您的当前位置:首页 > Nhận định > Đức Nhiếp Chính vương 'bày' cách sử dụng cuộc đời ý nghĩa 正文

Đức Nhiếp Chính vương 'bày' cách sử dụng cuộc đời ý nghĩa

时间:2025-01-25 04:27:04 来源:网络整理 编辑:Nhận định

核心提示

-Chia sẻ về việc giáo dục cho thế hệ trẻ cách sống trong cuộc đời,ĐứcNhiếpChínhvươngbàycáchsửdụngcuộgiải vô địch phápgiải vô địch pháp、、

Chia sẻ về việc giáo dục cho thế hệ trẻ cách sống trong cuộc đời,ĐứcNhiếpChínhvươngbàycáchsửdụngcuộcđờiýnghĩgiải vô địch pháp Đức Nhiếp Chính vương Drukpa Thuksey Rinpochenói: Điều quan trọng là cần cởi mở tấm lòng, biết lắng nghe.

{ keywords}

Cần giáo dục cho thế hệ trẻ sống thế nào?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng, mỗi chúng ta có mặt trên thế giới để trợ giúp yêu thương lẫn nhau, không phải để thù hận. Đó là lí do tại sao chúng ta có mặt trên thế giới này. Sự trợ giúp này không chỉ hướng tới đồng loại mà còn phải hướng tới muôn loài hữu tình.

Đức Pháp Vương và cả bản thân chúng tôi cũng hiểu rằng không phải chúng tôi chỉ truyền dạy giáo pháp của Đức Phật, mà những giáo pháp ấy phải được truyền tải vào hành động, hành vi trong cuộc sống hằng ngày qua các thiện hạnh như chăm sóc bảo vệ môi trường, phát triển giáo dục, từ thiện…

Ví dụ, quê hương tôi Ladakh vô cùng thiếu nước và không có cây xanh, chúng tôi đã cùng nhau trồng hàng triệu cây xanh để đem lại sự xanh tươi cho vùng đất này.

Hay như trong chương trình giáo dục, tôi thấy thế giới cần những người có tấm lòng và trái tim chân chính, biết yêu thương mình một cách đúng đắn song cũng cần biết đem khả năng phụng sự cho xã hội cộng đồng. Như vậy chúng ta cần hướng dẫn, truyền đạt, giáo dục cho thế hệ trẻ rằng họ sẽ sống trong cuộc đời như thế nào, cho họ hiểu được tầm quan trọng của của môi trường, thiên nhiên...

Bởi vậy Đức Pháp Vương và bản thân tôi đã nỗ lực hết sức mình vào chương trình giáo dục để tất cả các em bước vào trường học có thể hiểu được cách sống biết thương yêu, tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên, học cách sống để làm người có ý nghĩa nhất, biết mở rộng trái tim, tấm lòng.

Có rất nhiều cách để giúp đỡ người khác, ví dụ như giảng dạy giáo pháp, chia sẻ với họ những phương pháp giúp họ chuyển hoá cuộc sống. Ví dụ với những người rất nóng tính, rất sân hận, chúng ta có thể chia sẻ với họ phương cách để chuyển hoá sân hận để họ thành người tốt.

Với lớp trẻ, học sinh sinh viên, chúng tôi cố gắng chia sẻ giáo dục để các em hiểu được ý nghĩa của việc sống và trở thành người tốt, biết quan tâm bảo vệ môi trường, biết mở lòng thương yêu lẫn nhau.

Không phải chỉ là nói lý thuyết mà chúng tôi bắt tay vào hành động, tiên phong thực hành trước để tạo nên những tấm gương. Vì vậy chúng tôi đã làm những thiện hạnh như phong trào “sống để yêu thương”. Để mọi người có thể nhìn đó như những tấm gương và thực hành, học tập theo....

Tất nhiên giáo dục không phải là một việc dễ, nhưng tôi rất hoan hỷ vui mừng được làm những thiện hạnh này.

Hãy tập nhìn xa nhìn rộng và trải rộng lòng ra

Nói về thiên tai, chúng ta thường gọi là thảm họa của thiên nhiên nhưng thật ra theo tôi thiên nhiên không tạo ra bất kì thảm họa nào. Các thảm họa đều là “nhân tạo”, có thể do thế hệ trước chúng ta đã không biết bảo vệ, chăm sóc môi trường, do chúng ta phá hoại môi trường của chính mình.

Để bớt đi và tiến tới chấm dứt những thảm họa thiên nhiên, chúng ta cần giáo dục cho mọi người, cho các lớp trẻ nguyên nhân gốc của thảm hoạ môi trường. Hiểu rằng chính loài người đang tạo ra những thảm họa thiên nhiên sẽ giúp họ thêm hiểu và trân trọng tầm quan trọng của môi trường cùng ý nghĩa của việc góp phần bảo vệ môi trường…

Đó là những thiện hạnh mà chúng tôi đang làm, những dự án mà chúng tôi đang làm để có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào để giúp cho cuộc đời này.

Khi đến thăm ngôi chùa ở Bình Dương, bản thân tôi rất cảm động và tôi nghĩ rằng tất cả mọi người cũng vậy. Và từ sâu thẳm tim tôi, tôi cầu nguyện cho mọi người trên thế giới này và cả bản thân chúng tôi sẽ không bao giờ có những tái sinh khổ đau như vậy nữa. Tôi mong rằng tôi có thể làm được bất kì điều gì đó cho họ.

Đối với những người khiếm thị, tôi nghĩ rằng chúng ta cần cảm thông sâu xa và trân trọng họ như những người thầy đã cho chúng ta cơ hội chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc đời và nghị lực vượt khó, đó là một bài pháp rất thiết thực.

Và tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng chúng ta cần học ở những người khiếm thị là họ nỗ lực hết sức mình để làm những gì họ đã làm được. Chúng ta là những người có mắt sáng, có đầy đủ điều kiện, thân thể lành lặn, không chút khiếm khuyết - nhưng đôi khi không biết trân trọng những gì ta đang có. Đơn giản như chúng ta không biết trân trọng chính đôi mắt sáng của mình. Bởi vậy chúng ta thường sống lãng phí, cuộc sống cứ trôi qua và bị lãng phí một kiếp người.

Khi nhìn thấy họ, chúng ta cần nghĩ là chúng ta có đôi mắt sáng, chúng ta may mắn hơn vậy chúng ta cần làm gì với đôi mắt này, để sử dụng đôi mắt một cách có ý nghĩa nhất. Tương tự, chúng ta nên làm gì để sử dụng đời người một cách có ý nghĩa nhất. Hãy tập nhìn xa nhìn rộng và trải rộng rộng lòng ra....

{ keywords}

Tôi đã đi rất nhiều nơi trên thế giới và có những cảm nhận rất đặc biêt với Việt Nam, không những là từ lần đầu tiên mà sau 7 năm trở lại VN, tôi thấy người VN đầy sự cởi mở, tâm chí thành, xã hội có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cả phát triển vật chất và phát huy những nền tảng tâm linh tốt đẹp.

Vấn đề về môi trường không chỉ tại Việt Nam mà khắp nơi nơi. Hiệu ứng khí hậu nóng lên được gọi là thảm họa thiên nhiên, nhưng phát sinh từ việc chúng ta không biết bảo vệ môi trường. Vậy nếu các bạn muốn, lời khuyên của tôi là càng muốn phát triển, chúng ta càng cần quan tâm hơn đến môi trường.

Về gian nan thử thách thì ai cũng có, và những gian nan thử thách đóng góp phần lớn vào sự thành công của chúng ta. Nếu trong cuộc sống không có gian nan thử thách thì đương nhiên không có những thành công.

Thú vị khi biết lắng nghe

Tôi chỉ thấy buồn vì khi càng đi nhiều, tôi càng thấy mọi người, mọi chúng sinh xung quanh đang phải chịu những nỗi đau khổ không cần thiết. Những nỗi khổ này đến từ sự vô minh, không có đủ trí tuệ hiểu biết. Vậy chúng ta phải làm gì để giúp đỡ họ. Có lẽ yêu thương trong hành động, như Đức Pháp Vương luôn đề cao sẽ là giải pháp tích cực và thực tiễn nhất.

Khi tâm từ bi được đưa vào cuộc sống thường nhật vì lợi ích bản thân và mọi người thì đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương được trưởng dưỡng trên nền tảng trí tuệ hiểu biết. Trí tuệ lại được vun trồng qua nền tảng giáo dục, cả giáo dục theo cách truyền thống và qua hành động biểu cảm thiết thực để truyền tải cảm hứng về mục đích, ý nghĩa chân chính của cuộc sống đến với mọi người.

Tôi tin vào động cơ. Động cơ thanh tịnh rất là quan trọng, quan trọng hơn cái đích mà chúng ta muốn đến.

Đối với tôi, già trẻ không quan trọng, quan trọng là động cơ. Tại trường Druk Bạch Liên Hoa, chúng tôi chăm sóc 700 học sinh, có những cháu bé mới chỉ 2 -3 tuổi.

Tôi thấy thú vị là nếu chúng ta quan tâm, lắng nghe thì những câu nói đơn giản của các cháu bé cũng có thể trở thành bài học ý nghĩa.

Cháu bé 2 - 3 tuổi đôi khi có thể nói ra những chân lý mà người lớn chúng ta không nghĩ ra được. Như vậy chúng ta cần cởi mở tấm lòng, biết lắng nghe và học hỏi.

Từ ngày 22/4 đến 6/5, Đức Nhiếp Chính vương Drukpa Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ Truyền thừa Drukpa cử hành nghi lễ cho phép tu tập, cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu độ chư hương linh anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn, nạn nhân thiên tai bão lụt, chia sẻ Phật pháp tại TPHCM, Đà Nẵng, Phú Thọ, Tây Thiên (Vĩnh Phúc) và Hà Nội. Đây là hoạt động kế tiếp chuỗi hành trình ấn tượng trước đó của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa tại Việt Nam.

Nhiếp Chính Vương Drukpa Thuksey Rinpoche là đệ tử chân truyền và bậc kế thừa tâm linh của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, được Đức Pháp Vương giao phó trách nhiệm đại diện quốc tế trong các thiện hạnh, chia sẻ Phật pháp, giới thiệu văn hóa vùng Himalaya.

  • Chi Mai(ghi)