Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng đơn vị Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ rơi vào trầm cảm sau sinh. Trong đó, có yếu tố thể chất và tâm lý, rối loạn giấc ngủ.
Theo bác sĩ Mẫn, sau sinh con, người phụ nữ trải qua giai đoạn vượt cạn với cơn đau và mệt mỏi về thể xác. Quá trình chăm sóc con, người mẹ có tâm lý con khóc thì phải cho bú mà không kiểm tra các nguyên nhân khác. Việc này dẫn đến mỗi đêm, người mẹ phải thức rất nhiều lần cho trẻ ăn và kiệt sức dần. Từ đó, dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Bên cạnh đó, thay đổi nội tiết, thay đổi hormone, thay đổi về tâm lý, xã hội… cũng có thể khiến phụ nữ rơi vào trầm cảm sau sinh. Những người mẹ sau sinh trở nên nhạy cảm và dễ buồn phiền, căng thẳng hơn khi con khóc đêm, nhưng lại không được nghỉ ngơi.
Nhiều người mẹ chán nản, chán ăn uống, không chăm sóc bản thân, không giao tiếp với các mối quan hệ xã hội và co rút lại. Hậu quả là họ cảm thấy cuộc đời bế tắc, mất hết năng lượng. Để phòng ngừa tình trạng rối loạn trầm cảm sau sinh, người thân cần đồng hành với người phụ nữ mang thai, giúp họ không mặc cảm về cơ thể hay phải chịu cảm giác cô đơn.
Bác sĩ Mẫn khuyến cáo khi có các dấu hiệu bất ổn trên kéo dài trên 2 tuần, gia đình nên đưa người mẹ đến gặp chuyên gia tâm lý lâm sàng hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần để ngăn chặn các bất ổn, xung đột hay các hậu quả có thể xảy ra.
Vai trò của gia đình rất quan trọng. Người mẹ cần được hỗ trợ ngay sau khi sinh để lấy lại sức lực, tinh thần và cảm thấy cân bằng. Người thân tuyệt đối không để những người phụ nữ sau sinh có suy nghĩ họ đang ăn bám. Thực tế, việc mang thai, sinh con và chăm sóc trẻ là nhiệm vụ hết sức cao cả và khó khăn.
Bên cạnh đó, người mẹ nên có những bài tập phù hợp để nâng cao thể chất, ra ngoài vận động, giao tiếp và tương tác với bên ngoài, tránh sự tù túng xung quanh căn phòng và những bức tường; học cách thư giãn để giải tỏa căng thẳng, ngủ đủ giấc và chăm sóc bản thân.
Theo các chuyên gia, bất cứ người phụ nữ nào cũng có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Khoảng 30-85% phụ nữ rơi vào trạng thái buồn sau sinh với triệu chứng cảm xúc dễ dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu.
Ở Việt Nam, nghiên cứu tại một số bệnh viện phụ sản, tỷ lệ trầm cảm sau sinh từ 11,6%-33%. Tuy nhiên, 50% người mẹ bị trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế. Nhiều trường hợp sản phụ có biểu hiện trầm cảm nhẹ nhưng không chia sẻ, giấu bệnh dẫn tới tình trạng nặng nề hơn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra trầm cảm sau sinh còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Người mẹ bị trầm cảm có khả năng cho bé ngừng bú sớm dến đến dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa, truyền nhiễm. Trẻ sơ sinh có mẹ trầm cảm có sự gia tăng hormone (cortisol), có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, hay khóc hơn và ít được chăm sóc hơn trẻ có mẹ không bị trầm cảm.
Bánh ú là đồ cúng Tết Đoan Ngọ không thể thiếu của người dân miền Trung (Ảnh minh họa).
Lễ cúng vào giờ chính Ngọ là tốt nhất
Theo tục lệ ngày xưa, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.
Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
![]() |
Ngày Tết Đoan Ngọ nhiều người thường ăn hoa quả để "diệt sâu bọ". |
Bài cúng Tết Đoan Ngọ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:………… Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
![]() |
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
*Thông tin mang tính chất tham khảo
(Theo NDT)
Tin liên quan:
5 điều cần biết khi cúng gia tiên dịp Tết Đoan Ngọ" alt=""/>Cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm hay giữa trưa chuẩn nhất?
Đến năm 2030, theo kế hoạch hành động, các mục tiêu cần đạt được, gồm có: Chỉ số Chính phủ điện tử thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm. Hạ tầng số của Việt Nam vào năm 2030 thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số phát triển CNTT- truyền thông; phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; hoàn thành xây dựng Chính phủ số.
Để đạt được các mục tiêu kể trên, tại kế hoạch, Bộ TT&TT cũng đã xác định danh mục các nhiệm vụ cụ thể theo 7 nhóm gồm: Nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; Phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; Phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cách mạng 4.0 như công nghệ robot, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ trong y học, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối...;
Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm về bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức nhà nước và toàn xã hội
Với từng nhiệm vụ cụ thể, Bộ TT&TT đều phân công rõ Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian hoàn thành và kết quả dự kiến cần đạt được.
Bộ TT&TT yêu cầu, căn cứ các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ được giao chủ trì nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, xây dựng, tổ chức cụ thể hóa thành các nhiệm vụ triển khai hàng tháng, tuần. Trong đó, các nhiệm vụ phải được triển khai chi tiết và được phân công trách nhiệm cụ thể, thường xuyên đôn đốc đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ công việc.
Vân Anh
Việc cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4 ngay trong năm 2021 là bước tạo đà quan trọng cho chặng đường phát triển Chính phủ số tại Việt Nam thời gian tới.
" alt=""/>Việt Nam thuộc Top 4 ASEAN về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2025