="Thiên tài toán học bị gọi “đồ ngốc”, là giảng viên ngôi trường nổi tiếng" /> Trí tuệ nhân tạo tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong xã hội. Ảnh: VLAB Innovation Sân chơi và cơ hội cho học sinh THPT đam mê AI
Điểm đặc biệt của cuộc thi Vietnam AI Contest là được triển khai ngay tại các trường THPT, tạo cơ hội cho các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận cuộc thi với sự hỗ trợ của nhà trường. Đặc biệt hơn nữa là sự hỗ trợ hội đồng cố vấn quốc tế uy tín, bao gồm những tên tuổi hàng đầu như Michael Dukakis - cựu Thống đốc bang Massachusetts, ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 1988; Thomas Patterson - Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard; Nazli Choucri - Giáo sư Khoa học Chính trị tại MIT; và Alex Sandy Pentland - Giáo sư tại MIT.
Ông Nguyễn Song Nam - đại diện BTC chia sẻ, “Sự tham gia của những nhân vật danh tiếng này không chỉ mang lại uy tín cho cuộc thi mà còn truyền cảm hứng cho các thí sinh. Họ là những nhà khoa học, chuyên gia, và nhà tư tưởng hàng đầu trong lĩnh vực AI.
Các cố vấn này không chỉ giúp định hướng cuộc thi mà còn đóng góp những sáng kiến quan trọng để thu hút các nhà lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời tìm kiếm và bồi dưỡng các tài năng trẻ”.
Với sự hỗ trợ từ hội đồng cố vấn danh tiếng, chủ đề của các vòng thi đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của thí sinh. Cuộc thi không chỉ là một sân chơi học thuật mà còn là cơ hội để các thí sinh khám phá tiềm năng bản thân trong lĩnh vực AI - một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ và đầy hứa hẹn.
Mặc dù trí tuệ nhân tạo vẫn là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều học sinh THPT, cuộc thi đã khơi dậy sự hào hứng và nhiệt huyết của các em. Thí sinh tham gia với mong muốn không chỉ thử thách bản thân mà còn để khám phá sâu hơn về những ứng dụng của AI trong đời sống và học tập. Với sự động viên nhiệt tình từ nhà trường và gia đình, các em cũng có thêm tự tin hơn và sẵn sàng tham gia cuộc thi.
Sự kiện Diễn đàn Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam - Kết nối và tôn vinh
Sau một quá trình thi đấu sôi nổi và căng thẳng, điểm nhấn của cuộc thi chính là sự kiện Diễn đàn Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Đây không chỉ là nơi để tôn vinh các cá nhân xuất sắc của cuộc thi mà còn là cơ hội để các thí sinh thảo luận, chia sẻ những ý tưởng sáng tạo của mình với hội đồng giám khảo quốc tế và các chuyên gia hàng đầu.
Diễn đàn này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc kết nối cộng đồng học sinh Việt Nam với các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế. Những thí sinh xuất sắc vào vòng chung kết không chỉ được trao giải mà còn có cơ hội thảo luận trực tiếp với các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực AI.
Vietnam AI Contest 2024 đang tiến dần đến ngày công bố kết quả, một chặng đường trải qua sắp khép lại với nhiều đổi mới và sáng tạo hơn so với mùa 2023. Cuộc thi không chỉ mang lại cơ hội học hỏi và cọ xát quốc tế cho các bạn trẻ Việt Nam mà còn giúp các em định hình tương lai, chọn lựa con đường sự nghiệp phù hợp trong lĩnh vực AI. Ban tổ chức tin rằng cuộc thi này sẽ trở thành nền tảng vững chắc góp phần phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Quan trọng hơn, cuộc thi đóng vai trò như một cây cầu kết nối các em học sinh với các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, mang lại cơ hội lớn để các em bước ra thế giới, tự tin khẳng định bản thân và tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn.
Vietnam AI Contest đã và đang là một sân chơi trí tuệ đầy hấp dẫn cho giới trẻ Việt Nam. Những dấu ấn từ mùa giải 2023, 2024 đã và đang mở ra cánh cửa rộng lớn để các em khám phá tiềm năng trong lĩnh vực AI, học hỏi từ các chuyên gia quốc tế và định hình cho mình một tương lai tươi sáng hơn. Với những cải tiến không ngừng, cuộc thi hứa hẹn tiếp tục là nơi ươm mầm những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực AI, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghệ Việt Nam trên trường quốc tế.
Thế Định
" alt="Vietnam AI Contest 2024" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Talaba vs Duhok, 18h00 ngày 4/2: Tiếp tục bất bại
- ·Kiểm điểm người tham mưu dừng cấp phép các dự án ở Sầm Sơn
- ·Hai nhà khoa học người Việt nhận giải thưởng Noam Chomsky
- ·Hoa hậu Xuân Hạnh 'mặc như không', Mạc Trung Kiên diện đồ phi giới tính
- ·Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
- ·Việt Nam tập trung chuẩn bị Đại hội Đảng 13 sau thành công chống Covid
- ·10 quốc gia thu hút nhiều du học sinh nhất thế giới
- ·Thạc sĩ, kiện tướng quốc gia dự thi Mister Vietnam 2024
- ·Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- ·Vụ tố xẻ đất rừng bán tiền tỷ: Hé lộ nhiều thông tin bất ngờ