Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng
Sau các vụ cây phượng đổ liên tiếp trong trường học, Bộ GD-ĐT có lưu ý gì với các địa phương, trường học về vấn đề cây xanh?
- Như đã nói ở trên, các quy định đã có, nhưng vấn đề đặt ra là các trường chưa nghiêm túc trong việc thực hiện.
Sau những vụ cây phượng đổ, Bộ đã đề nghị các nhà trường, theo quy định hiện hành, rà soát lại cây xanh trong khuôn viên. Với những cây xanh không đảm bảo an toàn, trường có phương án báo cáo với các cơ quan chức năng để xử lý.
Chặt hết cây không phải là giải pháp tối ưu
Sự việc cây phượng đổ ở TP.HCM đã khiến một số trường học khác chặt hết các cây xanh, hoặc tỉa trụi hết các cành. Ông nhìn nhận như thế nào về tình trạng này?
- Sau sự việc cây đổ, vì sợ ảnh hưởng về trách nhiệm, các trường đua nhau chặt cây là không nên. Đó là những hành động thái quá, không quá cần thiết và không phải là giải pháp tối ưu. Hiện nay, cả thế giới đang phát động phong trào bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng về sinh học. Các nhà trường tăng cường trồng cây xanh trong khuôn viên cũng góp phần cho việc này, gần hơn là tạo môi trường thân thiện, xanh - sạch - đẹp, bóng mát. Cây cối bị chết hay gãy đổ do mưa bão là không thể tránh khỏi, vấn đề là chúng ta chăm sóc, bảo vệ, có biện pháp chống đỡ ra sao... Qua trao đổi với các địa phương, tôi được biết sau đó các tỉnh đã chỉ đạo dừng việc chặt hết cây lại.
Bên cạnh đó, trồng cây và giáo dục cho học sinh chăm sóc và bảo vệ cây trong khuôn viên là một trong những nhiệm vụ mà các nhà trường cần phải làm.
Cây phượng bật gốc đè học sinh ở TP.HCM.
Bộ GD-ĐT còn có lưu ý gì các trường học về vấn đề an toàn khác như tường rào, quạt trần, hệ thống điện... nói chung không, thưa ông?
- Từ năm 2018, Bộ GD-ĐT từng có công văn số 64 gửi UBND các tỉnh, thành phố về cải tạo và bảo trì cơ sở vật chất trong trường học đảm bảo an toàn cho học sinh.
Để tránh xảy ra các vụ tai nạn ảnh hưởng đến môi trường an toàn cho học sinh tại trường học (sập tường rào, lan can, quạt trần rơi, một số công trình hết niên hạn hỏng gây mất an toàn,...), Bộ GD-ĐT tiếp tục yêu cầu các đơn vị trường học kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện việc bảo trì công trình theo quy định.
Bộ cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp kiểm tra việc lập thiết kế cải tạo các công trình trường học đã xuống cấp theo các tiêu chuẩn thiết kế trường học và quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định khi chưa được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.
Ví dụ như đối với quạt trần, theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, quạt có thời gian sử dụng, dùng trong bao nhiêu năm phải tháo để thay mới. Nhưng do điều kiện kinh phí của các địa phương khó khăn nên sau khi trang bị xong thường cứ để thế dùng cho đến khi không chạy được nữa thì thôi. Tình trạng tương tự xảy ra ở các hạng mục khác. Điều này cần được các địa phương, nhà trường lưu tâm để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Bộ GD-ĐT đã có các văn bản quy định, chỉ đạo đôn đốc, tuy nhiên điều cơ bản là các trường có thực hiện đúng hay không. Qua đây, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định cũng như khung trường học an toàn.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng (thực hiện)
Chặt cây và hai tiếng 'trách nhiệm' trong học đường
Cây phượng vĩ có thể không có giá trị gì nhiều, song cây xà cừ 40 tuổi là gỗ nhóm 1, hay cây me tây hơn 100 tuổi hiện bán khá đắt trên thị trường. Vậy những cây này chặt xong thì gỗ của nó đi đâu?
" alt="Bộ Giáo dục: Vì phượng đổ mà chặt cây hàng loạt là thái quá" />
Cư dân chung cư Golden West xuống đường phản đối chủ đầu tư tố hàng loạt sai phạm, đưa dân vào khi chưa nghiệm thu PCCC.
Danh sách này, có nhiều công trình của các “ông lớn” địa ốc xem thường các quy định về PCCC như: Tòa nhà Golden West (lô 2.5 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội); Tòa CT1, CT2, CT3 Xa La (khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông); Tòa nhà FLC Complex (36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm); Dự án chung cư Diamond Flower Tower (Lê Văn Lương, Thanh Xuân), Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn) do Công ty cổ phần ACC Thăng Long làm chủ đầu tư, Tòa nhà Sun Square (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Thăng Long…
Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn) -Công ty cổ phần ACC Thăng Long trong danh sách vi phạm quy định về PCCC
Điều đáng nói, trong 79 công trình có tới 78 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, 1 công trình đã thi công nhưng chưa được thẩm duyệt về PCCC, đó là Tòa nhà HH1 ở Phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska làm chủ đầu tư. Trong danh sách này, có nhiều chủ dự án vi phạm Nghị định 79 hướng dẫn thực hiện Luật PCCC được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (31/7/2014) có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, suốt nhiều năm vi phạm vẫn được “đặc cách”, tạo điều kiện cho chủ đầu tư đưa dân vào ở khiến việc xử lý trở nên phức tạp và khó khăn. Và trong suốt nhiều năm, người dân vẫn phải sống phập phồng với nỗi lo bà hỏa, chịu trận với những rủi ro về PCCC.
Hàng loạt “chung cư ông Thản” vi phạm PCCC
Trong tổng số 79 công trình thì số công trình của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên chiếm đến 13 dự án. Các dự án của vị “đại gia điếu cày” tại địa bàn huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai, quận Hà Đông đều chưa đảm bảo an toàn PCCC nhưng đã đưa người dân vào sinh sống.
Cụ thể: Tòa nhà CT5 Tân Triều, CT8 Tả Thanh Oai, CT10 Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì); CT11 Kim Văn – Kim Lũ, VP3, VP5, VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai); CT1, CT2, CT3, Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp, CT4, CT6 Xa La (quận Hà Đông).
Nằm trong danh sách này còn có nhiều công trình cao tầng do doanh nghiệp họ Sông Đà phát triển, đầu tư cũng bị chỉ rõ vi phạm về PCCC. Đơn cử, CT2 Văn Khê (thuộc KĐT Văn Khê, quận Hà Đông) do Công ty CP Sông Đà 6 làm chủ đầu tư; công trình nhà ở xã hội 143 Trần Phú (quận Hà Đông) do Công ty CP Đầu tư xây dựng & phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư; CT4 Văn Khê (Sông Đà 1)...
Ông Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng: “Nguyên tắc về mặt xây dựng công trình phải được nghiệm thu xong hoàn toàn mới được bàn giao cho người dân về ở. Khi đã nghiệm thu xong quá trình bàn giao làm biên bản nghiệm thu xong thì tất cả hệ thống từ cấp nước, thoát nước, PCCC… phải hoàn chỉnh”.
Cũng theo ông Hùng, công trình xây dựng ngay trong thiết kế ban đầu khi thiết kế được duyệt trong đó có cả hệ thống PCCC. Đó là tính an toàn phải đảm bảo cho người dân. Về việc PCCC đã có luật PCCC cũng có quy định rõ về trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý. Người nào không thực hiện đúng thì phải chịu trách nhiệm. Không thể để người dân chịu thiệt thòi như vậy được” – ông Hùng nhấn mạnh.
Hồng Khanh
Hà Nội: 10 dự án hoàn thành nhưng chưa đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy
10 dự án này đã thi công xong nhưng chưa đảm bảo về phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) như lối thoát nạn, các giải pháp ngăn cháy, hệ thống PCCC, chống tụ khói...
" alt="Cháy chung cư: Nhiều ‘ông lớn’ địa ốc giỡn mặt bà hỏa bắt dân chịu trận" />
Các trường học cũng thường trồng nhiều cây phượng - một biểu tượng của tuổi học trò. Để chăm sóc cây, đa số các trường đều hợp đồng với đơn vị bên ngoài.
Bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương (Quận 1, TP.HCM), cho hay nhà trường quản lý và đảm bảo cây xanh bằng chăm sóc định kỳ.
Cụ thể, trường ký hợp đồng với công ty cây xanh mỗi năm vào chăm sóc cắt cành, mé nhánh 2 lần là đầu năm học và đầu mùa mưa.
“Vừa rồi, trong thời gian nghỉ dịch và trước khi học sinh vào học, phía công ty đã vào tỉa cành, mé nhánh và chăm sóc cây” - bà Thủy cho hay.
Cũng theo bà Thủy, giáo viên của trường cũng nâng cao trách nhiệm, chủ động chăm sóc và quan sát, nếu thấy có bất thường thì báo ngay cho nhà trường để báo cho công ty.
Sau sự việc xảy ra ở Trường THCS Bạch Đằng, bà Thủy “khá lo lắng” cả về mặt cảm xúc và sự an toàn, bởi nhìn cây ở trường rất xanh nhưng phía trong không rõ như thế nào.
Còn ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM) cho biết tại đây có hơn 10 cây lâu năm.
Trường đã ký hợp đồng với công ty TNHH MTV Cây xanh thành phố vào đánh giá chăm sóc. Hàng năm, các cây trong trường đều được kiểm tra, mé nhánh hai lần. Lần đầu vào cuối tháng 3 trước mùa mưa, lần thứ hai vào trước năm học mới. Ngoài ra, giáo viên của trường cũng thường xuyên quan sát nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường để đề xuất xử lý.
Sau sự cố, Trường THCS Bạch Đằng cho đốn bỏ cây phượng còn lại
Khi xảy ra sự việc phượng đổ đè 18 học sinh, ông Nguyễn Vạn Phúc, hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, cho hay cây được trồng từ năm 1996 nay đã 24 năm tuổi. Hàng năm, nhà trường trường đều thuê công ty quản lý cây xanh đến chăm sóc và cắt nhánh cây.
Trong đợt dịch vừa qua, công ty cây xanh cũng vào chăm sóc cây và cắt nhánh những cây không an toàn. Xin nhận trách nhiệm việc cây đổ, nhưng ông Phúc cũng nói rất bất ngờ bởi cây phượng nhìn bên ngoài rất tươi tốt, lá xanh. Nhưng khi đổ thì lộ ra thân đã mục ruỗng.
Đặc biệt, cây phượng còn lại trong sân vừa được trường cho đốn hạ ngày 28/5 nhìn phía ngoài cũng rất xanh tốt, nhưng khi đốn thì từ rễ tới thân đã mục ruỗng.
Quản lý cây trong trường như thế nào để hiệu quả
Trước đó, tại buổi họp báo về sự việc phượng đổ đè 18 học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng, ông Lê Quang Đạo, Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định cây nằm trong khuôn viên trường do nhà trường quản lý, không thuộc Sở Xây dựng. Theo ông Đạo, Sở Xây dựng chỉ quản lý cây xanh trên đô thị. Trước mỗi mùa mưa đều có văn bản gửi các quận, huyện rà soát lại các cây để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, lại cho rằng cây cối trong trường thuộc trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng nhưng cũng cần có nhiều cơ quan cùng tham gia. Cụ thể như việc trồng mới, đốn cây phải do bên chuyên môn và do Sở Xây dựng quản lý. Hiệu trưởng không được phép tự quyết định đốn cây mà phải xin ý kiến của cơ quan chức năng với cây cao trên 10m.
Ông Lê Thành Phương, Giám đốc công ty THHH MTV Cây xanh TP.HCM, đơn vị đốn cây phượng ở Trường THCS Bạch Đằng, cũng khẳng định theo quy định về quản lý xây xanh trên địa bàn TP.HCM, cây trong khuôn viên nhà trường, bệnh viện, văn phòng các cơ quan… thuộc quyền quản lý của đơn vị và đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Dù bên ngoài tươi xanh nhưng từ rễ tới thân cây phượng đã mục ruỗng
Việc nhận diện, đánh giá những dấu hiệu nguy hiểm của cây rất khó vì có thể bên ngoài nhìn thấy bình thường, lá vẫn xanh nhưng bên trong nhiều khi đã mục ruỗng. Cây cũng có thể bật gốc do nhiều nguyên nhân như quá trình đô thị hóa, thời tiết, biến đổi khí hậu, ngập úng, triều cường, mưa dông, lốc xoáy…
Ông Phương khuyến cáo các cơ quan nên liên hệ các đơn vị chuyên ngành có chuyên môn để tư vấn chọn chủng loại cây phù hợp để trồng. Có kiểm tra, đánh giá, xử lý định kỳ phát hiện kịp thời nguy hiểm. Các dự án trồng cây xanh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.
Ông Huỳnh Thanh Phú lại cho rằng quản lý cây xanh trong khuôn viên thuộc về nhà trường, nhưng trường không có chuyên môn để đánh giá. Vì vậy, phải rạch ròi là xảy ra tai nạn do cành khô bị gãy thì trách nhiệm của nhà trường. Nhưng cây bật gốc, giông lốc cây đổ là do thiên tai chứ không thể quy cho hiệu trưởng, và trách nhiệm này phải thuộc về cơ quan có chuyên môn.
Vị Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du đề xuất thành phố phải có cơ chế kiểm định nghiêm ngặt đánh giá chất lượng cây xanh để có hướng xử lý.
Còn TS La Vĩnh Hải Hà, Phó trưởng khoa lâm nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết theo tiêu chuẩn cây xanh Việt Nam chia 8 nhóm thì cây phượng thuộc nhóm 7 - nhóm có phẩm chất đứng áp chót với gỗ xốp, dễ bị sâu bệnh. Do truyền thống văn hóa, cây phượng được xem là biểu tượng của học trò, nên nếu giữ lại trồng phải có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Cụ thể như khi cây bắt đầu lớn, đường kính từ 20cm trở lên thì tỉa cành, hạ bớt độ cao, chống đỡ cho cây vững…
Theo ông Hà, cây trong trường trách nhiệm là hiệu trưởng nhưng để nắm về thực trạng phải là cơ quan chuyên môn đánh giá, quan sát hàng năm để từ đó có biện pháp đảm bảo an toàn.
Ông TS Đinh Quang Diệp, nguyên giảng viên bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đồng ý rằng nhà trường quản lý nhưng không có chuyên môn, do vậy khi ký hợp đồng với công ty chăm sóc phải ghi rõ đơn vị chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố. Không thể khi xảy ra sự cố rồi đổ thừa và để một đơn vị không có chuyên môn chịu trách nhiệm.
Lê Huyền
Bên trong cây phượng còn lại vừa được Trường Bạch Đằng đốn hạ
- Sáng nay cây phượng còn lại của Trường THCS Bạch Đằng- nơi diễn ra việc cây phượng đổ đè 18 học sinh ngày 26/5, cũng đã được đốn hạ hoàn toàn.
" alt="Để không còn cây đổ đè học sinh tử vong như Trường Bạch Đằng" />
Trường tiểu học ở TP.HCM không tổ chức bán trú khi đi học lại
Chị Trần Bích Ngọc có hai con học lớp 3 và lớp 5 ở quận 3. Tới đây, một bé học buổi sáng, một bé học buổi chiều. Vì vậy, trước thông tin các trường tiểu học sẽ không tổ chức bán trú, chị Ngọc thực sự lo lắng. Đầu tiên là việc đưa đón các con vì trong một ngày chị sẽ phải tới trường 4 lần. Sáng đưa một bé đi, trưa đón về. Đầu giờ chiều lại đưa một bé đi, tối lại đón về. Chưa kể việc lo ăn trưa và trông bé còn lại lúc không đi học, chị Ngọc chưa biết xoay xở thế nào.
“Dịch bệnh thì phải chấp nhận, nhưng thú thực tôi chưa biết xoay xở ra sao. Ngay cả việc đưa đón con cũng là không tưởng. Tính ra như vậy thì buổi nào trong ngày tôi cũng có con ở nhà và còn thêm việc phải đưa đón” - chị Ngọc than.
Ba tháng nay chị Thanh Huyền ở quận 10 gửi con về cho ông bà ở Tây Ninh trông giữ. Mừng vì sắp tới ngày con đi học trở lại nhưng nhận được tin trường không tổ chức bán trú, chị Huyền cũng phập phồng.
Bé đang học lớp 1, chị Huyền dự tính cuối tuần này sẽ đón con lên để thứ 2 tuần sau đi học lại. Viễn cảnh người mẹ này lo lắng cũng là việc đưa đón và trông con vì cả hai vợ chồng đều làm theo giờ hành chính.
"Tôi đã tính phương án thuê người nhưng sau dịch, điều này rất khó. Hoặc một trong hai vợ chồng sẽ phải phân nhau về đưa đón con rồi mang lên chỗ làm".
Đôi lúc, người mẹ này băn khoăn có nên cho con nghỉ hết học kỳ này, bởi thực sự nếu đi học mà không bán trú là một áp lực lớn. Nhưng học sinh khác đi học mà con ở nhà, chị cũng không đành lòng.
Một sinh năm 2011, một sinh năm 2013 - hai bé nhà anh Tuấn (quận Thủ Đức) đều đang học tiểu học.
Ba tháng qua với gia đình anh Tuấn là sự đảo lộn. Tuy cả hai vợ chồng đều có những khoảng thời gian làm việc online và chia nhau trông con, nhưng lúc cần đi ra ngoài thì vẫn phải dắt theo. Anh Tuấn nói vui “hình ảnh tôi dắt theo 2 đứa trẻ đi làm đã quen thuộc rồi”.
Gần tới ngày con trở lại trường nhưng anh Tuấn vẫn không bớt lo. Trường không bán trú thì thay vì vợ chồng anh trông cả hai một lúc như trước, bây giờ mỗi buổi trông một bé nhưng lại phải thêm khâu đưa đón.
Trò chuyện cùng tôi, anh Tuấn xin gợi ý rằng có nên đặt vấn đề với cô giáo trong lớp trông giữ buổi còn lại không, khi nào tan làm vợ chồng anh sẽ đến nhà cô đón. Tuy nhiên, suy đi tính lại thì phương án này theo anh Tuấn là khó khả thi, bởi 2 con có hai giáo viên khác nhau, được việc bé này thì lại không ổn với bé kia...
Theo các tiêu chí trong phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM, việc các trường không tổ chức ăn sáng, bán trú là sẽ đạt an toàn. Có tổ chức hoạt động ăn sáng, bán trú và đảm bảo phòng chống dịch đúng quy định chỉ đạt 5 điểm. Có tổ chức hoạt động ăn sáng, bán trú không phòng chống dịch đúng quy định là không an toàn.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM nhận định việc không tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học sẽ là một áp lực rất lớn cho phụ huynh, nhưng trong điều kiện hiện nay là bất khả kháng, mong phụ huynh chia sẻ.
Tại TP.HCM hiện có 500 trường tiểu học với hơn 650.000 học sinh, là bậc học có số học sinh lớn nhất. Việc các trường không tổ chức bán trú khi học sinh đi học lại vào đầu tuần tới thực sự là một áp lực cho phụ huynh, đặc biệt là với gia đình có 2 con đang cùng học tiểu học.
Lê Huyền
Trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội khi quay lại trường có học bán trú?
- Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non và tiểu học ở Hà Nội đang nhấp nhổm mấy ngày qua.
" alt="Trường tiểu học không bán trú, phụ huynh TP.HCM loay hoay" />
Huyền Chip trình bày bài thuyết trình "Đào tạo Khoa học máy tính: Những bài học từ Thung lũng Silicon" tại sự kiện Ngày thứ Tư Công nghệ của Cốc Cốc
Tại sự kiện Ngày thứ Tư Công nghệ (Cốc Cốc’s Hitech-Wednesday), một chương trình đặc biệt được thiết kế cho các bạn trẻ đam mê Khoa học máy tính (Computer Science – CS), Huyền Chip đã chia sẻ về tầm quan trọng hiện nay cũng như trong tương lai của ngành Khoa học máy tính.
Cô khẳng định bất cứ ai, đang học ngành nghề gì cũng nên tìm hiểu về CS. "Những hiểu biết về CS sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho dù chuyên ngành chính của bạn là gì".
Theo Huyền Chip, nếu như ở Việt Nam, Tin học vẫn được coi là một "môn phụ" thì tại Mỹ, CS được coi là một trong những môn học quan trọng hàng đầu. Theo một khảo sát, 84% các bậc cha mẹ cho rằng CS là một môn học quan trọng cần có giống như Toán học, Khoa học, Lịch sử. 60% những người làm trong ngành giáo dục cho rằng CS cần phải được trang bị nếu có điều kiện.
Trong khi đó, ở Việt Nam, có tới 60% sinh viên được hỏi cho biết chưa từng bao giờ nghĩ sẽ làm việc trong ngành CNTT. "Tôi muốn giúp các bạn trẻ thay đổi phần nào nhận thực về vấn đề này. Hãy coi Tin học như một công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu học tập và làm việc chứ không nên chỉ nhìn nhận đó như một chuyên ngành hẹp chỉ dành cho nam giới, những người giỏi toán, hay những người chỉ ngồi máy tính mà không thích ra ngoài. Tất nhiên để nghiên cứu sâu trong lĩnh vực này cần có những kiến thức nền tảng nhưng để sử dụng nó như một công cụ thì bất cứ ai cũng có thể học được", Huyền Chip nói.
Huyền Chip giao lưu với các bạn trẻ tham dự sự kiện
Cô thừa nhận, ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh không muốn cho con dành nhiều thời gian vào môn Tin học, bởi vì nó không phải là một trong số những môn thi đại học. “Theo mình, quan điểm này đã khá là cổ hủ, vì thực tế ngày nay bất cứ chuyên ngành nào từ vật lý đến văn chương đều cần đến những kiến thức về CS”.
“Bất kỳ một đứa trẻ nào trong thế kỷ 21 này cần phải hiểu về thuật toán, cách Internet vận hành, cách viết một ứng dụng trên điện thoại hay trên máy tính. Mình nghĩ nó cũng quan trọng như việc học về quang hợp, hệ tiêu hóa, hay về điện” – cô nói.
Một bạn trẻ đặt câu hỏi cho Huyền Chip
Kể về sự hiện diện của Khoa học máy tính, của trí tuệ nhân tạo ở thung lung Silicon, Huyền Chip nói, cứ mỗi ngày mở mắt ra là cô được nhìn thấy rất nhiều loại xe tự lái đang được thử nghiệm. “Bạn có thể thấy chúng trên đường hàng ngày. Có lẽ chỉ vài năm nữa thôi việc các lái xe truyền thống sẽ bị thay thế bởi xe không người lái. Tương tự nghề phiên dịch sẽ khó tồn tại khi mà các máy dịch tự động ngày càng thông minh hơn. Nếu không nắm bắt được xu hướng, rất có thể chúng ta sẽ tụt hậu rất sâu về phía sau hoặc đưa ra những lựa chọn sai lầm về nghề nghiệp".
Diễn giả cho rằng, những bước tiến trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang tác động to lớn đến tất cả các khía cạnh cho cuộc sống. Sự phát triển về công nghệ làm tăng khoảng cách giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển.
Ở ĐH Stanford, có đến trên 90% sinh viên theo học một môn CS nào đó. Trong khi, ở Việt Nam, theo một khảo sát nhanh của Cốc Cốc, có 34.27% sinh viên cho rằng CS "không quan trọng gì mấy" trong khi chỉ có 16.3% cho rằng CS vô cùng quan trọng.
Có 3 lý do hàng đầu cho việc không chọn học Khoa học máy tính: 68,2% không nghĩ rằng họ có thể học được vì thiếu kiến thức, kỹ năng; 7,1% nghĩ rằng CS là môn học nhàm chán; 5,1% là vì bố mẹ không muốn họ học.
Nhiều người cho rằng Khoa học máy tính là một thứ khô khan, nhàm chán và khó. Huyền Chip đã lấy bản thân ra làm ví dụ cho việc ai cũng có thể học và theo đuổi ngành học này. Bản thân cô, việc đến với Khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo diễn ra một cách tự nhiên và không theo dự định. Khi mới sang Stanford, cô nghĩ mình sẽ học một ngành xã hội nào đó, nhưng vì đang ở Silicon Valley và thấy các bạn học CS rất nhiều nên cô đã thử một khóa học CS. Giáo sư dạy môn học này đã truyền cảm hứng cho cô, khiến cô quyết định học thêm một khóa học khác, rồi trở thành trợ giảng. Sau khi thử nhiều lớp khác nhau của ngành này thì cô thấy mình hợp với Trí tuệ nhân tạo nhất và cuối cùng chọn theo đuổi nó.
Nguyễn Thảo
" alt="Huyền Chip thuyết trình về vai trò của Khoa học máy tính" />