Tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần/ngày ở bất kỳ nơi nào (Ảnh: Nguyễn Vy).
Amin quay mặt về phía bức tường, bắt đầu nhắm mắt, chắp tay cầu nguyện. Hành lễ khoảng 10 phút, xong chàng trai mới dọn dẹp để nghỉ trưa cùng các đồng nghiệp.
Amin là nhân viên của một công ty văn phòng phẩm gần 10 năm. Là một tín đồ Hồi giáo, có nhiều quy định, nghi thức tôn giáo cậu thực hiện hàng ngày tạo tò mò, khác biệt thú vị nơi công sở. Thời gian đầu, cậu nhiều lần phải giải đáp những thắc mắc mà những người xung quanh đặt ra cho mình.
"Đôi lúc đang trò chuyện với đồng nghiệp, tôi phải xin dừng một lát vì tới giờ cầu nguyện. Lúc đầu mọi người thấy lạ, nhưng sau đó cũng quen, rất tạo điều kiện để tôi thực hiện những nghi lễ tôn giáo của mình", Amin kể.
Tại công sở, người theo đạo Hồi vẫn luôn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, kể cả trong giờ làm việc hay khi tham gia bất cứ hoạt động tập thể nào (Ảnh minh họa: IDN Times).
Chàng trai cho hay, người theo đạo Hồi phải hành lễ, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, sử dụng lịch riêng. Trước khi hành lễ, mỗi tín đồ đều cẩn trọng tìm một không gian thật sạch sẽ, rửa tay, chân, mặt để thanh tẩy cơ thể, tâm trí.
Đôi lúc công ty có những cuộc họp khẩn cấp, buộc phải bỏ lỡ giờ hành lễ thì Amin sẽ cầu nguyện "bù" ở nhà.
"Có một quy định là trong giờ cầu nguyện, nếu đang đi ngoài đường mà nghe tiếng chuông từ thánh đường, tín đồ Hồi giáo phải chạy ngang đến đó để hành lễ. Chuyện này tôi đã gặp nhiều lần, dù có đang bận rộn công việc cỡ nào tôi cũng nghiêm túc thực hiện", Amin nói.
Hah Sanat (26 tuổi, ngụ tại quận 8), nhân viên của một khách sạn ở TPHCM, cho hay cô cũng thông báo trước cho người quản lý về những hoạt động tín ngưỡng của mình.
"May mắn, người quản lý rất thấu hiểu, tôn trọng. Các đồng nghiệp còn dọn sạch một chỗ trống ở khách sạn để tôi có thể cầu nguyện khi đến giờ hành lễ", Sanat cho hay.
Kỷ niệm đáng nhớ nơi công sở
Theo Sanat, giáo luật quy định việc uống rượu, bia, ăn thịt heo là điều tối kỵ đối với tín đồ Hồi giáo. Ngoài ra, người theo đạo Hồi cũng chỉ ăn hải sản và thịt động vật được chính tay các tín đồ Hồi giáo giết mổ.
Vì thế, Sanat luôn tự nấu đồ ăn ở nhà mang đến công ty. Điều này tạo cho cô thói quen ít có những bữa ăn, cuộc vui bên ngoài với đồng nghiệp.
Đặc biệt, cô gái càng hạn chế ra ngoài cùng đồng nghiệp, bạn bè khi bước vào tháng Ramadan - tháng nhịn chay (diễn ra trong vòng 1 tháng, năm nay bắt đầu từ ngày 11/3). Vào tháng này, cô sẽ không ăn, uống từ 5h đến 18h10.
Thời gian đầu, Sanat không ít lần cảm thấy mệt mỏi, choáng váng giữa buổi làm việc. Thế nhưng, chỉ ít ngày là cô có thể làm quen với lịch sinh hoạt, cảm giác mệt mỏi cũng không còn.
Bước vào tháng Ramanda, tín đồ Hồi giáo chỉ được ăn sau khi mặt trời lặn (Ảnh: Nguyễn Vy).
Với Amin, anh chia sẻ bản thân chưa từng uống một giọt rượu, bia nào. Ngay cả khi tham gia những bữa tiệc liên hoan với toàn công ty, anh cũng chỉ uống nước lọc, ăn hải sản. Nếu không, chàng trai chấp nhận để bụng đói, về nhà mới ăn.
"Tôi tôn trọng những người xung quanh nên vẫn sẽ đến. Tuy nhiên, tôi cũng không thể yêu cầu mọi người phải ăn theo ý mình hay bỏ thời gian chuẩn bị cho mình một phần ăn riêng. Mọi người cũng thấu hiểu và thường để tôi về nhà sớm, dùng bữa với gia đình", Amin bộc bạch.
Amin kể, một người đồng nghiệp từng muốn đãi anh ăn gà trong một dịp anh đến thăm nhà. Vì không thể ăn thịt do người ngoại đạo giết mổ, chàng trai liền nảy ra ý tưởng tự tay làm thịt gà, rồi để người đồng nghiệp chế biến.
"Khoảnh khắc đó vô tình cho tôi một kỷ niệm vui, đáng nhớ trong quá trình đi làm. Nhiều người lo rằng những quy định nghiêm ngặt sẽ khiến tôi cảm thấy bất tiện, nhưng thực tế, tôi rất thoải mái và tự hào về tín ngưỡng của mình. Vui hay buồn thì tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người thôi", Amin tâm niệm.
" alt=""/>Công sở với những cữ cầu nguyện, tiệc... nước lọc trong mùa "nhịn chay"Hành trình tu tập, khất thực của ông Thích Minh Tuệ thu hút nhiều người dân tham gia (Ảnh: Chí Anh).
Ông Minh Tuệ mong muốn khi ông đi khất thực không có người khác đi theo, tụ tập chào đón, gây ồn ào và không đúng với chánh pháp.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, thông báo trên được đăng tải trên mạng xã hội chứ không được gửi lên chính quyền địa phương. Thông báo này cũng có xác nhận của Công ty TNHH Phát Tâm Thiên Định Tuệ với con dấu và chữ ký của bà Nguyễn Thị Lan, Phó Giám đốc công ty.
Trước đó, ông Thích Minh Tuệ có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị người dân không tụ tập đông người; không quay phim, chụp hình và phát tán hình ảnh cá nhân của ông lên mạng xã hội.
Ông Thích Minh Tuệ đề nghị mọi người không tụ tập đông người để đảm bảo an toàn giao thông, không phát tán hình ảnh của ông lên mạng xã hội khi chưa được phép. Những việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tu tập của ông, cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Thời gian gần đây, khá đông người dân tập trung theo sát việc tu tập của ông Thích Minh Tuệ gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân ông này và gây mất an ninh trật tự (Ảnh: Chí Anh).
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ, SN 1981, quê xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đăng ký hộ khẩu thường trú ở xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo và bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.
Từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực; đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại.
Năm 2024 là lần thứ 4 ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang.
" alt=""/>Ông Minh Tuệ thông báo tạm dừng đi khất thựcBác sĩ kiểm tra đo huyết áp cho nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự (Ảnh: Nguyệt Ánh).
2025 là năm đầu tiên thực hiện khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo Thông tư số 105/2023 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng với nhiều điểm mới. Trong đó, Thông tư quy định thêm nội dung khám cận lâm sàng gồm: Chụp X-quang, siêu âm ổ bụng, điện tim, xét nghiệm virus viêm gan B…
Thành phố Vĩnh Yên có 649/664 nam công dân trong độ tuổi 18-27 tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân, đạt tỷ lệ 97,7%.
Đây là những thanh niên đã qua vòng khám sơ tuyển ở cơ sở, có đủ điều kiện về phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa, lý lịch chính trị rõ ràng.
Kết thúc đợt khám tuyển, có 265/449 nam công dân đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3. Trong đó có 171/265 công dân đủ điều kiện gọi nhập ngũ.
Việc khám tuyển được tổ chức theo đúng quy trình, bảo đảm từ khâu lập danh sách, tổ chức xác minh lý lịch, họp hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp để rà soát, xét duyệt, bình cử công khai nguồn thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự và các đối tượng được tạm miễn, tạm hoãn…
Sau khi hoàn thành công tác khám tuyển, Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố Vĩnh Yên sẽ tổ chức phân loại, tuyển chọn những công dân có đủ điều kiện về sức khỏe, văn hóa, đạo đức, phẩm chất chính trị… để phát lệnh gọi công dân lên đường nhập ngũ năm 2025, đảm bảo chỉ tiêu về số lượng và chất lượng theo kế hoạch được giao.
" alt=""/>Vĩnh Yên thực hiện tốt công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự